Xử lại vụ tranh chấp giữa hoa hậu Thùy Tiên và bà Đặng Thùy Trang vào ngày 31/5
Ngày 16/5, Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết đã có thông báo về việc mở lại phiên tòa xử vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà Đặng Thùy Trang (36 tuổi, ngụ Cần Thơ) và bà Nguyễn Thúc Thùy Tiên (hoa hậu Thùy Tiên) vào sáng 31/5/2023.
Xem thêm: Mẹ Hoa hậu Thùy Tiên: 'Tôi không hề bỏ rơi con gái'
Xem thêm: Thu nhập khủng và những tranh cãi về chuyện mặc hở, nợ nần của Thuỳ Tiên
Theo đơn kiện, bà Trang cho rằng tháng 6/2017, bà Tiên vay bà Trang 1,5 tỉ đồng để tham gia cuộc thi Hoa khôi Nam Bộ 2017 trong thời hạn một năm. Tuy nhiên, hết thời hạn trả nợ, bà Tiên không trả số tiền trên.
Xem thêm: Thùy Tiên: 'Buồn vì kết thúc nhiệm kỳ hoa hậu trong ồn ào'
Từ đó bà Trang khởi kiện bà Tiên, yêu cầu tòa án buộc bà Tiên trả cho bà 1,5 tỉ đồng tiền nợ; bồi thường thiệt hại 932 triệu đồng, tổng cộng là 2,4 tỉ đồng. Đồng thời, buộc bà Tiên phải cải chính thông tin, đăng thông báo xin lỗi công khai trên ba báo.
Xem thêm: Hoa hậu Thùy Tiên: 'Tôi bị lừa'
Cùng thời điểm này, hoa hậu Thùy Tiên cũng khởi kiện bà Đặng Thùy Trang ra TAND quận Gò Vấp, yêu cầu tòa án buộc bà Trang chấm dứt và gỡ bỏ các bài viết có sử dụng hình ảnh cá nhân của bà, đưa thông tin sai sự thật về bà trên các trang mạng xã hội, đính chính thông tin và xin lỗi. Thùy Tiên cũng yêu cầu tòa buộc bà Trang bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho bà 387,6 triệu đồng.
Xem thêm: Đặng Thùy Trang: 'Thùy Tiên đã nhận 1,5 tỷ đồng tiền mặt từ tôi'
TAND Gò Vấp đã có quyết định nhập vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn là bà Đặng Thùy Trang và bị đơn là hoa hậu Thùy Tiên (thụ lý ngày 3/11/2022) vào vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là hoa hậu Thùy Tiên và bị đơn là bà Trang (thụ lý ngày 4/11/2022).
Xem thêm: Đặng Thùy Trang: 'Sẽ khiến Thùy Tiên phải công khai xin lỗi'
Tại phiên tòa ngày 8/5 vừa qua, cả bà Trang và hoa hậu Thùy Tiên đều vắng mặt, thay vào đó là đại diện theo ủy quyền tham dự. Sau khi nghe ý kiến của các bên, hội đồng xét xử đã quyết định tạm ngưng
Thủ tướng chính thức phê duyệt quy hoạch điện VIII
Ngày 15/5, Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Xem thêm: Để EVN không ngân mãi điệp khúc ‘thiếu điện’
Quyết định phê duyệt dựa trên đề án Quy hoạch điện VIII được Bộ Công thương trình Thủ tướng lần đầu vào tháng 3/2021. Từ đó tới nay, Bộ Công thương đã lần lượt có 8 tờ trình khác về đề án này, với lần gần nhất vào tháng 11/2022.
Xem thêm: Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân EVN lỗ hơn 26.000 tỷ
Xem thêm: Vì sao vừa thừa, vừa thiếu điện?
Một số điểm đáng chú ý trong quy hoạch này: đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030.
Xem thêm: Ngổn ngang ngành điện
Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000-10.000 MW, hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng. Giai đoạn 2021-2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD.
5 dự án BOT được đề xuất mua lại giá bao nhiêu ?
Theo Bộ GTVT, có 8 dự án BOT đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng hoặc không thể thu do nhiều nguyên nhân.
Trước tình trạng trên, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn, bất cập tại các dự án này.
Xem thêm: Vỡ mộng gà đẻ trứng vàng vì dự án BOT 'chết yểu'
Đáng chú ý, 8 dự án BOT đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng chưa thu phí hoặc không thể thu do mất an ninh trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ. Một số dự án có doanh thu chỉ đạt 30% so với hợp đồng.
Xem thêm: Chủ đầu tư nói chưa hoàn vốn, BOT quốc lộ 51 chưa hẹn ngày dừng thu phí
Nguyên nhân do tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về những phát sinh, thay đổi dẫn đến vướng mắc. Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư để tiếp tục thực hiện hợp đồng với 3 dự án còn khả thi.
Với 5 dự án còn lại đã được bổ sung vốn Nhà nước nhưng vẫn không khả thi sẽ được mua lại để chấm dứt hợp đồng. Cụ thể:
BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 dự kiến mua lại với giá 2.850 tỷ đồng
BOT cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn mua lại giá 571 tỷ đồng;
BOT vành đai phía Tây TP Thanh Hóa mua lại giá 892 tỷ đồng;
BOT nâng cấp, cải tạo quốc lộ 91, TP Cần Thơ mua lại với giá 1.754 tỷ đồng;
BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Đắk Lắk mua lại với giá 745 tỷ đồng.
Bộ GTVT sẽ xóa các trạm thu phí sau khi mua lại bằng ngân sách Nhà nước.
VKSND tối cao đề nghị tăng phạt tiền, giảm phạt tù
Ngày 16/5, nêu kiến nghị với Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đề nghị Quốc hội chỉ đạo nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung.
Xem thêm: Tăng mức phạt tiền và thu hồi tài sản đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng
Xem thêm: Các đại án là đòn giáng mạnh vào tâm lý tội phạm tham nhũng
Viện trưởng Lê Minh Trí chỉ ra thực tế cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi. Vì thế, trong chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục.
Xem thêm: Bộ Tư pháp đồng tình 'tội phạm tham nhũng nộp tiền được giảm án tù'
Trong báo cáo tổng hợp gửi đến Quốc hội, VKSND Tối cao cho biết tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, sở hữu và môi trường tăng nhiều nhất, xảy ra trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, đấu thầu, mua sắm tài sản công nhằm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.
Xem thêm: Đại tướng Tô Lâm: Tội phạm tham nhũng, kinh tế diễn biến rất phức tạp
Điển hình như vụ án Tập đoàn Tân Hoàng Minh,vụ án Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, NXB Giáo dục Việt Nam, vụ án Cục Đăng kiểm và các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở nhiều địa phương.