Gặp mặt 100 trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản

Phạm Lý| 28/05/2023 09:55

Hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, chào mừng ngày khoa học và công nghệ Việt Nam, tại Đại sứ quán Việt Nam, Hội trí thức Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức Buổi gặp 100 trí thức Việt nNam tiêu biểu với sự bảo trợ của Đại sứ quán, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Đại sứ Phạm Quang Hiệu đã điểm lại những dấu mốc, chặng đường của nhiều thế hệ người Việt Nam đã lựa chọn Nhật Bản là một điểm đến để học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp. Từ phong trào Đông du những năm đầu thế kỷ 20 gắn liền với tên tuổi nhà cách mạng Phan Bội Châu, đến thế hệ lưu học sinh Việt Nam sang Nhật Bản du học những năm 1960-1970, trong đó có nhiều người đã đạt được thành công và danh tiếng trên đất nước Nhật Bản như Giáo sư Trần Văn Thọ, và nhà phát minh máy thở Chủ tịch Trần Ngọc Phúc của công ty Metran.

Từ năm 2000 đến nay, số lưu học sinh nói chung và cộng đồng người Việt Nam liên tục tăng qua các năm, hiện đạt gần 500.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài đông thứ 2 tại Nhật Bản. Trong số này có rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ, nhiều người đã học tập, nghiên cứu và làm việc tại Nhật Bản trong suốt 15-20 năm qua, hiện đã và đang có được vị trí quan trọng trong giảng dạy, nghiên cứu, quản lý tại các trường đại học uy tín, doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử-vi mạch, robotics, nông nghiệp, y tế, kinh tế-luật-xã hội-nhân văn…(nhiều người giữ vị trí là Giáo sư, Phó Giáo sư, quản lý doanh nghiệp, trưởng Lab nghiên cứu, …).

Cùng với lực lượng trí thức trẻ, doanh nhân khởi nghiệp và đông đảo các du học sinh tràn đầy nhiệt huyết đang đóng vai trò đầu tàu cho sự phát triển của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản, trở thành cây cầu nối cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Gặp mặt 100 trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản
Toàn cảnh buổi gặp mặt.

Đại sứ Phạm Quang Hiệu khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Dù có ở xa đất nước, thành công của cộng đồng người Việt cũng chính là thành công của đất nước Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại sứ hoan nghênh và đánh giá cao tâm huyết cộng đồng trí thức, đặc biệt là Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản, Mạng lưới Học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ), Cộng đồng chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ), Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) cùng Mạng lưới đổi mới sáng tại Việt Nam – Nhật Bản (VJOIN) đã tổ chức thành công nhiều sự kiện thu hút đông đảo trí thức, doanh nhân Việt Nam và Nhật Bản tham gia như Vietnam Summit 2019, 2021, các Hội nghị khoa học VANJ, VJSE…

Thành công của các sự kiện trên không thể thiếu những đóng góp thầm lặng, sự nhiệt huyết, tinh thần cống hiến vì khoa học và vì cộng đồng của các trí thức Việt Nam tại Nhật Bản. Đại sứ Phạm Quang Hiệu mong muốn Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản cùng cộng đồng trí thức ngày càng có nhiều nghiên cứu, đề xuất và đóng góp ý kiến thiết thực, hiệu quả hơn nữa, làm cầu nối giúp Việt Nam ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để giải quyết các bài toán, các yêu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Gặp mặt 100 trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản
Giáo sư Trần Văn Thọ phát biểu tại buổi gặp mặt.

Buổi gặp mặt đã dành thời gian thảo luận sôi nổi ý kiến đóng góp của Giáo sư Trần Văn Thọ cùng với 20 Giáo sư, Phó Giáo sư Việt Nam trong các ngành công nghệ thông tin, vi mạch, vật liệu, y tế, nông nghiệp, kinh tế…hiện đang giảng dạy trong các trường đại học, viện nghiên cứu trên khắp nước Nhật Bản; 15 chủ tịch, giám đốc, quản lý doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực CNTT, Tài chính-kinh tế-Tư vấn-NPO, Khởi nghiệp kinh doanh…

Gặp mặt 100 trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản
Ông Đỗ Quang Ba, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu văn hóa thể thao Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) phát biểu tại buổi gặp mặt.

Đây là sự kiện gặp mặt đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn, là dịp để các trí thức toàn Nhật Bản có cơ hội giao lưu, kết nối mạng lưới nghiên cứu khoa học, cập nhật chia sẻ thông tin về các hoạt động nổi bật của mạng lưới trí thức trong thời gian qua, trao đổi các hoạt động hợp tác trong tương lai để hướng tới hình thành một cộng đồng trí thức Việt Nam tại Nhật Bản năng động, đoàn kết và ngày càng có đóng góp hiệu quả vào hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển đất nước cũng như mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản.

Theo thoidai.com.vn
https://thoidai.com.vn/gap-mat-100-tri-thuc-viet-nam-tieu-bieu-tai-nhat-ban-186479.html
Copy Link
https://thoidai.com.vn/gap-mat-100-tri-thuc-viet-nam-tieu-bieu-tai-nhat-ban-186479.html
    • Tổng thống Mỹ chọn một phụ nữ gốc Việt đứng đầu cơ quan kiểm soát tiền ảo
      Bà Caroline Pham được chọn làm quyền Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Tài sản Tương lai (CFTC) - cơ quan kiểm soát tiền ảo tại Mỹ, thay thế ông Rostin Behnam, người đã từ chức Chủ tịch CFTC từ ngày 20/1.
    • Kiều hối tại Đồng Tháp đạt khoảng 1.800 tỷ đồng
      Ngày 21/1, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức họp mặt kiều bào mừng Xuân quê hương năm 2025.
    • 75 năm quan hệ Việt - Nga: Góc nhỏ Việt Nam nơi thủ phủ vùng Ural nước Nga
      Góc nhỏ Việt Nam nơi thủ phủ Ekaterinburg, vùng Ural nước Nga, không chỉ tái hiện truyền thống văn hóa Việt mà còn là cầu nối bền chặt của tình hữu nghị Nga-Việt. Qua phòng trưng bày “Việt Nam - Đất nước - Con người,” những giá trị lịch sử, văn hóa và tình cảm gắn bó suốt 75 năm quan hệ giữa hai nước được khắc ghi trọn vẹn.
    • Kiều bào và những hy vọng về một mùa Xuân mới của đất nước
      Xuân Quê hương là sự kiện đặc biệt, nơi những người con xa xứ trở về Tổ quốc, hòa mình vào dòng chảy của đất nước, và cảm nhận sâu sắc hơi thở quê hương trong từng nốt nhạc, sắc hoa ngày Tết. Với kiều bào, đây không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là khoảnh khắc để kết nối tâm hồn với nguồn cội, để thấy mình thuộc về một cộng đồng lớn mạnh và đầy tình yêu thương.
    • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tự hào về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
      Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Séc, chiều 19/1, giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã tới thăm gia đình Việt kiều tiêu biểu: gia đình ông Hoàng Đình Thắng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.
    • Thủ tướng thăm các trung tâm thương mại của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc
      Tối 19/1, giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm Trung tâm thương mại Sapa và Trung tâm thương mại Tamda - 2 Trung tâm thương mại do người Việt Nam đầu tư tại Cộng hòa Séc.
    Nổi bật Việt Báo
    Đừng bỏ lỡ
    Gặp mặt 100 trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản
    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO