Không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ vaccine COVID-19 AstraZeneca

Hà Lê| 06/05/2024 19:34

Hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca COVID-19 được vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng. Do đó Bộ Y tế khuyến cáo người dân không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ vaccine COVID-19 AstraZeneca
Vaccine AstraZeneca phòng ngừa COVID-19. Ảnh: Bộ Y tế

Vaccine ngăn ngừa COVID-19 của Astrazeneca được tạo ra nhờ sự kết hợp phát triển giữa Đại học Oxford (Anh) cùng hãng một hãng Dược nổi tiếng trên thế giới là Astrazeneca của vương quốc Anh. Với hiệu lực giúp bảo vệ con người tránh khỏi những tác nhân gây bệnh lên đến gần 90% dựa vào kết quả nghiên cứu lâm sàng dành cho đối tượng trên 18 tuổi.

Cơ chế sinh miễn dịch của vaccine Astrazeneca:

Những loại vaccine khác nhau sẽ tác động theo những hướng khác nhau để cơ thể có thể đáp ứng được miễn dịch. Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung là ngoài việc tạo thêm kháng thể chống virus thì nó còn tạo ra tế bào lympho B và lympho T ghi nhớ giúp chống lại virus xâm nhập ở trong tương lai.

Với vaccine Astrazeneca sẽ sử dụng vector chính là virus adeno đã mất khả năng sao chép từ tinh tinh, dựa trên phiên bản suy yếu và có chứa vật chất di truyền là protein dạng gai bề mặt của virus gây lên bệnh COVID-19 là Spike hoặc S.Protein. Chính Spike là thành phần tiên phong tấn công virus corona xâm nhập cơ thể người và cũng là mục tiêu tấn công hệ miễn dịch khi mà virus SARS – Cov – 2 xâm nhập.

Liều dùng vaccine Astrazeneca:

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vaccine COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó, Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vaccine AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.

Ở Việt Nam thì vaccine Astrazeneca được chỉ định là phù hợp cho các đối tượng từ độ tuổi 18 trở lên. Theo đó lịch tiêm sẽ bao gồm 02 mũi chính:

Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

Mũi 2: Tiêm sau khi tiêm mũi thứ nhất khoảng 4 – 12 tuần

Số vaccine này đã góp phần vào thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 trong năm 2022. Hàng trăm triệu người đã được tiêm từ 2-4 liều vaccine COVID-19, bao gồm vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna…

Đến giữa năm 2023, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Khi thực hiện tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế đã lên kế hoạch và xác định rõ ràng các đối tượng tiêm vaccine. Theo khuyến cáo, tiêm vaccine phòng COVID-19 được dành cho những người có bệnh lý nền do họ được xác định là có nguy cơ mắc COVID-19 nặng hơn, trong đó có các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.

Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể được dành cho những người đã từng mắc COVID-19. Nhưng những cá nhân này có thể hoãn việc tiêm phòng COVID-19 khoảng 6 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 để trao cơ hội cho những người khác cần gấp hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã duyệt đưa hai phiên bản vaccine AstraZeneca/Oxford COVID-19 vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 15.2.2021, cho phép vaccine này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX. Vaccine này do AstraZeneca-SK Bioscience (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất.

Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt có điều kiện đối với vaccine này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào ngày 1.2.2021.

Những ai không nên tiêm?

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine thì không nên tiêm. Vaccine này không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng còn phải chờ kết quả của các nghiên cứu tiếp theo.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ vaccine COVID-19 AstraZeneca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO