Nếu một người đàn ông cưới được người vợ tốt, đó là điều may mắn nhất trong hôn nhân. Bởi một người vợ tốt sẽ trở thành người mẹ đảm, khiến gia đình hòa thuận, con cái được giáo dục đúng đắn, phát triển lành mạnh.
Có thể thấy rằng, tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái. Nếu người mẹ có những tính cách không tốt, họ có thể khiến gia đình luôn ngột ngạt, thường xuyên cãi vã, tâm trạng của mọi người trong nhà lúc nào cũng căng thẳng.
Có một số tính cách của người mẹ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển và tương lai của con cái mà nhiều người không ngờ tới. Ảnh minh họa
Nếu người mẹ có những tính cách dưới đây, gia đình nói chung sẽ không hạnh phúc, con cái khó phát triển thành tài:
1. Mẹ có cảm xúc không ổn định
Những năm đầu đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng để cha mẹ và con cái thiết lập gắn bó - gắn bó này liên quan đến cảm giác an toàn trong tương lai đứa trẻ.
Nếu người mẹ thường xuyên đánh mắng, dọa nạt, phàn nàn về trẻ thì cảm giác an toàn bên trong con sẽ bị phá hủy. Trẻ sẽ hình thành thói quen quan sát mặt người khác để hành xứ, dần dần hình thành tính cách nhút nhát, tự ti.
Ngoài ra trẻ sẽ bắt chước các cảm xúc và hành vi của mẹ. Nếu cảm xúc người mẹ dễ lo lắng, bồn chồn, hoặc mất kiểm soát thì cảm xúc của trẻ sẽ không được ổn định cho lắm. Người đời nói cảm xúc của mẹ quyết định "nhiệt độ" của gia đình.
Hầu hết những đứa trẻ đều thích xem Peppa Pig (series phim hoạt hình dành cho lứa tuổi tiền tiểu học ở Anh), không chỉ bởi sự dễ thương của Peppa và George, mà còn bởi sự ấm áp, lạc quan của mẹ heo và sự hòa thuận, hạnh phúc của gia đình Peppa.
Dù Peppa và em nghịch thế nào, heo mẹ luôn như một ngọn gió xuân, không giận dữ mà thường xuyên gắn kết lũ trẻ với nhau. Người mẹ có cảm xúc tốt là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc.
Nếu trẻ mắc lỗi, mẹ không nên ngay lập tức phê bình mà nên kiên nhẫn hỏi trẻ nguyên nhân mắc lỗi, giúp trẻ tự tìm ra khuyết điểm của mình, để rèn luyện cho trẻ thói quen tốt là sửa lỗi. Những đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này sẽ tốt hơn trong tương lai.
Một số bà mẹ gắt gỏng hơn, sau khi trẻ mắc lỗi, họ chỉ trích trẻ một cách bừa bãi. Đứa trẻ không những không nhận ra lỗi lầm của mình mà còn sợ mẹ hơn. Lần sau khi mắc sai lầm, điều đầu tiên nó nghĩ đến là làm thế nào để trốn tránh trách nhiệm, những đứa trẻ như vậy sẽ thiếu tinh thần trách nhiệm khi lớn lên.
2. Mẹ không thích cho con đi cùng
Một số người mẹ không nhận thức được trách nhiệm của mình sau khi sinh con, thậm chí họ cảm thấy mình chưa sẵn sàng làm mẹ. Những người mẹ này thường giao việc chăm sóc trẻ cho ông bà ở nhà.
Nhìn theo hướng tích cực, đây là cách rèn luyện cho trẻ tính cách độc lập, tự chủ ở một mức độ nhất định. Nhưng về lâu dài, trẻ sẽ trở thành người không biết đúng sai nếu không được ông bà hướng dẫn cẩn thận.
Nhưng người mẹ cần hiểu rằng, nếu con cái không có sự đồng hành của mẹ bên cạnh, chúng sẽ thiếu đi tình mẫu tử, thiếu sự an toàn. Trẻ dần có xu hướng sống nội tâm, lòng tự trọng thấp, dễ bị người khác bắt nạt.
Đối với ông bà ở nhà, họ đã già nên việc chăm sóc trẻ con rất vất vả. Khi chúng ta để con cái cho ông bà, đó là một thử thách lớn đối với sức khỏe của họ. Ông bà có xu hướng chiều chuộng con cái, hoặc không kiềm chế được sự nổi loạn của con cái, điều này cũng rất có hại cho sự phát triển của trẻ.
3. Mẹ gia trưởng
Một số người mẹ trọng nam kinh nữ, quan niệm này dường như đã khắc sâu vào xương tủy của họ. Người mẹ thiên vị con trai hơn con gái, điều này không tốt cho sự phát triển của cả 2 đứa con.
Theo thời gian, con gái có xu hướng thiếu tự tin, mặc cảm, sống nội tâm. Trong khi đó, con trai được mẹ cưng chiều lớn lên dễ trở thành người ỷ lại, thiếu động lực cố gắng, hư hỏng...
Một số người mẹ trọng nam kinh nữ, quan niệm này dường như đã khắc sâu vào xương tủy của họ. Ảnh minh họa
4. Mẹ có tính kiểm soát cao
Nhiều người mẹ thường hay kiểm soát con cái, điều này xuất phát từ sự lo lắng, quan tâm đến con. Họ theo sát con từng bước và yêu cầu con làm mọi điều theo ý muốn: "Mẹ chỉ muốn tốt cho con", "Tất cả vì lợi ích của con",…
Nhưng theo thời gian, trẻ sẽ mất đi tính tự chủ, tự giác và luôn cảm thấy bản thân kém cỏi. Từ đó, trẻ sẽ trở nên chán nản, thất vọng, hay buồn bực.
Những người mẹ thích kiểm soát, chỉ đạo con sẽ khiến con không thể lớn lên về mặt cảm xúc. Như vậy, trẻ sẽ gặp khó khăn trong các mối quan hệ vì cho rằng mình là trung tâm vũ trụ.
Những đứa trẻ này thường khó có mối quan hệ tốt đẹp vì chúng luôn tự đưa ra quyết định và chỉ nghĩ đến bản thân rồi bắt chước người khác làm theo.
5. Mẹ thích can thiệp vào mọi thứ
Phần lớn việc chăm sóc con cái do người mẹ đảm trách. Tuy nhiên, đó cũng là lý do khiến một số người mẹ kiểm soát con cái quá mức, thích can thiệp vào mọi thứ liên quan tới con mình.
Tất cả những gì con cái làm đều có sự giám sát, can thiệp, quyết định của người mẹ. Điều này dẫn tới hệ lụy là trẻ không có khả năng suy nghĩ, không biết phán đoán hay tự đưa ra quyết định. Có những đứa trẻ đã trở nên ỷ lại, không suy nghĩ gì cả, chờ mẹ "cầm tay chỉ việc" trong mọi thứ.
Một số bà mẹ không cho con tự ăn vì sợ con đau bụng, không cho con buộc dây giày vì thấy xấu, không cho con qua đường bản thân vì sợ gặp nguy hiểm. Nếu mẹ kiểm soát quá nhiều, con cái sẽ mất đi tính độc lập. Nếu mẹ quá nghiêm khắc, con cái sẽ dễ nổi loạn và chống đối cha mẹ.
Ngoài ra, một số bà mẹ tuy là ở nhà nội trợ nhưng buộc chồng con phải nghe lời mình răm rắp. Họ cho rằng, mình là người có quyền lực nhất trong gia đình, là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi việc, cuộc sống gia đình quá ngột ngạt dễ nảy sinh mâu thuẫn không tốt cho con cái.
6. Mẹ hay quát mắng, gắt gỏng và thiếu kiên nhẫn
Mẹ thường xuyên quát mắng, gắt gỏng sẽ khiến con coi việc đó là mối đe doạ. Trẻ sẽ hình thành cảm giác thiếu an toàn, tự tin. Việc la hét của mẹ có thể gây ra những vấn đề tâm lý ở trẻ như: Căng thẳng, lo âu, sợ hãi, mất ngủ, chậm phát triển. Ngoài ra, cũng sẽ dẫn đến những vấn đề về hành vi, học tập, giao tiếp xã hội, tình cảm hay kỹ năng phản ứng và vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Ngày nay, nhiều bà mẹ vẫn có tư tưởng "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được điều này. Ngược lại, đứa trẻ sẽ cảm thấy bất an khi bị quát mắng. Và rất có thể những câu nói tưởng chừng thoáng qua sẽ hằn sâu vào tâm trí trẻ, trở thành kỷ niệm đáng sợ. Bên cạnh đó, những lời chỉ trích quá mức còn có thể làm giảm sự ngưỡng mộ và tôn trọng của trẻ đối với mẹ.
Theo GĐXH