Trong đó phương pháp điều trị tối ưu với ung thư tuyến tiền liệt là cắt tuyến tiền liệt tận gốc và nạo vét hạch. Phương pháp này áp dụng tối ưu ở các bệnh nhân:
- Ung thư giai đoạn khu trú.
- Thời gian kỳ vọng sống thêm ≥ 10 năm.
- Không có bệnh kèm theo như: tim mạch, đái tháo đường, di chứng tai biến mạch máu não…
- Chưa di căn hạch (thực tế khoảng 2-4% bệnh nhân đã có di căn hạch chậu vẫn có thể được cắt tuyến tiền liệt tận gốc).
- Điểm Gleason ≤ 8.
- PSA < 20>
Theo bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, phương pháp điều trị tạm thời là cắt u nội soi qua đường niệu đạo hoặc dẫn lưu bàng quang, kèm cắt tinh hoàn khi không còn chỉ định điều trị tối ưu.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể điều trị phối hợp của điều trị nội tiết và xạ trị. Trong đó, điều trị nội tiết là dùng những thuốc chống lại sự hoạt động của androgen và sự tăng sinh của tuyến tiền liệt, bao gồm nội tiết tố và những chất không phải nội tiết tố. Phương pháp này áp dụng chủ yếu với ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn khi đã có tái phát và di căn xa không còn khả năng điều trị tiệt căn. Xạ trị ở đây là xạ trị ngoài vào vùng chậu hoặc xạ trị khu trú vào tuyến tiền liệt.
Phòng bệnh và theo dõi sau điều trị
- Theo dõi triệu chứng lâm sàng:
Cụ thể:
Giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt, triệu chứng thường không rõ ràng hoặc có biểu hiện tương tự u phì đại lành tính.
+ Các triệu chứng kích thích: Đái nhiều lần, đái vội, đái són.
+ Các triệu chứng chèn ép: Đái khó, phải rặn, đái rớt nước tiểu sau cùng, đái không hết.
+ Nặng hơn có thể gặp bí đái hoàn toàn hay không hoàn toàn, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái máu.
Giai đoạn muộn, bệnh có các biểu hiện của di căn ung thư:
+ Rối loạn tiểu tiện do u xâm lấn vùng cổ bàng quang và xâm lấn lỗ niệu quản.
+ Di căn xương gây đau nhức xương. Nếu di căn cột sống có thể gây chèn ép tủy, gây liệt chi, rối loạn cơ tròn.
+ Di căn hạch chậu, gây phù chân.
+ Xuất tinh ra máu nếu di căn túi tinh.
- Theo dõi xét nghiệm PSA định kỳ.
- Chụp PET/CT nếu có điều kiện.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực vận động.