Bộ Ngoại giao lên phương án bảo hộ công dân Việt Nam ở Trung Đông
Ngày 23/10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng ban Chỉ đạo công tác bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao, đã chủ trì cuộc họp thảo luận về vấn đề bảo hộ công dân Việt Nam tại khu vực xung đột, trước tình hình leo thang căng thẳng ở Trung Đông hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết công tác đánh giá, dự báo tình hình, chủ động chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo hộ công dân là quan trọng và cấp bách.
Xem thêm: Người Việt ở Israel bị tên lửa đánh thức từ sáng sớm, trốn hầm trú ẩn suốt 4 giờ
Xem thêm: Người Việt tại Israel kể phút "mưa" tên lửa trút xuống, trốn ở hầm trú ẩn
Theo đó, các đơn vị được yêu cầu khẩn trương rà soát thông tin về công dân Việt Nam tại sở tại, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại và đơn vị liên quan trong nước để triển khai phương án bảo hộ công dân và biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn công dân Việt Nam tại vùng xảy ra xung đột trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm: Dân thường Gaza chật vật sinh tồn khi Israel siết chặt phong tỏa
Bộ Ngoại giao khuyến cáo để nhận được thông tin phương án bảo hộ công dân và hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp, công dân Việt Nam tại khu vực xảy ra xung đột khẩn trương đăng ký thông tin công dân tại địa chỉ: http://bit.ly/dangkycongdanVNtaiIsrael. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, người dân liên hệ theo số Đường dây nóng bảo hộ công dân:
- Đại sứ quán Việt Nam tại Israel: +972 50 818 6116; +972 52 727 4248 hoặc +972 50 994 0889.
- Tổng đài bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84; +84 965 41 11 18.
Xem thêm: Israel ra lệnh sơ tán, người Gaza hỏi "Đi đâu?"
Xung đột hơn 2 tuần qua giữa Israel và Hamas đã khiến hơn 4.700 người ở Gaza và hơn 1.400 người ở Israel thiệt mạng.
Thủ tướng yêu cầu thanh tra toàn diện "chung cư mini"
Thủ tướng vừa ký ban hành Công điện 991 ngày 22/10/2023 về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ.
Xem thêm: Rùng mình nhìn 'chuồng cọp' treo trên bức tường mục nát ở khu tập thể Kim Liên
Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẩn trương kiểm tra, rà soát, kịp thời đánh giá, ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế về PCCC, cấp phép, quản lý, sử dụng, tên gọi đối với loại hình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ.
Xem thêm: Siêu lợi nhuận từ chung cư mini
Xem thêm: Xâm nhập 'thủ phủ' chung cư mini không phép ở ngoại thành Hà Nội
Bên cạnh đó là tăng cường công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng, tổ chức thanh tra toàn diện đối với hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini).
Xem thêm: Nguyên Bí thư Hà Nội: Chung cư mini xây sai phép đều có 'chống lưng'
Bộ Xây dựng cần chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp khắc phục ngay những tồn tại về PCCC đối với loại hình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao…
Xem thêm: Cháy nhà và câu chuyện triết lý sống
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công Thương tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện…
Thủ tướng nhấn mạnh sẽ kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng, chấm dứt tình trạng xây dựng sai phép, không phép.
Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xử vắng mặt tại Quảng Ninh
TAND tỉnh Quảng Ninh đưa bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC cùng 15 đồng phạm ra xét xử vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Tuy nhiên, hiện có 4 bị cáo bỏ trốn và bị truy nã gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Hồng Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC; Trương Thị Xuân Loan - Trưởng Ban Quản lý dự án 3 Công ty AIC; Nguyễn Thị Tích - Tổng Giám đốc Công ty Mopha.
Xem thêm: 'Xét xử vắng mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là cơ sở để dẫn độ tội phạm'
Xem thêm: Anh trai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Đưa giấy tờ thì ký chứ không biết gì!
Đây là vụ án thứ 3 bà Nhàn bị xử lý hình sự nhưng hiện trốn truy nã. Cuối năm 2022, với vai trò là chủ mưu vụ án vi phạm quy định đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn bị TAND Hà Nội phạt 30 năm tù. Ở vụ án thứ hai đang điều tra, bà Nhàn cũng bị cáo buộc vi phạm đấu thầu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM.
Xem thêm: Cựu Kế toán trưởng AIC khai quá trình trốn ở Dubai, kêu gọi các bị cáo đầu thú
Theo cáo trạng, trong dự án mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bà Nhàn giao Nguyễn Hồng Sơn và Trương Thị Xuân Loan (Trưởng Ban quản lý dự án 3) trực tiếp thực hiện dự án.
Loan đã móc ngoặc với Nguyễn Đức Quang và Phạm Ngọc Dũng (chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, nguyên chuyên viên Phòng kế hoạch - tài chính, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh) để thông đồng về thông số kỹ thuật, cấu hình và giá trang thiết bị với mục đích xây dựng hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về đấu thầu.
Kết quả, Công ty AIC trúng 4 gói thầu, Công ty Mopha trúng 2 gói thầu mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Sản - Nhi với tổng số tiền hơn 232 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các đồng phạm gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50 tỷ đồng. Nguyễn Thị Thanh Nhàn có vai trò chủ mưu, đứng đầu chỉ đạo và trực tiếp thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu
Xử nghiêm kẻ cầm đầu vụ khủng bố ở Đắk Lắk, khoan hồng với người nhẹ dạ
Sáng 23/10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết có rất nhiều vấn đề được cử tri cả nước quan tâm.
Đáng lưu ý, báo cáo ghi nhận ý kiến gửi đến Mặt trận Tổ quốc, cử tri "kịch liệt lên án tội phạm có tính chất khủng bố xảy ra ở huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk" và hoan nghênh cơ quan chức năng đã chỉ đạo quyết liệt, sớm ổn định tình hình. Người dân mong Nhà nước xử nghiêm kẻ cầm đầu trong vụ khủng bố ở Đăk Lăk, nhưng khoan hồng với người thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin.
Xem thêm: Thời khắc đối diện nòng súng của những kẻ khủng bố ở Đắk Lắk
Xem thêm: Kịch bản chưa tiết lộ về cuộc vây bắt nhóm khủng bố ở Đắk Lắk
Theo Bộ Công an, cơ quan điều tra đã làm rõ những người trực tiếp tham gia vụ khủng bố tại huyện Cư Kuin, Đăk Lăk, trong đó 92 người bị khởi tố về các tội: Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, Không tố giác tội phạm, Che giấu tội phạm và Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
Vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin xảy ra rạng sáng 11/6, do hai nhóm vũ trang thực hiện, đã sát hại Bí thư xã Ea Ktur, Chủ tịch xã Ea Tiêu, 4 công an và 3 người dân; làm hai công an và nhiều người khác bị thương.
Vụ 13 ngư dân mất tích: Một trong hai tàu tàu cá đã tự ý vượt trạm kiểm soát biên phòng
Ngày 23/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo tổng hợp . Theo đó, tàu cá QNa 90129 TS bị lốc xoáy đánh chìm vào tối 16/10 tại vùng biển cách đảo Song Tử Tây, Trường Sa khoảng 130 hải lý về hướng bắc đông bắc
Tàu cá QNa 90039 TS hoạt động gần tàu bị nạn đã cứu vớt được 40 thuyền viên, trong đó có 2 ngư dân xác định tử vong, còn 12 ngư dân trên tàu QNa 90129 đang mất tích.
Xem thêm: Hình ảnh cảnh sát biển hỗ trợ tìm kiếm 13 ngư dân mất tích trên biển
Xem thêm: Cha già đau xót tiễn đưa con cả, con thứ vẫn mất tích giữa biển khơi
Theo Bộ đội Biên phòng Quảng Nam, tàu cá QNa 90129 TS do ông Lương Văn Viên (SN 1976, trú huyện Núi Thành) làm thuyền trưởng, hành nghề câu mực, trên tàu có 54 lao động. Tàu cá này tự ý vượt Trạm kiểm soát Biên phòng An Hòa, không làm thủ tục xuất bến.
Lúc 1h sáng 17/10, tàu cá QNa 90927 TS bị sóng đánh chìm tại vùng biển cách đảo Song Tử Tây, Trường Sa khoảng 135 hải lý về hướng bắc tây bắc.
Xem thêm: Đón ngư dân gặp nạn về từ Trường Sa: Chí ơi, sao bà con họ về mà con chẳng thấy
Tàu cá QNa 91782 TS hoạt động gần tàu bị nạn đã cứu vớt được 38 thuyền viên; còn 1 ngư dân mất tích.
Tàu cá QNa 90927 TS do ông Trần Công Trường (SN 1981, trú huyện Núi Thành) làm thuyền trưởng, xuất bến tại Trạm kiểm soát biên phòng An Hòa, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Kỳ Hà vào ngày 5/10; hành nghề câu mực, trên tàu có 39 lao động.
Xem thêm: 78 ngư dân về đất liền: 'Tụi mình trở về bình an nhưng buồn lắm!'
Sau nhiều ngày tìm kiếm, ngày 22/10, tàu Cảnh sát biển 8002 kết thúc tìm kiếm cứu nạn, được lệnh di chuyển về đất liền. Cùng ngày, 3 tàu của Vùng 4 hải quân cũng kết thúc nhiệm vụ tìm kiếm 13 ngư dân mất tích.