Thời sự 24 giờ: 11 nhà máy thủy điện dừng phát điện

Tổng hợp| 09/06/2023 06:00

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, hiện có 11 nhà máy thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo như: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Trị An, Đại Ninh, Pleikrong.

11 nhà máy thủy điện dừng phát điện

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương vừa có báo cáo về lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước. Theo đó, cơ quan này cho biết lưu lượng nước về các hồ tăng nhẹ so với ngày 7/6 nhưng vẫn ở mức rất thấp.

Xem thêmCắt điện đột ngột, nhiều người kẹt trong thang máy tòa nhà Keangnam

Mực nước các hồ khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ thấp, một số hồ xấp xỉ hoặc dưới mực nước chết.

Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu cả nước tiết kiệm điện trong 3 năm tới

6623thuydiensonla1_1-20230608082928047.jpg

Xem thêm: Phụ huynh ngồi hàng giờ quạt cho con ôn thi giữa mùa nóng mất điện

Có 9 hồ thủy điện ở mực nước chết gồm: Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Trị An. Và 11 nhà máy thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo như: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Trị An, Đại Ninh, Pleikrong.

Xem thêm: Cắt điện, từ xin lỗi đến hành động

Việc không thể huy động được nguồn điện từ các thủy điện đã ảnh hưởng tới việc quản lý, vận hành hệ thống điện và cung cấp điện cho sinh hoạt của người dân, cũng như sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Xem thêmNgười dân 'phát khùng' vì một đêm cúp điện 8 lần

Trước tình hình có khả năng ảnh hưởng đến an toàn vận hành hệ thống điện, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết trong những ngày vừa qua EVN đã phải tiến hành điều tiết giảm phụ tải tại miền Bắc.

Bà Phạm Thu Hằng làm người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Sáng 8/6, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ công bố và trao quyết định cho bà Phạm Thu Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí giữ chức Quyền vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí kiêm người phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao là bà Lê Thị Thu Hằng, hiện giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

3529358446059465815113443036176398986542822n-1686204224091_11zon.jpg

Bà Phạm Thu Hằng có nhiều năm công tác tại Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao), đảm nhiệm nhiều cương vị, là người rất có kinh nghiệm làm việc với báo chí trong nước và quốc tế.

Năm 2017-2020, bà Hằng là Tham tán chính trị tại Đại sứ quán Việt Nam tại Washington DC, Mỹ.

Bộ Ngoại giao từng có 4 nữ phát ngôn viên là: Bà Hồ Thể Lan (phu nhân nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan), bà Phan Thúy Thanh, bà Nguyễn Phương Nga (hiện là Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam), bà Lê Thị Thu Hằng.

Slovakia công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số

Chính phủ Slovakia ngày 7-6 đã chính thức công nhận cộng đồng người Việt Nam tại Slovakia là cộng đồng dân tộc thiểu số thứ 14 tại nước này.

Vào tháng 2-2022, cộng đồng người Việt tại Slovakia đã nộp đơn lên Hội đồng Nhân quyền, Dân tộc thiểu số và Bình đẳng giới của Chính phủ Slovakia, yêu cầu được công nhận là cộng đồng dân tộc thiểu số tại đây và mong muốn được công nhận của cộng đồng.

Xem thêm: Nữ nghệ sĩ Dorothée Hannequin: "Châu Á có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi, một phần vì nguồn gốc Việt"

Dựa trên ý kiến chuyên gia của Viện Dân tộc học và Nhân chủng học xã hội của Viện Hàn lâm Slovak, hội đồng đã kiến nghị lên Chính phủ Slovakia cho việc công nhận này.

Xem thêm: Du hành cùng ẩm thực Việt tại Đức

thoidai.com.vn-stores-news_dataimages-ngoc.le-062023-08-16-_nguoi-viet-tai-slovakia-86202320230608163551.3026250(1).jpg

Xem thêm: Túi bò kho mang hương vị quê nhà của nữ doanh nhân gốc Việt trên đất Nhật Bản

Trong cuộc điều tra dân số chính thức tại Slovakia vào năm 2021, có 2.793 người xác nhận mình là người gốc Việt và 489 người có quốc tịch Việt Nam là quốc tịch thứ 2.

Xem thêm: Chồng Mỹ vợ Việt bán bún đậu mắm tôm đắt khách ngay giữa thành phố New York

Sau khi được công nhận, cộng đồng người gốc Việt Nam sẽ có đại diện tại Ủy ban Dân tộc thiểu số và Các nhóm sắc tộc của Hội đồng Chính phủ Cộng hòa Slovakia về nhân quyền, dân tộc thiểu số và bình đẳng giới. Cộng đồng người Việt Nam sẽ được hỗ trợ các hoạt động từ nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ văn hóa các dân tộc thiểu số và có quyền tham gia ý kiến liên quan tới quỹ này.

Quốc hội 'chốt' giám sát tối cao thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Với 451/459 đại biểu đồng ý, Quốc hội đã thông qua nghị quyết chương trình giám sát năm 2024 và quyết định sẽ giám sát tối cao hai chuyên đề.

Chuyên đề 1: Việc thực hiện nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Cụ thể dự án sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội; dự án đường vành đai 3 TP.HCM.

Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

quochoi1-1686209364720745228621.jpeg

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Đồng thời, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề, cụ thể:

Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập từ khi ban hành nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

Chuyên đề 2: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan.

    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Thời sự 24 giờ: 11 nhà máy thủy điện dừng phát điện
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO