Thời sự 24 giờ: Làm cách nào cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh chiếm đoạt 767 tỉ đồng?

Tổng hợp| 25/11/2023 06:00

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ban hành kết luận đề nghị truy tố ông Trần Quí Thanh - chủ tịch Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát, cùng hai con gái, với cáo buộc chiếm đoạn 767 tỉ đồng.

Sôi nổi chuyện nên hay không nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Quy định "cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe" là vấn đề được rất nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chiều 24/11.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng việc cấm tuyệt đối chưa phù hợp với các quy định về y tế cũng như bảo đảm tính khoa học.

Bà Phúc cho biết chuyên gia y tế nhận định có người tham gia giao thông không sử dụng bia rượu, chất có nồng độ cồn, tuy nhiên do điều kiện cơ thể sinh học, trong hơi thở có nồng độ cồn vượt hơn mức số 0.

Xem thêm: 'Không cần rượu, có anh nghĩ đến vợ đã tim đập chân run không lái được xe'

042622-canh-sat-kiem-tra-nong-do-con.jpg

Xem thêm: Chính phủ giải trình việc "cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe"

Đại biểu Lê Hữu Trí (Khánh Hòa) đánh giá việc quy định nghiêm  nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nhưng ông Trí cũng cho rằng quy định này cũng có phần chưa phù hợp dưới góc độ văn hóa, tập quán sinh hoạt của người Việt Nam. Ông Trí vì thế đề nghị cần nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng quy định này trên cơ sở đảm bảo yêu cầu thực tiễn, các căn cứ khoa học, đảm bảo tính khả thi.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng "uống rượu phải ở mức độ nào đó, vì rượu bia chỉ có tác hại khi uống quá nhiều, nếu không thì không nguy hiểm". Quan điểm của ông Tám là cần có quy định về mức nồng độ cồn.

Xem thêm: Quán nhậu vắng ô tô, người uống rượu bia sợ cầm lái

Đại biểu Bế Trung Anh (Trà Vinh) cho rằng bản chất chúng ta muốn kiểm soát năng lực hành vi của người tham gia giao thông, nhưng rượu chỉ là một trong số các tác nhân. Ông cho rằng cần phân biệt rõ giữa năng lực hành vi với việc dùng hay không dùng rượu, đại biểu Bế Trung Anh cho rằng không nên quy định tuyệt đối nồng độ cồn bằng 0.

Với ý kiến đề nghị điều chỉnh theo hướng quy định mức tỷ lệ nồng độ cồn cụ thể được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông, Đại tướng Tô Lâm khẳng định Chính phủ sẽ nghiên cứu, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở bảo đảm yêu cầu thực tiễn, có căn cứ khoa học và bảo đảm tính khả thi.

Cũng trong ngày 24/11, liên quan dự thảo luật quy định giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 phải được đổi sang giấy phép mới theo lộ trình do Chính phủ quy định, đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) đề nghị ban soạn thảo xem xét có cần thiết.

Theo ông Bình, cả nước có khoảng 22 triệu giấy phép lái xe mô tô không thời hạn bằng vật liệu giấy, được cấp từ năm 1995 đến tháng 7/2012. Với lệ phí cấp đổi là 135.000 đồng, người dân sẽ phải tốn 2.970 tỉ đồng. Với chi phí lớn như vậy, ông cho rằng cân nhắc kỹ về nội dung này.

Ba cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh chiếm đoạt 767 tỉ đồng

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ban hành kết luận đề nghị truy tố ông Trần Quí Thanh - chủ tịch Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát.

Xem thêm: Ông chủ Tân Hiệp Phát xài 'luật của Thanh' chiếm đoạt 2 dự án ngàn tỉ đồng của nữ đại gia

Ông Trần Quí Thanh bị C01 đề nghị truy tố tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hai con gái ông Trần Quý Thanh là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cũng bị đề nghị truy tố cùng tội danh.

Xem thêm: Môi giới đại gia vay tiền ông Trần Quí Thanh, người đàn ông đút túi 23 tỷ đồng

nhung-nguoi-moi-gioi-huong-loi-hang-chuc-ti-dong-nhung-khong-bi-xu-hinh-su-thp-1700816170-58-width640height427.jpg
Ông Trần Qúy Thanh và hai con Trần Uyên Phương (trái) và Trần Ngọc Bích (phải).

Xem thêm: Cơn say kim tiền, những tập đoàn gia đình nghìn tỷ vướng lao lý

Kết quả điều tra xác định, lợi dụng quy định về cho vay, hợp đồng chuyển nhượng, chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát cùng hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích đã cho một số người vay lấy lãi "dưới mức cấu thành tội phạm về cho vay lãi nặng".

Xem thêm: Tân Hiệp Phát đã làm gì với mảng bất động sản?

Khi cho vay, ông Thanh không làm hợp đồng vay tiền có cầm cố tài sản mà buộc các doanh nghiệp, cá nhân phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần trong dự án. Giá trị của các dự án, bất động sản trong hợp đồng có giá trị thấp hơn nhiều lần so với thực tế.

Xem thêm: 'Khủng' như đại cự phú Tân Hiệp Phát

Cơ quan điều tra cáo buộc khi bên vay làm thủ tục chuyển nhượng tài sản cho bên Tân Hiệp Phát, ông Thanh chỉ đạo hai con gái làm thủ tục sang tên cho mình để nắm quyền kiểm soát, định đoạt tài sản.

Mặc dù bên vay đã thực hiện nghĩa vụ trả đầy đủ gốc và nợ lãi theo thỏa thuận nhưng ông Thanh vẫn dùng các thủ đoạn gian dối hoặc tạo ra các lý do để cố tình không trả lại tài sản và chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm: Tham vọng bất động sản của Tân Hiệp Phát

Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2020, ba cha con chủ tịch Tân Hiệp Phát đã chiếm đoạt tài sản gồm 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất của anh Nguyễn Văn Chung; 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của anh Nguyễn Huy Đông.

Tổng giá trị các tài sản là 767 tỉ đồng, theo cáo buộc của cơ quan điều tra.

Hai nữ tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt ở Hàn Quốc vì ‘vận chuyển ma túy’ được tuyên vô tội

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống tội phạm ma túy, Trung tướng Nguyễn Văn Viện (Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an) cho biết, theo thông tin ông nắm bắt được, tòa án cấp sơ thẩm tại Hàn Quốc đã tuyên vô tội đối với 2 nữ tiếp viên hàng không Việt Nam bị cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ hồi tháng 9.

Xem thêm: Chuyên gia tội phạm học bày cách tránh bị "gài" vận chuyển ma túy

screen-shot-2023-11-24-at-101137-1700795525696_11zon.jpg
Sở cảnh sát Inchoen.

Xem thêm: Phía sau vẻ hào nhoáng của nghề tiếp viên hàng không

Trước đó, ngày 6/9, đài MBC (Hàn Quốc) đưa tin, cảnh sát Incheon (Hàn Quốc) đã bắt giữ 2 trong số 4 thành viên phi hành đoàn của một hãng hàng không Việt Nam để điều tra hành vi buôn lậu ma túy.

Xem thêm: Nữ tiếp viên hàng không Việt kể góc khuất ít ai ngờ về nghề

Hai tiếp viên bị bắt khoảng 20 tuổi, bị nghi ngờ giấu cần sa dạng lỏng (tinh dầu cần sa) trị giá 300 triệu won (hơn 5,4 tỷ đồng) trong các hộp đựng mỹ phẩm và mang vào Hàn Quốc từ tháng 4.

Xem thêm: Góc nhìn điều tra viên về vụ tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy

Theo điều tra ban đầu, hai nữ tiếp viên khai đã nhận chuyển hàng hộ từ Việt Nam sang Hàn Quốc với tiền công khoảng từ 68.000 won đến 150.000 won (từ khoảng 1,2 triệu đồng đến 2,7 triệu đồng) cho mỗi lần chuyển hàng.

Các nữ tiếp viên cho biết họ chỉ nhận vận chuyển hàng mà hoàn toàn không biết bên trong là cần sa.

Vì sao Đà Lạt không cho ông Đoàn Hải Hà đổi tên nhà hàng Thủy Tạ?

Liên quan đến việc ông Đoàn Hải Hà (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thông báo không tham gia đầu tư vào nhà hàng Thủy Tạ (Đà Lạt) và từ chối đóng khoản tiền hơn 150 tỉ đồng để thuê nhà hàng trên trong 10 năm, vì không được chấp thuận đổi tên công trình này, UBND TP Đà Lạt đã phản hồi.

Theo UBND TP Đà Lạt, việc không cho nhà đầu tư đổi tên nhà hàng Thủy Tạ là làm đúng luật, đảm bảo tính toàn vẹn của nhà hàng này, một phần cấu thành quan trọng của danh thắng hồ Xuân Hương.

Xem thêm: Người hủy thuê Thủy Tạ Đà Lạt có được nhận lại 600 triệu đồng tiền cọc?

dau-gia-nha-hang-thuy-ta-da-latlam-dongvu-linh-1699852108561_11zon.jpg

Xem thêm: Thuê nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt 15,1 tỷ đồng/năm: Làm gì để thu hồi vốn?

UBND TP Đà Lạt phân tích đề nghị của ông Hà không có cơ sở thực hiện vì nhà hàng Thủy Tạ thuộc khu vực I của danh thắng cấp quốc gia hồ Xuân Hương (vùng bảo vệ nghiêm ngặt - PV). Do đó, việc thay đổi tên nhà hàng này thuộc thẩm quyền Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Lý do ông Hà đưa ra: Phương án kinh doanh sơ bộ của ông Hà có nội dung bắt buộc phải đổi tên nhà hàng Thủy Tạ thành nhà hàng HV. Theo ông Hà, việc đổi tên sẽ giúp ông có khoản doanh thu lớn hằng năm, chưa kể đến quảng cáo cho những thương hiệu khác.

Ngoài ra nội dung thiết kế đô thị của nhà hàng Thủy Tạ: định hướng tổ chức không gian, các hướng nhìn, góc nhìn đẹp, giao thông, chiếu sáng, cây xanh, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc… đã được quy hoạch theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng năm 2016 trên cơ sở chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Những điều chỉnh mà ông Hà đưa ra liên quan đến tính nguyên vẹn tổng thể của công trình đều nằm ngoài thẩm quyền của UBND TP Đà Lạt.

Baemin rút khỏi thị trường Việt Nam

Baemin cho biết sẽ chính thức ngừng hoạt động từ 0h ngày 8/12/2023. Người tiêu dùng vẫn có thể đặt món trên ứng dụng này đến hết ngày 7/12.

Trong thông báo gửi đến đối tác là các nhà hàng, ứng dụng giao hàng chia sẻ quyết định rời khỏi thị trường Việt Nam được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của nước sở tại.

Xem thêm: Ra mắt ấn tượng, vì sao ông lớn giao đồ ăn Baemin rút khỏi Việt Nam?

top-20-nha-hang-chuan-baemin-tien-phong-cho-nen-tang-giao-do-an-truc-tuyen.jpg

Xem thêm: Ứng dụng gọi xe, giao đồ ăn với một năm giá nhiên liệu tăng, tài xế rời ứng dụng

Doanh nghiệp cam kế thanh toán đầy đủ các khoản công nợ trong thời gian hoạt động còn lại, đồng thời hoàn trả chi phí quảng cáo và tiếp thị đã trả trước cho tháng 12-2023, sau khi hoàn thành đối soát.

Vào tháng 6/2019, ứng dụng giao hàng đến từ Hàn Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, khởi đầu tại TP.HCM. Trong suốt 4 năm qua, Baemin luôn để lại ấn tượng với người tiêu dùng qua các chiến dịch quảng cáo đầy tính sáng tạo, dễ thương, năng động và gần gũi.

Khi vào ứng dụng, ngoài đặt dịch vụ giao đồ ăn nhanh, khách hàng còn trải nghiệm các dịch vụ đi chợ, mua sắm hàng bách hóa trực tuyến...

Xem thêm: Tài xế công nghệ than thiếu khách, ít đơn, thu nhập giảm 50%

Baemin là ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam (thành viên của liên doanh giữa Woowa Brothers - công ty giao đồ ăn top đầu tại Hàn Quốc) và Delivery Hero (tập đoàn công nghệ giao đồ ăn hàng đầu thế giới đến từ Đức, cung cấp dịch vụ tại hơn 50 quốc gia khác nhau).

Vào tháng 9 vừa qua, lãnh đạo điều hành ứng dụng này cũng đã gửi thông báo tới nhân viên, chia sẻ về việc phải tạm thời thu hẹp hoạt động do gặp nhiều thách thức tại thị trường giao hàng ở Việt Nam.

Trước đó ông Niklas Östberg - đồng sáng lập kiêm tổng giám đốc Delivery Hero (công ty mẹ) - chia sẻ với Hãng tin Reuters về việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam "không bao giờ có lãi", trong khi đánh giá triển vọng của công ty tại châu Á lại tích cực.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Làm cách nào cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh chiếm đoạt 767 tỉ đồng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO