Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Hội đồng Giám mục Việt Nam
Sáng 7/8, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn công tác đã đến thăm Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Tiếp đoàn có Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam - Tổng giám mục Tổng Giáo phận TP.HCM Giuse Nguyễn Năng, cùng ban thường vụ - chủ tịch các ủy ban của Hội đồng Giám mục và giám mục các giáo phận.
Xem thêm: Tòa thánh Vatican sắp có đại diện thường trú tại Việt Nam
Chủ tịch nước nhấn mạnh: "Thành tựu chung của cả nước từ đầu năm 2021, trong và sau thời kỳ đại dịch COVID-19 có sự đóng góp rất tích cực của đồng bào Công giáo. Báo cáo của Hội đồng Giám mục thể hiện điều đó, nhưng chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn rất nhiều so với những điều báo cáo đã nêu".
Xem thêm: Chiêm ngưỡng nhà thờ công giáo tuyệt đẹp trên đảo Thanh Lân
Chủ tịch nước chia sẻ may mắn có quá trình công tác trải qua nhiều nhiệm vụ ở cơ sở, cấp độ, vùng miền. Ông cũng đã chung vai sát cánh, đồng hành với các vị tu sĩ, linh mục, các soeur đồng bào Công giáo trong nhiều hoạt động xã hội.
Thông qua việc dấn thân, phục vụ cộng đồng, đồng bào Công giáo xem đó như một cách phục vụ đức tin, phục vụ Chúa. Những giá trị văn hóa của đồng bào Công giáo từ đó cũng được phát huy.
Xem thêm: Bà con giáo dân thắp sáng hàng chục nghìn ngọn nến cầu nguyện cho người đã khuất
Chủ tịch nước cho hay trong chuyến thăm Tòa thánh Vatican vừa qua ông đã hội kiến Đức Giáo hoàng Francis, làm việc với Hồng y Quốc Vụ khanh Tòa thánh Pietro Parolin.
Năm qua hơn 9000 giáo viên nghỉ việc
Theo Bộ GD-ĐT, năm học vừa qua, làn sóng giáo viên nghỉ việc ở các trường công lập vẫn có chiều hướng tiếp diễn. Trong 19.300 giáo viên nghỉ thì có tới 9.295 giáo viên nghỉ việc, còn lại 10.094 thầy cô nghỉ hưu theo chế độ.
Năm học 2021 - 2022, có 16.265 giáo viên nghỉ việc. Trong đó, riêng khối trường công lập có 10.407 giáo viên nghỉ.
Xem thêm: Giáo viên đi xuất khẩu lao động: 'Có tháng thu nhập bằng 10 năm đi dạy'
Tương tự như năm học trước, số giáo viên bỏ ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương... Ở khu vực này, giáo viên có nhiều lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn.
Xem thêm: Lương tăng từ 1/7, tình trạng giáo viên mầm non bỏ việc ồ ạt có giảm?
Xem thêm: Lương quá thấp, giáo viên bỏ nghề đi buôn, làm công nhân khu công nghiệp
Hầu hết lý do các giáo viên nghỉ việc để chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn. Một số ít địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: Gia Lai, Sơn La… số giáo viên nghỉ việc do lương, trợ cấp còn thấp, trong khi khối lượng công việc nhiều do địa bàn dân cư thưa thớt, di chuyển đi dạy quá xa.
Xem thêm: Giáo viên nghỉ việc: Nếu kéo dài dẫn đến 'vỡ trận', Bộ nào chịu trách nhiệm?
Mặt khác, một số ít trường, cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải đóng cửa dân đến tỷ lệ giáo viên nghỉ việc tiếp tục gia tăng.
Xem thêm: 'Đau xót khi thấy nhiều giáo viên sáng lên lớp tối về bán hàng online kiếm sống'
Trong báo cáo mới đây, Bộ GD-ĐT thẳng thắn thừa nhận tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập trên cả nước tiếp tục gia tăng.
Nguy cơ vỡ đập chứa 1,2 triệu m3 nước ở Đăk Nông
Ngày 7/8, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã kiểm tra thực địa một số điểm sụt trượt tại các công trình thủy lợi, đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Gia Nghĩa.
Xem thêm: 'Quả bom nước' nguy cơ vỡ: Chỉ có 15 ngày để cứu
Liên quan tới sự cố sạt trượt tại hồ chứa nước Đắk N’ting, ông Hiệp đề nghị Đắk Nông cân nhắc, triển khai sớm các giải pháp để đảm bảo an toàn đập cũng như xây dựng kỹ các kịch bản ứng phó trong tình huống vỡ đập; đề nghị tỉnh triển khai sớm các nội dung này trong vòng 15 ngày vì đây là việc phải làm ngay.
Xem thêm: Lộ dòng chảy ngầm dưới vết nứt làm gãy đôi làn đường trên Quốc lộ 14
Theo chính quyền địa phương vết nứt, sụt lún xuất hiện ở đập và xung quanh hồ chứa nước Đăk N'Ting hôm 1/8. Đến nay, vết nứt khu vực đồi gần chân đập kéo dài khoảng 500 m, sâu khoảng 150 m và chưa có chiều hướng dừng lại.
Xem thêm: Bản làng ở Yên Bái tan hoang sau mưa lũ
Phần đồi bên phải đập đang bị sụt lún với diện tích khoảng 10 ha là đất hoa màu của người dân. Ước tính có gần một triệu m3 đất có nguy cơ bị sạt trượt. Thân đập cũng xuất hiện nhiều vết nứt lớn, 10-20 cm. Đường trên thân đập bị nứt gãy, phần bêtông trồi lên.
Dự án hồ thủy lợi Đăk N'Ting có tổng mức đầu tư gần 137 tỷ đồng, sức chứa hơn 1,2 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho gần 700 ha cây trồng . Để đảm bảo an toàn, chính quyền xã đã chốt chặn các lối ra vào đập thủy lợi Đăk N'Ting và sơ tán 34 hộ trong khu vực có nguy cơ.
Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo di dời, sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở
Theo tính toán nếu đập vỡ, mực nước ở khu vực hạ lưu sẽ dâng lên khoảng 2m, chính quyền đang lên phương án di dời thêm 140 hộ dân ở xung quanh đập Đăk N'Ting
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo Cục Thủy lợi rà soát lại toàn bộ hệ thống vai đập tại các hồ, đập thủy lợi các tỉnh Tây Nguyên để có các giải pháp xử lý phù hợp.
Đình chỉ chức vụ Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. HCM của ông Nguyễn Cao Trí
Ngày 7/8, ông Nguyễn Phước Hưng - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - cho biết ông Nguyễn Cao Trí là phó chủ tịch HUBA nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xem thêm: Chiếm đoạt hơn 40 triệu USD, ông Nguyễn Cao Trí đối diện mức án nào?
Tuy nhiên, từ đầu năm 2023, ông Trí đã không sinh hoạt với hiệp hội. Đến nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chính thức thông tin về quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Trí về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm: Ngoài đại gia Nguyễn Cao Trí, những ai vướng lao lý cùng bà Trương Mỹ Lan?
Xem thêm: Đại gia Nguyễn Cao Trí bị bắt vì chiếm 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan
Theo điều lệ của hiệp hội, ông Trí bị tạm đình chỉ tư cách hội viên và phó chủ tịch của HUBA, phía hiệp hội này sẽ có văn bản thông báo.
Tuy nhiên, ông Hưng cho biết đến khi tòa tuyên ông Trí có tội, ông Trí mới đương nhiên mất tư cách hội viên theo điều lệ. Còn với vai trò là chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận 1, phía hội này cũng sẽ họp để giải quyết về trường hợp ông Nguyễn Cao Trí khi vị chủ tịch hội này đã không còn sinh hoạt từ đầu năm 2023 do bị bắt tạm giam.
Xem thêm: Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí: Mạng lưới kinh doanh cực khủng
Cũng trong ngày 7/8, hội đồng trường ĐH Văn Lang sẽ họp để xem xét tư cách thành viên hội đồng trường đối với ông Nguyễn Cao Trí.
Ngày 15/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Cao Trí (sinh năm 1970) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Bộ Công Thương: Chưa có tiêu chí hàng hóa 'made in Vietnam'
Tại báo cáo vừa gửi UB TV Quốc hội, Bộ Công Thương thừa ủy quyền Chính phủ, nêu loạt vướng mắc, giải thích vì sao đến nay vẫn chưa thể đưa ra quy định, điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam với hàng hóa lưu thông trong nước.
Quy định hàng "made in Vietnam" (sản xuất tại Việt Nam) được Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018, nhưng sau 5 năm vẫn chưa thể ban hành.
Bộ này đưa ra, là việc quy định ở cấp Thông tư về hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay với hàng trong nước, nên "tiềm ẩn rủi ro pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp".
Bộ giải thích, về lý thuyết, quy định của Thông tư chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" với hàng hóa của mình (nghĩa là hàng hóa nào muốn dán nhãn này thì mới bị điều chỉnh). Trường hợp hàng không ghi xuất xứ Việt Nam, sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này.
Báo cáo UB TV Quốc hội, cơ quan quản lý nhận định, hoạt động truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ của từng linh kiện, nguyên liệu không phải dễ dàng, rất tốn kém. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã quen với các khái niệm trong lĩnh vực xuất xứ như hàm lượng giá trị, chuyển đổi mã số, mã số HS; có nhân lực và hệ thống sổ sách kế toán để tính toán các thông số nên việc tuân thủ không khó khăn. Ngược lại, quy định này sẽ là trở ngại với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể, thậm chí có thể sẽ phát sinh chi phí tuân thủ lớn cho doanh nghiệp.
Chủ quán karaoke nơi 3 cảnh sát chữa cháy hy sinh lãnh 10 năm tù
Chiều 7/8, sau một ngày xét xử, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phạm Duy Hùng (40 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) mức án 10 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Bị cáo Hùng là chủ quán karaoke xảy ra hỏa hoạn hồi tháng 8/2022, khiến ba cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Cầu Giấy hy sinh khi chữa cháy.
Xem thêm: Kiểm sát viên khóc trong phiên xử vụ cháy quán karaoke 3 cảnh sát hy sinh
Xem thêm: Những chiến sĩ kiệt sức sau đám cháy, đau đớn trước hy sinh của đồng đội
Về dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Hùng phải bồi thường cho gia đình các bị hại 230 triệu đồng/gia đình. Ngoài ra, bị cáo phải cấp dưỡng cho mẹ liệt sĩ Đặng Anh Quân 2 triệu đồng/tháng. Bồi thường cho hai con của anh Quân mỗi tháng 2 triệu đồng đến khi các cháu đủ 18 tuổi.
Xem thêm: Những bó hoa dưới chân Tượng đài Công an nhân dân tri ân 3 chiến sĩ hy sinh
Trong phần xét hỏi và tranh luận, bị cáo Hùng nói nhận thức được hành vi của mình là sai và không bào chữa gì.
Bản án sơ thẩm xác định tháng 3/2018, bị cáo Phạm Duy Hùng mua lại cơ sở kinh doanh karaoke ISIS tại nhà số 231, phố Quan Hoa, gồm 6 tầng và 1 tum. Tháng 2/2022, Hùng tự ý thuê người cải tạo, cơi nới thêm 2 phòng tại tầng 7 của ngôi nhà bằng khung sắt, quây tôn, mái tôn, trần thạch cao, gắn các lớp cách âm, lắp hệ thống điện, điều hòa, trang trí để phục vụ việc kinh doanh.
Xem thêm: Sao Việt nghiêng mình trước sự hy sinh của 3 chiến sĩ cảnh sát PCCC
Ngày 1/8/2022, do chập mạch điện trên đường dây dẫn điện bên trong dàn lạnh điều hòa tại phòng hát 702, lớp vỏ cách điện bị cháy rồi lan ra xung quanh.
Quá trình chữa cháy, cứu nạn, ba chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy gồm thượng tá Đặng Anh Quân, thượng úy Đỗ Đức Việt, hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc bị vật liệu rơi chặn cầu thang, bịt lối thoát, khiến cả ba người hy sinh.