Thời sự 24 giờ: Xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’: dùng tiền hối lộ đầu tư bất động sản và ‘làm việc có ý nghĩa’

Tổng hợp| 13/07/2023 06:00

Trong phiên xử ngày 12/7, các bị cáo trong nhóm quan chức nhận hối lộ vụ 'chuyến bay giải cứu' thừa nhận đã nhận nhiều tỷ đồng từ các doanh nghiệp để phê duyệt các chuyến bay và dùng vào đầu tư bất động sản, 'làm việc có ý nghĩa' v.v

Xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’: dùng tiền hối lộ đầu tư bất động sản và ‘làm việc có ý nghĩa’

Ngày 12/7, HĐXX vụ án chuyến bay giải cứu tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong nhóm quan chức nhận hối lộ.

Đáng chú ý trong phần thẩm vấn bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế, ông Kiên dù không có chức năng, nhiệm vụ trong phê duyệt chuyến bay, nhưng lại là cán bộ nhận hối lộ nhiều nhất cả số lần và số tiền trong vụ chuyến bay giải cứu.

Xem thêm: Nhiều bị cáo khai bị hành, ép đưa hối lộ

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-7-12-_360078312-1314023589523041-3268532283779985255-n-1006(1).jpg
Bị cáo Phạm Trung Kiên trả lời HĐXX.

Xem thêm: Nhận hối lộ 42 tỷ đồng, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế khai đầu tư bất động sản

Thời điểm dịch COVID-19, cơ quan chức năng thông qua ông Kiên để trình thứ trưởng xem xét, ký duyệt văn bản trả lời cấp phép chuyến bay giải cứu.

ông Kiên khai công tác tại Vụ trang thiết bị y tế, được giao làm thư ký thứ trưởng từ tháng 12-2019 đến tháng 2-2022.

Xem thêm: Cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế khóc, khai chuyện nhận hối lộ

'Liên quan chuyến bay combo, bị cáonhận 27 tỉ, còn khách lẻ về nước là 15 tỉ, tổng khoảng 42 tỉ đồng. Bị cáo không có hiểu biết, khi nhận tiền thì bị cáo cho người thân vay, cho đi đầu tư đất đai, cho một ông chú quê Thái Bình vay và đầu tư đất ở Ba Vì, Mũi Né, Hoài Đức', Kiên khai trước tòa.

Xem thêm: Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nói 'lần sau không đưa nữa' nhưng vẫn nhận thêm 7 lần

Bị cáo Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khai lần đầu nhận tiền hối lộ bị cáo nghĩ rằng sẽ trả lại nhưng do bận công việc nên không kịp trả. Đến lần tặng quà thứ 2, bị cáo Hằng nói là tặng sinh nhật, Trần Văn Tân nghĩ rằng đã nhận lần 1 rồi sẽ rất "khó", vì thế đã nhận tiếp lần 2 và sử dụng tiền vào việc có ý nghĩa.

Bị cáo Tân khai chỉ nhận tiền của Lê Thị Thanh Hằng. Đến nay gia đình bị cáo đã khắc phục xong số tiền 5 tỷ đồng.

Xem thêm: Cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam khai "mang tiền nhận hối lộ đi làm việc ý nghĩa"

photo-cms-tpo.epicdn.me-w645-uploaded-2023-qpdvxpn-fjdrpcw-2023_07_11-_11a-2215(1).jpg
Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan bị dẫn giải đến tòa.

Bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khai đã nhận của bà Ngọc Ánh (cán bộ Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương Đảng) 54.000 USD và 300 triệu đồng để phê duyệt chủ trương cách ly tại Hà Nội. Ông Dũng thừa nhận: "Thời gian trôi qua bị cáo nhận thấy việc nhận tiền là sai, nguyên nhân khách quan, chủ quan đều có, tất cả do bị cáo mắc sai lầm”.

Trả lời các câu hỏi của HĐXX về việc xin cấp giấy phép thực hiện các chuyến bay giải cứu, nhóm bị cáo đại diện cho các doanh nghiệp cho biết họ bị “làm khó”, nếu không chi tiền cho Cục Lãnh sự và cựu cán bộ thuộc tổ công tác của 5 Bộ sẽ bị “gạt hồ sơ”.

Vụ khủng bố tại Đắk Lắk có sự tiếp tay của thế lực thù địch ở nước ngoài

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, qua khám nghiệm hiện trường, điều tra, có thể thấy vụ việc ở Đắk Lắk là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân có sự chỉ đạo, tiếp tay của các thế lực thù địch ở nước ngoài.

Xem thêm: Bộ Ngoại giao bác bỏ thông tin sai trái liên quan vụ việc ở Đắk Lắk

Đến nay, Bộ Công an đã bắt trên 90 đối tượng; ra quyết định truy nã đặc biệt 5 đối tượng về các tội: Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Không tố giác tội phạm; Môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Xem thêm: Công an Đắk Lắk đến các buôn làng phát động 'đổi gạo lấy vũ khí'

img2121-168648016043055858376.jpg

Hiện tại tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên được ổn định, hoạt động của người dân quay trở lại bình thường.

Xem thêm: Băng rừng, vượt đồi truy bắt các đối tượng trong vụ khủng bố tại Đắk Lắk

Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm, chỉ đạo, rà soát, thúc đẩy ba chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, nhất là tập trung cho địa bàn vùng Tây Nguyên.

Trong đó, cần tập trung vào xóa đói giảm nghèo bền vững, chương trình chăm lo phát triển đời sống, vật chất, tinh thần cho người đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên; nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mới.

Xem thêm: Chuyện chưa kể về những cuộc truy bắt nhóm khủng bố tại Đắk Lắk

“Tôi thấy rằng nguồn lực 3 chương trình này có nhưng triển khai còn rất chậm, nhiều vấn đề và chưa nhận được sự ủng hộ của người dân. Đề nghị Quốc hội có chỉ đạo, rà soát lại văn bản, chủ trương, cơ chế, chính sách để chương trình mục tiêu quốc gia sớm đi vào cuộc sống”, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng nhấn mạnh.

Kết luận thanh tra EVN: Vi phạm chỉ đạo, điều hành cung ứng điện

Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương vừa công bố đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong công tác chỉ đạo, điều hành cung cấp điện giai đoạn 2021-2023 của EVN và các đơn vị có liên quan.

Xem thêm: EVN lỗ hơn 20 nghìn tỷ đồng, kiểm toán chỉ rõ lý do

Đó là chậm đầu tư, hoàn thành nguồn và lưới điện; chậm khắc phục sự cố tổ máy của một số nhà máy nhiệt điện làm giảm khả năng cung cấp điện; không chấp hành nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kế hoạch cung ứng điện, biểu đồ cung cấp nhiên liệu cho sản xuất điện, làm bị động trong việc chuẩn bị nguồn điện, giảm dự phòng an ninh năng lượng.

Xem thêm: Những câu chuyện nối dài về điện

lich-cup-dien.jpg

Ngoài ra, kết luận thanh tra cho rằng việc điều độ, vận hành hệ thống điện mất cân đối trong huy động các loại hình nguồn điện trong nhiều thời điểm; vi phạm trong chỉ đạo, điều hành, lập lịch, điều độ vận hành hệ thống điện quốc gia mùa khô năm 2023.

Xem thêm: Từ chuyện điện đến… văn hóa tiết kiệm

EVN cũng bị quy trách nhiệm để gián đoạn cung ứng điện trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc từ nửa cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6/2023, cắt điện đột ngột, không báo trước, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất-kinh doanh và môi trường thu hút đầu tư.

Xem thêm: Ai bù lỗ cho điện?

Từ những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm nêu trên, Bộ Công Thương đã đề nghị và yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (theo phân cấp quản lý nhà nước) căn cứ kết luận thanh tra, chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với Hội đồng thành viên EVN, các cá nhân có liên quan.

Bộ Y tế thu hồi, tiêu hủy một lô thuốc điều trị ung thư

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định xử phạt hành chính Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) do sản xuất thuốc vi phạm chất lượng mức độ 1 đối với thuốc Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml.

Trên trang bidiphar.com, thuốc Methotrexat được giới thiệu là thuốc điều trị ung thư, được dùng ở đường tiêm. Thuốc này có số giấy đăng ký lưu hành QLĐB-638-17; lô vi phạm có số 21003, ngày sản xuất 30/8/2021, hạn dùng 30/8/2023.

thuoc-ung-thu-772.png

Ngoài xử phạt Bidiphar số tiền là 100 triệu đồng, Cục Quản lý dược còn đình chỉ hoạt động dây chuyền sản xuất liên quan đến hành vi vi phạm là dây chuyền sản xuất thuốc tiêm độc tế bào của công ty này trong thời hạn 2 tháng (từ ngày 7/7 đến ngày 7/9).

Toàn bộ lô thuốc Methotrexat Bidiphar 50mg/2ml vi phạm chất lượng cũng buộc phải thu hồi và tiêu hủy.

Đà Lạt lại ngập lụt nặng

Sau trận mưa kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ vào trưa nay 12/7, một số tuyến đường tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngập cục bộ. Đây không phải lần đầu tiên thành phố nổi tiếng xinh đẹp này bị ‘nhấn chìm’ trong ngập lụt khiến dư luận ngán ngẩm và tiếc cho môi trường nơi đây biến đổi nghiêm trọng.

Xem thêm: Tư duy mét vuông và Đà Lạt trắng xóa bê tông

ngap-lutlam-dong2023hong-tham-1689149090168_11zon.jpg
Một góc phố Đà Lạt sau cơn mưa chiều 12/7.

Xem thêm: Mối nguy hiện hữu 'vòng kim cô' đang bóp nghẹt Đà Lạt

Lãnh đạo UBND TP Đà Lạt cho biết đây là trận mưa rất lớn, lượng nước đo được gần 90mm. Ngay sau khi tạnh mưa, chính quyền địa phương đã huy động lực lương kiểm tra, xử lý các vị trí ngập. Đến khoảng 15h, cơ bản nước đã rút, bảo đảm cho giao thông, đi lại.

Xem thêm: Đà Lạt xanh nay còn đâu?

Tình trạng ngập cục bộ tại TP Đà Lạt diễn ra thường xuyên trong thời gian gần đây. Mới nhất là vào cuối tháng 6, trận mưa kéo dài khoảng hơn 45 phút đã khiến một số tuyến đường bị ngập cục bộ và ngã đổ cây cối.

Xem thêm: Tiếng khóc của một hạt thông giữa rừng Đà Lạt

Trước tình trạng này, ngày 28/6, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt ký văn bản yêu cầu khẩn trương kiểm tra, khơi thông hệ thống mương thoát nước, hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’: dùng tiền hối lộ đầu tư bất động sản và ‘làm việc có ý nghĩa’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO