Sắp định đoạt số phận 3 khách sạn hạng sang nhiều năm chắn biển Quy Nhơn
Ngày 8/7, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định cho biết chủ trương và Các khách sạn phải di dời đều nằm ở vị trí đắc địa phía đông đường An Dương Vương, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn.
Hiện, một khách sạn trong số này đã hoàn tất các thủ tục di dời. 2 khách sạn còn lại sẽ thực hiện theo lộ trình, một công trình sẽ phải di dời vào cuối năm 2024. Tinh thần của tỉnh là không gia hạn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh Bình Định là không ưu tiên phát triển nhà cao tầng dọc bờ biển. "Toàn bộ không gian biển của vịnh Quy Nhơn là để làm công viên, trồng cây xanh phục vụ nhân dân. Tinh thần là không gia hạn thêm nhưng việc di dời, giải tỏa các khách sạn ven biển cần phải có lộ trình phù hợp, đúng quy định để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị", ông nói.
Dự án "khủng" chắn biển ở Nha Trang sẽ ra sao sau khi dời đi?
Như Dân trí đã thông tin, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản yêu cầu khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang dừng hoạt động lưu trú từ ngày 30/6, đồng thời tháo bỏ hàng rào, tạo thông thoáng và mỹ quan khu vực.
Đồng thời, phương án tháo dỡ, di dời các hạng mục công trình thuộc khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang sẽ được lên và gửi về UBND TP Nha Trang và Sở Xây dựng trước ngày 5/7.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về tiến độ di dời, đại diện Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang cho biết phía doanh nghiệp đang lên phương án xử lý tài sản của dự án, đồng thời sắp đến sẽ tiến hành hạ bức tường rào chắn lối đường ven biển.
"Vì dự án ở Nha Trang còn một số tài sản có giá trị nên cần thời gian để di dời vào cơ sở mới ở Bãi Dài (Cam Ranh). Doanh nghiệp đang làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa và dự kiến vào giữa tháng 7 sẽ tiến hành hạ bức tường rào chắn lối đường ven biển" - đại diện này thông tin.
"Sốt đất" vùng ven Hà Nội hạ nhiệt, nhà đầu tư tính bán tháo
Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản ven Hà Nội liên tục xảy ra các cơn "sốt đất". Theo đó, nhiều khu vực giá đất tăng mạnh, thậm chí có nơi đã tăng gấp 2 - 3 lần chỉ so với trước năm 2019.
Tuy nhiên, Nhiều nhà đầu tư tay ngang đang "đứng ngồi không yên" vì không rút được vốn để chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác khi dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt hơn.
Ghi nhận của Dân trí, giá đất tại nhiều khu vực từng là điểm nóng hồi đầu năm 2021 giờ đã hạ nhiệt, mức giá chững lại. Cụ thể, các lô đất thổ cư Hòa Lạc, giá đất vẫn dao động 9- 25 triệu đồng/m2. Giá khu vực Đồng Mô, Yên Bài (Ba Vì) giá khoảng 5 - 7 triệu đồng/m2 nhưng có diện tích lớn, tương đương giá trị 5-10 tỷ đồng/lô.
Tại Sóc Sơn, giá đất thổ cư tại xã Phù Lỗ dao động 15 - 30 triệu đồng/m2. Một số xã tại huyện này có giá rẻ hơn như Minh Tân, Minh Trí trên dưới 10 triệu đồng/m2…
Chuyên gia: Giá bất động sản giờ tăng chỗ nào thì khả năng là "do thổi giá"
Nhìn nhận từ góc độ chuyên gia, ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV - cho rằng, về tổng thể, thị trường bất động sản chịu tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực trước tác động của lạm phát.
Chuyên gia này trao đổi thêm, hai năm vừa qua thị trường bất động sản tăng nóng, không riêng gì ở Việt Nam mà còn ở trên toàn cầu. Nguyên nhân một phần do dòng tiền lãi suất thấp chảy vào, khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhiều người chọn đầu tư bất động sản.
Còn sang năm nay, theo ông Lực, giá bất động sản còn Theo quan sát của ông, những yếu tố cơ bản để đẩy giá bất động sản lên như hai năm qua đã không còn nữa, trừ khi pháp lý được điều chỉnh, thông tin quy hoạch được công bố, cơ sở hạ tầng được đầu tư… "Chính phủ và các địa phương đang điều tiết giúp thị trường trở về giá trị thật", ông Lực nhận xét về lâu dài sẽ tích cực, thị trường trở về trạng thái lành mạnh hơn.
Bộ Xây dựng lưu ý loạt vấn đề về phát triển condotel, biệt thự nghỉ dưỡng
Bộ Xây dựng mới đây đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm soát dân số và khả năng đáp ứng hạ tầng, việc bố trí các loại hình căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng tại các đô thị, khu du lịch.
Bộ Xây dựng cho biết đã phát hiện một số vấn đề bất cập qua quá trình thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn trực thuộc, cũng như kiểm tra việc thực hiện công tác này tại địa phương.
Cụ thể, việc tính toán, dự báo dân số tại một số quy hoạch chi tiết dự án chưa phù hợp với chỉ tiêu dân số được phân bổ tại quy hoạch cấp trên (quy hoạch phân khu) hoặc xác định dân số theo diện tích sàn, số căn hộ còn thiếu cơ sở; chưa tính toán đầy đủ việc quy đổi dân số đối với các chức năng lưu trú theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
Ngoài ra, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thiếu thuyết minh về việc đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài dự án, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.