Các bậc cha mẹ lo "sốt vó" vì nhiều trẻ em phải đi khám vì nôn và đau bụng

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà- Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Tr| 09/05/2022 12:58

Thời gian gần đây có thông tin được các bậc phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội về nhiều trẻ em bị nôn, đau bụng, đi ngoài... Nhiều người lo ngại liệu có phải nguyên nhân do hậu COVID-19 hay không? Hoặc có thể xảy ra một dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em?

Các bậc cha mẹ lo
Trẻ em bị đau bụng, nôn trớ, cha mẹ không nên chủ quan.

Hiện nay có nhiều cha mẹ chia sẻ về việc con phải đi khám bệnh vì nôn và đau bụng. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng và nôn ở trẻ em.

Tuỳ theo từng nhóm nguyên nhân khác nhau mà tình trạng của trẻ có thể diễn biến cấp tính trong vài ngày hoặc kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Đau bụng và nôn cấp tính nhiều khi là các dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.

Khi trẻ đau bụng và nôn nhiều hoặc kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở Nhi khoa hoặc chuyên khoa Tiêu hoá nhi khoa để được các bác sỹ thăm khám, chỉ định xét nghiệm xác định nguyên nhân và điều trị hợp lý tránh các biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài.

Trong phần này chúng tôi chủ yếu chia sẻ về đau bụng và nôn cấp tính ở trẻ em – vấn đề cha mẹ đang lo lắng trong thời gian gần đây.

Nguyên nhân đau bụng và nôn ở trẻ em

Nhiễm khuẩn tiêu hoá là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau bụng và nôn ở trẻ em. Nguyên nhân thường gặp nhất gây nôn và đau bụng ở trẻ em là viêm dạ dày – ruột cấp do virus như rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus, COVID-19.

Viêm dạ dày ruột có thể xảy ra khi trẻ ăn thức ăn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn hoặc trẻ ngậm tay, chơi đồ chơi bị nhiễm bẩn. Thời tiết nắng nóng của mùa hè làm gia tăng sự phát triển của ruồi, muỗi, gián, kiến… dẫn đến dễ lây lan các mầm bệnh. Sử dụng đá, nước giải khát được làm lạnh gây dễ nhiễm khuẩn nếu nguồn nước ô nhiễm.

Mùa hè là thời điểm trẻ cùng gia đình được đi du lịch nhiều hơn, sử dụng các thực phẩm chuẩn bị sẵn hoặc thức ăn đường phố dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố vi khuẩn  như thịt, cá, hải sản, kem, trứng, sữa và rau quả làm gia tăng tình trạng viêm dạ dày – ruột do nhiễm khuẩn.

Nôn trớ do viêm dạ dày – ruột nhiễm khuẩn thường bắt đầu đột ngột và hồi phục nhanh trong vòng 24 giờ. Các biểu hiện khác như tiêu chảy phân nhày máu, sốt hoặc đau bụng sẽ xuất hiện đồng thời hoặc sau 12-24 giờ.

Ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện ra, vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó.

Trẻ bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng có thể có nhày máu. Trẻ có thể không sốt hay sốt cao trên 38 độ C.

Chế độ ăn không phù hợp như ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn, hay độc chất hoặc dùng thuốc quá liều cũng là nguyên nhân thường gặp gây nôn trớ và đau bụng ở trẻ em.

Bệnh lý cấp cứu ngoại khoa cần phải nhanh chóng phẫu thuật như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột…

Theo laodong.vn
https://laodong.vn/y-te/cac-bac-cha-me-lo-sot-vo-vi-nhieu-tre-em-phai-di-kham-vi-non-va-dau-bung-1042765.ldo
Copy Link
https://laodong.vn/y-te/cac-bac-cha-me-lo-sot-vo-vi-nhieu-tre-em-phai-di-kham-vi-non-va-dau-bung-1042765.ldo
Bài liên quan
  • Thực phẩm chức năng sản xuất bằng xô chậu quảng cáo như thần dược
    Thông điệp quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) hệt những quả bom dội vào nhận thức của người tiêu dùng như: “Cam kết điều trị dứt điểm không hết không lấy tiền"; "Đánh bay đái tháo đường type 1, type 2"; "Dứt điểm hoàn toàn huyết áp cao, gia truyền”… Trên thực tế, không sản phẩm khoa học nào có tác dụng như thế.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Các bậc cha mẹ lo "sốt vó" vì nhiều trẻ em phải đi khám vì nôn và đau bụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO