Thời sự 24 giờ: Ngày 11/7, xét xử 54 bị cáo trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

Tổng hợp| 23/06/2023 06:00

TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định ngày 11/7 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 1 tháng.

Ngày 11/7, xét xử 54 bị cáo trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định ngày 11/7 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 1 tháng.

Xem thêm: Phu nhân cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận tiền hối lộ ở quán cà phê

54 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về các tội: Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Xem thêm: Chiêu 'vòi tiền' doanh nghiệp của cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự

Trong đó, ông Tô Anh Dũng (59 tuổi), cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó Thủ tướng cùng bị truy tố về tội Nhận hối lộ.

Xem thêm: Lời khai 'đưa tiền hối lộ cho người khác' của cựu trợ lý Phó Thủ tướng

chuyen-bay-guai-cuu-18540438_11zon.jpg

Xem thêm: Quá trình "đi đêm" của cựu Đại sứ Vũ Hồng Nam trong vụ chuyến bay giải cứu

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng, chống dịch.

Xem thêm: Chiêu giấu tiền 'bôi trơn' vụ chuyến bay combo của cựu cán bộ Bộ GTVT

Trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.

Xem thêm: Cách "tổ chức" chuyến bay giải cứu của cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia

Trong vụ án này, viện kiểm sát xác định 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Vụ tấn công ở Đắk Lắk: Công an xã bị thương được chuyến đến TPHCM điều trị

Lãnh đạo BV Đa khoa vùng Tây Nguyên xác nhận, do bị thương trong vụ tấn công trụ sở 2 xã ở Đắk Lắk, Thượng úy Đàm Đình Bốp (Phó trưởng Công an xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) đã được chuyển đến BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị thương tích.

Xem thêm: Bộ Công an: Vụ tấn công tại Đắk Lắk có tính chất khủng bố

dam-dinh-bop_11zon.jpg

Xem thêm: Công an Đắk Lắk cảm ơn người dân dũng cảm đưa cán bộ chiến sỹ đi cấp cứu

Theo Bệnh viện, sau khi được phẫu thuật khẩn cấp vào ngày 11/6, Thượng úy Bốp đã qua cơn nguy kịch, tình hình sức khỏe dần ổn định, ăn uống được. Sau hơn một tuần điều trị bệnh nhân, bệnh viện đã bàn bạc, hội chẩn với BV Chợ Rẫy và quyết định chuyển Thượng úy Bốp đến bệnh viện ở TPHCM để tiếp tục điều trị thương tích.

Xem thêm: Đầu thú, nộp vũ khí sẽ được khoan hồng

Riêng đối với Đại úy Lê Kiên Cường, cán bộ Công an xã Ea Ktur bị thương nặng trong vụ tấn công trụ sở xã, sau quá trình phẫu thuật, điều trị tại BV Đa khoa Vùng Tây Nguyên, sức khỏe đã ổn, đi lại tốt và dự kiến xuất viện vào ngày mai (23/6).

Saigontourist khởi kiện công ty có taxi Saigontourist

Liên quan đến vụ phát hiện taxi gian lận cước tại sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV vừa nộp đơn khởi kiện Công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist.

Theo đó,Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV - Saigontourist (viết tắt Tổng công ty Du lịch Sài Gòn) là công ty 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM. Tháng 1/2004, đơn vị đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận độc quyền với nhãn hiệu "Saigontourist", màu sắc xanh dương, trắng.

Xem thêm: Tài xế taxi sân bay Tân Sơn Nhất dùng thủ thuật để tăng cước gấp 10 lần

icdn.dantri.com.vn-2023-06-19-_taxisanbay-1-1687172991327.jpg

Xem thêm: Họp khẩn vụ taxi ở Tân Sơn Nhất gian lận cước: Tạm đình chỉ 2 hãng

Còn Công ty cổ phần vận chuyển Saigontourist (gọi tắt Công ty vận chuyển) tiền thân là công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn. Năm 2005, công ty này trở thành công ty cổ phần với pháp nhân hoàn toàn độc lập và không còn liên quan gì đến Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, nhưng vẫn sử dụng nhãn hiệu "Saigontourist" và sử dụng tên thương mại "Sài Gòn Tourist" trong hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển như taxi.

Theo đơn khởi kiện, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn yêu cầu tòa án buộc Công ty vận chuyển chấm dứt ngay việc sử dụng cụm từ "Sài Gòn Tourist" và nhãn hiệu "Saigontourist" trong tên thương mại, trên toàn bộ các hợp đồng, tài liệu, văn bản, trang tin điện tử và trong mọi giao dịch. Đồng thời, buộc Công ty vận chuyển phải xin lỗi, cải chính trên các báo và thanh toán toàn bộ chi phí thực tế mà Tổng công ty Du lịch Sài Gòn bỏ ra để bảo vệ thương hiệu.

Saigontourist taxi là một trong 2 hãng taxi bị tạm dừng kinh doanh hoạt động vận tải tại sân bay Tân Sơn Nhất do tài xế gian lận, tăng giá cước gấp 10 lần. Thanh tra Sở GTVT TP.HCM lập biên bản xử phạt 2 tài xế với số tiền 700.000 đồng/người và công ty là 11 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phạt tước phù hiệu taxi trong 2 tháng.

Bộ Y tế vào TP.HCM giám sát bệnh tay chân miệng

Lãnh đạo Bộ Y tế dự kiến sẽ có mặt ở TP.HCM trong ngày 22/6 để kiểm tra tình hình giám sát bệnh tay chân miệng sau khi hơn 9.000 ca mắc, 4 người tử vong và liên tiếp những ca trở nặng được ghi nhận ở phía Nam.

Xem thêm: Tay chân miệng: nhận diện và chăm sóc trẻ bệnh như thế nào?

Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm trưởng đoàn, dự kiến giám sát một trường mầm non, một cụm dân cư và BV Nhi đồng 1 TP.HCM. Ngày 23/6, đoàn công tác Bộ Y tế sẽ làm việc cùng UBND TP.

Xem thêm: Dấu hiệu dễ bị bỏ sót khi trẻ mắc tay chân miệng

hon-10-tre-nguy-kich-trong-tuan-bo-y-te-vao-tphcm-giam-sat-benh-tay-chan-mieng-e145fe5a7fd047afbed6562780955d09.jpg

Xem thêm: Tiếp tục tìm nguồn và dự trữ thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng đã chính thức vào mùa, đặc biệt sự xuất hiện của EV71 là tác nhân thường gây bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao. Do đó, trẻ mắc bệnh cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời.

Thời điểm hiện tại, TP.HCM đã lên 3 kịch bản ứng phó với diễn biến dịch tay chân miệng đang có chiều hướng phức tạp, trẻ mắc bệnh nặng dồn lên từ các tỉnh thành. Số ca mắc tay chân miệng toàn miền Nam lúc này đã hơn 9.000 ca với 4 ca tử vong. Một số nơi khan hiếm thuốc điều trị tay chân miệng nặng.

Xem thêm: Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

Bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết chỉ trong 1 tuần qua, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 10 trẻ nặng và nguy kịch vì tay chân miệng. Các bé phải thở máy, dùng thuốc vận mạch trợ tim, mắc bệnh tay chân miệng độ 3, 4.

Đường dây của Oanh ‘Hà’ buôn bán trên 1,6 tấn ma túy

Tại hội nghị cung cấp thông tin tới các cơ quan báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện - cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) - đã thông tin thêm về đường dây ma túy do Vũ Hoàng Oanh (còn gọi là Oanh Hà, chị gái của bà trùm Dung "Hà" trong vụ án Năm Cam) cầm đầu.

Xem thêm: Bóc trần thủ đoạn của các trùm ma tuý: Đặt tên giả, giả tâm thần, tự sát khi bị bắt

“Tổng số ma túy các bị can đã vận chuyển, mua bán, tiêu thụ là 1,6 tấn gồm heroin, ketamin, methamphethamine từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ trong nước và vận chuyển ra nước ngoài. Vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng", Thiếu tướng Viện nói.

Xem thêm:Vận chuyển 480 kg ma túy, 3 người nước ngoài lãnh án tử hình

photo-2-1669090021124500416134.jpeg

Xem thêm:Oanh 'Hà', người đàn bà giang hồ không muốn quay đầu

Tháng 5/2018, C04 phá chuyên án do Vũ Hoàng Oanh cầm đầu, tuy nhiên bà "trùm" này đã bỏ trốn sang nước ngoài. C04 ra quyết định truy nã đặc biệt Vũ Hoàng Oanh về tội mua bán trái phép chất ma túy và có lệnh truy nã quốc tế của Interpol.

Sau khi sang nước ngoài, Vũ Hoàng Oanh thu nạp nhiều đàn em bị truy nã, các nghi phạm cộm cán hình thành đường dây mua bán ma túy từ khu vực Tam giác vàng về TP.HCM và Hải Phòng tiêu thụ.

Xem thêm:Nguy kịch do sử dụng ma túy thế hệ mới

Thủ đoạn của các nghi phạm là giấu ma túy trong các lốc máy ô tô đã qua sử dụng, rồi thuê người vận chuyển từ nước ngoài về TP.HCM tập kết. Tại kho hàng, nhóm tháo các lốc máy lấy ma túy rồi giao cho các khách mua sỉ.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp cơ quan chức năng nước bạn bắt giữ Vũ Hoàng Oanh và Nguyễn Ngọc Sơn, đây là hai đối tượng truy nã đặc biệt, truy nã quốc tế.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện sẽ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp

Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại cuộc họp chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương được yêu cầu cùng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ ngành hoàn thiện đề án chuyển A0 về Bộ Công Thương dưới hình thức công ty TNHH MTV, trình Thủ tướng trong tháng 8.

ttdien-16868163396781001294224-0-28-444-738-crop-16868163540561494962785.jpeg

Bộ Công Thương đề xuất A0 là đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển về bộ và đề nghị có cơ chế đặc biệt về tài chính để duy trì mức lương, phụ cấp tương đương mức các kỹ sư điều độ đang hưởng, bình quân 40 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên phương án này không nhận được sự ủng hộ của Bộ Nội vụ. Trong góp ý gửi tới Thủ tướng, Bộ Nội vụ nêu quan điểm A0 nên hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khi chuyển về Bộ Công Thương.

Bộ Nội vụ cho rằng nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến việc đẩy nhanh lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh; tách bạch chức năng kinh doanh với chức năng quản lý nhà nước…

Do đó việc A0 hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với việc quản lý, vận hành thị trường điện lực theo cơ chế thị trường.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Ngày 11/7, xét xử 54 bị cáo trong vụ 'chuyến bay giải cứu'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO