Thời sự 24 giờ: Vì sao 71 cán bộ, giáo viên ở Hà Nội xin giảm án cho ông Chử Xuân Dũng? ‘Đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản sắp hầu tòa

Tổng hợp| 26/07/2023 06:00

Trong khi chờ đợi tòa tuyên án vụ 'chuyến bay giải cứu' vào ngày 28/7, 71 cán bộ và giáo viên thuộc Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã gửi đơn bày tỏ mong muốn cấp sơ thẩm xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Chử Xuân Dũng.

Xét xử vụ ' Chuyến bay giải cứu': Ông Chử Xuân Dũng được 71 cán bộ, giáo viên ở Hà Nội xin giảm án

Trong quá trình HĐXX nghỉ nghị án, 71 cán bộ và giáo viên thuộc Trường THPT Lê Lợi (quận Hà Đông, Hà Nội) đã gửi đơn bày tỏ mong muốn cấp sơ thẩm xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Chử Xuân Dũng - cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Xem thêm: Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng: 'Tôi là tội đồ trong phòng chống dịch'

Trong đơn, 71 giáo viên và cán bộ trường cho biết, khi còn làm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng đã dành nhiều tâm huyết giúp nhà trường xây dựng thành công mô hình THPT công lập, đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào cuối năm 2020. Trong quá trình công tác ông Dũng luôn là người thầy có tâm đức trong sáng, có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng và đạt được nhiều thành tích.

Xem thêm: Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng tác động gia đình nộp tiền khắc phục

bi-cao-chu-xuan-dung-1-16082442.jpg

Xem thêm: 'Doanh nghiệp vừa là nạn nhân vừa là tội đồ của nạn tham nhũng, hối lộ'

Các giáo viên cùng cán bộ Trường THPT Lê Lợi cũng cho rằng ông Dũng đã có đóng góp to lớn cho ngành giáo dục Hà Nội.

Tập thể 71 cán bộ, giáo viên mong HĐXX căn cứ vào những đóng góp của ông Dũng để cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội được hưởng sự khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt, giúp ông sớm trở lại hòa nhập cộng đồng, sửa chữa sai lầm.

Xem thêm: Nghĩ từ phiên tòa 'Chuyến bay giải cứu': Bệnh nghiện quản lý!

Trước đó tại phiên tòa, khi nói lời sau cùng, bị cáo Chử Xuân Dũng cũng cho biết rất đau xót, ăn năn, hối cải và mong được hưởng sự khoan hồng.

Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", ông Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 2 tỷ đồng trong quá trình duyệt cách ly người Việt Nam từ nước ngoài về nước.

Xem thêm: Bâng khuâng từ phiên tòa 'chuyến bay giải cứu'

Ông Dũng bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án 3-4 năm tù về tội Nhận hối lộ. Sau khi vụ án xảy ra, ông Dũng và gia đình đã nộp lại hết số tiền nhận hối lộ để khắc phục hậu quả.

Chưa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online

Ngày 24/7/2023, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về các Dự án Luật, Đề nghị xây dựng Luật. Theo thông báo này, trước mắt chưa đưa kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng (game online) vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trong thời gian chưa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online, Thường trực Chính phủ giao các bộ, cơ quan quản lý sử dụng các công cụ pháp lý, như cấp phép, sử dụng mã định danh cá nhân người dùng để kiểm soát hạn chế loại hình này.

Xem thêm: Tranh cãi về đánh thuế đặc biệt game online

gameddd.png

Xem thêm: Nhiều doanh nghiệp game Việt Nam đang đóng thuế cho Singapore

Game online được Bộ Tài chính đề nghị đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các dự thảo đưa ra đầu năm. Mục tiêu của đánh thuế này theo Bộ Tài chính là nhằm hạn chế sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng gây tác hại đến sức khỏe và xã hội, cũng như điều tiết một số hàng hóa xa xỉ.

Xem thêm: Nhiều quốc gia xem game như một trụ cột phát triển kinh tế số

Tuy nhiên, chuyên gia và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này phản đối và cho rằng game online là dịch vụ được khuyến khích phát triển tại chương trình chuyển đổi số quốc gia, có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp không khói của Việt Nam.

Xem thêm: Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt, game Việt sẽ 'chết' trên sân nhà

Việc đánh thuế không khuyến khích doanh nghiệp game trong nước tăng đầu tư phát triển, trong khi đây là một trong số ít những ngành nghề có tiềm năng lớn để phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm năng lực cạnh tranh khiến họ có xu hướng dịch chuyển trụ sở chính ra nước ngoài.

Năm 2014, việc đánh thuế này từng được đưa ra thảo luận nhưng sau đó không nhận được sự đồng thuận từ cấp có thẩm quyền.

Đại sứ Mỹ Marc Knapper nói về vụ tấn công ở Đắk Lắk

Trong cuộc gặp với báo chí diễn ra chiều 24-7 tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ (25.7.2013 - 25.7.2023), Đại sứ Marc Knapper khẳng định Mỹ không ủng hộ vụ tấn công xảy ra gần đây ở Đắk Lắk hay bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào.

Xem thêm: 'Vụ khủng bố ở Đắk Lắk có chỉ đạo, tiếp tay của thế lực nước ngoài'

nld.mediacdn.vn-thumb_w-684-291774122806476800-2023-7-24-_z33546506699286dbcebb2758097e1aa17355d3cc75301-16504381813751287859331-16902065993242057189755.jpg

Đại sứ Marc Knapper "gửi lời chia buồn đến gia đình những nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công và lên án vụ tấn công bằng những ngôn từ mạnh nhất có thể".

Xem thêm: Chuyện chưa kể về những cuộc vây bắt 6 kẻ truy nã đặc biệt ở Đắk Lắk

Về thông tin nói rằng trong số các nghi phạm thực hiện vụ tấn công ở Đắk Lắk có một người là thành viên của tổ chức đặt trụ sở tại Mỹ, Đại sứ Marc Knapper khẳng định Mỹ sẵn sàng làm việc với Chính phủ Việt Nam để làm rõ những gì phía sau vụ việc. Ông nhấn mạnh rằng Mỹ sẵn sàng và mong muốn hợp tác với Việt Nam để làm rõ vụ việc này.

Đại sứ Marc Knapper cũng cho biết hai nước hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, thông qua hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan của Mỹ như Cục Điều tra liên bang (FBI), Cơ quan phòng chống ma túy và các lực lượng khác.

Xem thêm: Băng rừng, vượt đồi truy bắt các đối tượng trong vụ khủng bố tại Đắk Lắk

Đại sứ Marc Knapper nhắc lại rằng Mỹ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập, thịnh vượng và kiên cường. Mỹ chia sẻ với Việt Nam các giá trị và hai bên tôn trọng thể chế chính trị của nhau, tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

‘Đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản sắp hầu tòa

TAND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Thanh Thản - chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh - về tội lừa dối khách hàng. Phiên tòa dự kiến được mở vào ngày 10/8 tới.

Xem thêm: Những dự án tai tiếng của đại gia Lê Thanh Thản

Cùng hầu tòa, có sáu người bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Nguyễn Duy Uyển - cựu chủ tịch UBND phường Kiến Hưng (Hà Đông), Vương Đăng Quân - cựu phó chánh Thanh tra xây dựng quận Hà Đông và các cán bộ Mai Quang Bài, Bùi Văn Bằng, Đỗ Văn Hưng, Nguyễn Văn Năm.

Xem thêm: Tài sản của đại gia điếu cày Lê Thanh Thản 'khủng' cỡ nào?

dai-gia-le-thanh-than-noi-gi-ve-thong-tin-khoi-to-tap-doan-muong-thanh-092044_11zon.jpg

Theo cáo trạng, Công ty Bemes được UBND TP Hà Nội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án CT6 Kiến Hưng theo quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500.

Xem thêm: Vì sao ông Lê Thanh Thản chỉ bị truy tố tội Lừa dối khách hàng?

Tuy nhiên, từ tháng 10/2010, ông Thản với vai trò người đứng đầu Bemes đã chỉ đạo tổ chức xây dựng công trình dự án CT6 Kiến Hưng vi phạm nghiêm trọng quy hoạch được duyệt.

Hai năm sau công trình hoàn thành, công ty của ông Thản đã bán và bàn giao cho các hộ dân vào sinh sống.

Xem thêm: Loạt chung cư giá rẻ của ông Lê Thanh Thản hiện giá bán ra sao?

Cơ quan tố tụng cáo buộc ông Thản đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Khối nhà cao tầng thuộc công ty của ông Thản đã tăng diện tích xây dựng, tăng chiều cao công trình, thay đổi công năng sử dụng, xây dựng tăng căn hộ. Đáng chú ý, công ty của ông còn xây thêm một tòa CT6C không nằm trong quy hoạch được duyệt.

Xem thêm: Dự án của ông Lê Thanh Thản kéo những lãnh đạo nào 'nhúng chàm'?

Mặc dù có nhiều sai phạm nhưng từ tháng 3/2011, ông Lê Thanh Thản đã đưa ra nhiều quảng cáo gian dối về tính pháp lý của dự án.

Kết quả điều tra xác định ông Thản đã bán 488 căn hộ cho 488 khách hàng không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

Số tiền bán các căn hộ trên bị cơ quan truy tố cáo buộc là ông Thản thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 481 tỉ đồng.

Hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bà Đặng Thị Hàn Ni

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, là luật sư, nhà báo), và bị can Trần Văn Sỹ (luật sư) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

nha-bao-han-ni-1637638103513_11zon.jpg

Từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022, Trần Văn Sỹ sử dụng tài khoản YouTube "LS Trần Văn Sỹ"; Đặng Thị Hàn Ni sử dụng tài khoản YouTube và Facebook "Nhà Báo Hàn Ni" để đăng bài, tổ chức nhiều buổi ghi hình phát trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, nhằm xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của ông Huỳnh Uy Dũng và vợ là Nguyễn Phương Hằng. Việc này xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty cổ phần Đại Nam (Bình Dương) và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.

Từ đó, bà Nguyễn Phương Hằng làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng để giải quyết theo thẩm quyền.

Kết quả điều tra xác định Đặng Thị Hàn Ni đã có 4 phát ngôn đưa lên mạng xã hội các thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của cá nhân.

Bị can Trần Văn Sỹ đã đưa nội dung có thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty cổ phần Đại Nam; đưa nội dung bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân ông Huỳnh Uy Dũng; xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Nguyễn Phương Hằng.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Vì sao 71 cán bộ, giáo viên ở Hà Nội xin giảm án cho ông Chử Xuân Dũng? ‘Đại gia điếu cày’ Lê Thanh Thản sắp hầu tòa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO