100% ý kiến phát biểu tại Ủy ban TVQH nhất trí với phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe vì cho rằng việc này đang từng bước hình thành văn hóa rất tốt, hạn chế tác hại của rượu, bia.
Ủng hộ phương án Chính phủ đưa ra về việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, Ủy ban Quốc phòng - An ninh tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn hướng này để báo cáo Quốc hội.
Theo Bộ Công an, văn hóa ẩm thực Việt Nam có nhiều điểm đặc thù, có tính cả nể. Nếu quy định nồng độ bằng không thì không uống. Nhưng nếu có một hạn mức nào đó thì lái xe có thể bị ép uống.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức, cơ quan thẩm tra cơ bản đồng ý với ban soạn thảo dự án luật là cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
Tìm hiểu kỹ sẽ thấy nhiều nước đang áp dụng "vùng xanh" trong xử phạt nồng độ cồn. Hệ thống luật giao thông của họ quy định hết sức chặt chẽ, nhưng cách vận hành chế tài xử phạt không theo hướng cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.
Nhiều chủ quán nhậu, karaoke trên địa bàn TPHCM than đang chật vật gồng lỗ vì khách đến quán giảm. Họ nói khách ngại uống bia vì sợ CSGT kiểm tra nồng độ cồn.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ban hành kết luận đề nghị truy tố ông Trần Quí Thanh - chủ tịch Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát, cùng hai con gái, với cáo buộc chiếm đoạn 767 tỉ đồng.
Cho biết sẽ nghiên cứu, đánh giá thận trọng việc cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn, Chính phủ giải thích quy định như vậy nhằm hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo sức khỏe người tham gia giao thông.
Việc cấm tuyệt đối tài xế có nồng độ cồn là thiếu tính thực tiễn, khoa học, nhiều ý kiến cho rằng nên tham khảo các nước trên thế giới trong đó có thể nâng ngưỡng nồng độ cồn ở mức 30mg/100ml máu.
Luật sư cho rằng, quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn như vậy là quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam.