PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nền tảng của thích ứng an toàn nằm ở các chỉ số bắt buộc

Thái Bình| 29/09/2021 09:23

PGS. TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP HCM nhấn mạnh điểm hay của dự thảo Hướng dẫn tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng thực sự giúp cho thích ứng an toàn

"Thực sự giúp cho thích ứng an toàn"

Trao đổi với phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống,PGS. TS Đỗ Văn Dũng cho hay, cách đây vài ngày, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chốngdịch COVID-19và các địa phương đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu từ "không có COVID" sang"thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nền tảng của thích ứng an toàn nằm ở các chỉ số bắt buộc - Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nền tảng của thích ứng an toàn nằm ở các chỉ số bắt buộc

"Tôi được biết ở các quốc gia khác nhau đều có hướng dẫn thích ứng an toàn nhưng không có quốc gia nào giống với quốc gia nào"- PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói và nhấn mạnh, điểm hay củaDự thảo hướng dẫn tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"do Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây là thực sự giúp cho thích ứng an toàn.

"Nền tảng của thích ứng an toàn nằm ở các chỉ số bắt buộcvề (1) tỉ lệ tiêm chủng ở người trên 50 tuổi; (2) 100% trạm y tế xã phường có oxy y tế và 100% huyện có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và (3) Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng; bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh/thành phố trên tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4"- PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích.

Vì có các chỉ số bắt buộc, các địa phương phải tập trung vào việc cốt lõi nhất phòng ngừa dịch bệnh (tiêm vaccine); điều trị tại tuyến cơ sở nhưng không quên việc điều trị bệnh nhân chuyển nặng cần đơn vị chăm sóc tích cực.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng

Và các chỉ số này là cấp thiết nhất bởi vì khi dịch COVID-19 tràn đến, người trẻ có thời gian chống đỡ nhưng nếu dịch đã lây lan ở người cao tuổi chưa có miễn dịch thì sẽ gây quá tải bệnh viện rất nhanh và tổn thương sinh mệnh;

Với bệnh nhân COVID-19 chuyển sang mức độ lâm sàng nặng, chúng ta có thể tiếp tế thuốc ngay từ địa phương khác nếu thiếu, nhưng nếu thiếu oxy bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp và tử vong rất sớm. Tương tự như vậy, việc chuẩn bị cơ số cho giường của đơn vị chăm sóc tăng cường tốn rất nhiều thời gian nên đưa 3 chỉ số nêu trên là chỉ số bắt buộc là hoàn toàn có cơ sở.

Việc đưa chỉ số >80% người trên 50 tuổitiêm đủ liều vaccinecũng là cơ sở để chính quyền các địa phương đưa ra yêu cầu được cung cấp đủ vaccine để địa phương đạt được yêu cầu này.

Về yêu cầu tiêm đủ liều vaccine, tôi nghĩ rằng ban soạn thảo chỉ yêu cầu tiêm đủ 2 mũi vaccine chứ không yêu cầu cụ thể về thời gian sau khi tiêm đủ 2 mũi.

Bởi vì nếu một địa phương nào đó đã tiêm đủ 2 mũi cho 80% người trên 50 tuổi ngày hôm nay thì có lẽ là 70% đã tiêm đủ 2 mũi trong 1 tuần trước và chỉ có ít hơn 10% mới tiêm trong tuần rồi và 10% sẽ nhanh chóng có miễn dịch vào 7 ngày sau.

"Và nếu theo cách hiểu này thì TP HCM có thể tích cực đạt được chỉ tiêu tiêm 80% người trên 50 tuổi nếu ngành y tế khẩn trương tổ chức tiêm chủng mũi 2 cho người trên 50 tuổi ở thành phố"- PGS.TS Đỗ Văn Dũng nói.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nền tảng của thích ứng an toàn nằm ở các chỉ số bắt buộc - Ảnh 3.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người trên 50 tuổi

Hai chỉ số để phân loại cấp độ dịch bệnh để thể hiện tính linh hoạt trong việc thích ứng

Đánh giá về chỉ số 4 và 5 của dự thảo hướng dẫn tạm thời, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng: Hai chỉ số để phân loại cấp độ dịch bệnh để thể hiện tính linh hoạt trong việc thích ứng.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, chúng ta đều biết nguyên tắc của đánh giá nguy cơ (đánh giá rủi ro) phụ thuộc vào khả năng xẩy ra biến cố và mức độ dung nạp với biến cố đó. Áp dụng cho nguyên tắc ngày thì tỉ suất mắc mới liên quan đến xác suất một người dân nào đó bị tiếp xúc hoặc mắc bệnh và tỉ lệ tiêm chủng vaccine cho biết là nếu lỡ tiếp xúc hay mắc bệnh thì khả năng chống đỡ lại với biến cố mắc bệnh là cao hay thấp.

"Cá nhân tôi có thể thích cách tiếp cận đánh giá phân loại cấp độ dịch bằng số ca tử vong bởi vì nó trao quyền lựa chọn cho chính quyền địa phương để chọn cách thích ứng tốt nhất (có thể là giảm số mắc hoặc giảm số tử vong/mắc bằng cải thiện tỉ lệ tiêm vaccine hoặc cải thiện hệ thống điều trị) nhưng tôi cũng chấp nhận cách tiếp cận trong dự thảo và đồng ý cách tiếp cận này có 2 điểm hay:

(1) Vì số ca mắc thể hiện động lực lây truyền (trong khi đó số ca tử vong không thể hiện được nguy cơ bị lây ở những người khác) và (2) Số ca mắc mới giúp cảnh báo kịp thời hơn số tử vong"- PGS.TS Đỗ Văn Dũng bày tỏ.

Cách tiếp cận trong hướng dẫn này cũng thể hiện sự thay đổi của mục tiêu. Mục tiêu hiện nay là an toàn cho người dân, chấp nhận một mức độ lây lan nhất định nhưng quan trọng là không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và sinh mệnh người dân và đảm bảo duy trì các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và đảm bảo ổn định chính trị.

Mời bạn đọc theo dõi video đang được quan tâm:

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nền tảng của thích ứng an toàn nằm ở các chỉ số bắt buộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO