Thời sự 24 giờ: Có thêm 1.000 MW, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tổng hợp| 11/06/2023 06:00

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết, đến ngày 10/6 công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW từ 3 nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nghi Sơn 1 và Thái Bình 2

Có thêm 1.000 MW, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia cho biết, đến ngày 10/6 công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW từ 3 nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Nghi Sơn 1 và Thái Bình 2.

Xem thêm: Chính phủ yêu cầu khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu điện

Ngoài ra, trong vài ngày qua, một số khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa nhỏ nên một số hồ thủy điện nhỏ có thêm nước để cải thiện phát điện.

Xem thêm: Cắt điện, từ xin lỗi đến hành động

article-crop-1684489079791-1686367825689_11zon.jpg

Xem thêm: Mất điện và những thông báo "không được dễ hiểu cho lắm"

Việc có thêm nguồn nhiệt điện 1.000 MW từ 3 nhà máy nhiệt điện trên sẽ giúp việc cung ứng điện cho các tỉnh miền Bắc được cải thiện, đồng thời có thể giảm bớt tình trạng cắt điện.

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 5 trực tuyến với các địa phương, vừa được ban hành, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, đàm phán có kết quả với các dự án, phần dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp.

Xem thêm: Doanh nghiệp cảng biển, logistics kêu cứu vì cắt điện luân phiên

Trước tình trạng thiếu điện đang diễn ra nghiêm trọng hiện nay, Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương khắc phục hiệu quả tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc. Cơ quan này cũng được giao nghiên cứu, đàm phán với các dự án, phần dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, góp phần xử lý tình trạng thiếu điện.

Xem thêm: Nhà hàng, quán ăn thuê máy phát điện đối phó nắng nóng

Chính phủ cũng yêu cầu rà soát, hướng dẫn, sớm cấp phép hoạt động cho các dự án năng lượng tái tạo đủ điều kiện, để sớm đưa các dự án này vào vận hành với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

HoREA kiến nghị gì với Chính phủ về gói 120.000 tỷ đồng?

Trong bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) kiến nghị xem xét gói tín dụng lãi suất 4,8% một năm trong 15-20 năm cho nhà xã hội vì người nghèo cảm thấy bất an, ngại vay gói 120.000 tỷ đồng.

Xem thêm: Phó Thủ tướng: Gói 120.000 tỷ đồng không phải để ‘giải cứu’ bất động sản

Theo HoREA, lãi suất 8,2% một năm mà gói 120.000 tỷ đồng áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà thuộc dự án cải tạo, xây lại, tuy thấp hơn 1% so với mức 9% một năm mà người thu nhập thấp vay hiện nay, song vẫn quá cao so với khả năng tài chính của người nghèo tại đô thị.

Xem thêm: Doanh nghiệp, người dân chờ đợi gì từ hai gói tín dụng cho bất động sản và xây dựng?

nha-o-xa-hoi-516-9195.jpg

Xem thêm: Gói 120.000 tỷ đồng ưu đãi nhà ở xã hội lãi vay bao nhiêu?

NHNN quy định các mức lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được xác định 6 tháng một lần, theo đó mức lãi suất 8,2% một năm cho người mua áp dụng đến ngày 30/6 càng làm cho tâm lý của người vay thêm bất an. Thời gian ưu đãi của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đối với người mua nhà chỉ trong 5 năm là quá ngắn, đẩy người vay vào viễn cảnh bấp bênh.

Xem thêm: Đề xuất gói vay lãi suất dưới 3%/năm cho công nhân mua nhà ở xã hội

Theo HoREA, trên cơ sở Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) tiếp tục quy định chính sách ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội cho chủ đầu tư và người mua, thuê mua, HoREA tiếp tục đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ và UBTV Quốc hội tiếp tục xem xét đề xuất gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng theo cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước. Đây mới chính là gói tín dụng đúng với tinh thần chiến lược quốc gia phát triển một triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030.

Xem thêm: Thủ tướng chốt lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm

Bên cạnh đó, HoREA cũng đề nghị NHNN báo cáo Thủ tướng xem xét nên dành một phần gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và gói 40.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm 2% để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, trong đó có đơn vị phát triển nhà ở thương mại.

7 luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho cô giáo Lê Thị Dung

Theo thông báo của TAND tỉnh Nghệ An, phiên xét xử phúc thẩm cô giáo Lê Thị Dung (cựu GĐ Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hưng Nguyên – Nghệ An) bị tuyên 5 năm tù, sẽ được diễn ra vào 8h sáng ngày 12/6 và xét xử công khai.

Xem thêm: Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu báo cáo vụ án bà Lê Thị Dung

Theo ông Phạm Ngọc Thạch, chồng bà Lê Thị Dung, hiện tại có 7 luật sư tham gia bào chữa miễn phí cho vợ ông. Họ đã làm thủ tục để tham gia phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Những nội dung nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX kháng cáo sau bản án 5 năm tù

images1716331_1_9084.jpg

Xem thêm: Cựu giám đốc Trung tâm GDTX bị tuyên 5 năm tù: VKS kháng nghị hủy bản án sơ thẩm

Trước đó vào ngày 24/4, TAND huyện Hưng Nguyên kết thúc phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lê Thị Dung (nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên) 5 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

Sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm, bị cáo Lê Thị Dung có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An có kháng nghị phúc thẩm đề nghị Toà án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Khách sạn có quyền giữ thẻ căn cước của dân?

Tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sáng 10/6, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đề cập đến nhiều đổi mới liên quan thẻ căn cước nếu dự án Luật này được Quốc hội thông qua.

Xem thêm: Tích hợp GPLX, giấy chứng nhận kết hôn vào thẻ căn cước bằng cách nào?

Đại tướng Tô Lâm cho hay mã số trên thẻ có thể sử dụng trong việc đi máy bay cả ở trong nước và quốc tế, tiến tới không cần sử dụng hộ chiếu, người dân chỉ cần thị thực, quẹt thẻ căn cước là có thể di chuyển. Thẻ căn cước cũng sẽ được tích hợp thẻ BHYT, GPLX…

Xem thêm: Dùng VNeID thay căn cước công dân tại sân bay từ 1/6 như thế nào?

the-cccd-1681016437696-1682998458618_11zon.jpg

Xem thêm: Bộ trưởng Công an: Thẻ căn cước không có sóng nên không thể bị theo dõi

Thẻ căn cước của công dân hiện nay mà Việt Nam sử dụng có tích hợp QR với nhiều thông tin. Bộ Công an cũng tính toán đưa công nghệ sinh học vào quản lý, tránh trường hợp những người phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi nhận dạng hoặc không có dấu vân tay.

Xem thêm: Đề xuất cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi

Đại tướng Tô Lâm cũng phản bác quan điểm cho rằng người dân sử dụng thẻ này sẽ bị theo dõi, do trên thẻ không có sóng, không có tín hiệu, nên không thể có chức năng theo dõi.

Bên cạnh đó, theo Đại tướng, việc sử dụng thẻ căn cước cũng được quy định rõ và không cơ quan, đơn vị nào có quyền giữ thẻ của người dân, mà chỉ được sử dụng thông tin trong căn cước, ngoại trừ các cơ quan công an phục vụ cho điều tra. Trường hợp người dân vào khách sạn, cơ quan không ai có quyền cầm giấy tờ này. Nếu giữ thẻ đó mà sử dụng rút tiền thì làm sao, nên chúng tôi sẽ có quy định để không ai có quyền giữ thẻ này", Bộ trưởng Công an khẳng định.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Có thêm 1.000 MW, miền Bắc sẽ giảm cắt điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO