Tính đến ngày 21/11, số chứng thư chữ ký số cá nhân cấp cho người dân trên toàn quốc đã đạt hơn 12,4 triệu, chiếm hơn 20% tổng số người dân Việt Nam trưởng thành.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, ngành bưu chính cần mở rộng hệ sinh thái và không gian hoạt động để trở thành hạ tầng thiết yếu quốc gia của nền kinh tế số.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa có chuyến công tác tại Nhật Bản, làm việc với Ngân hàng Thế giới và lãnh đạo cơ quan quản lý các nước nhằm mở rộng các chương trình hợp tác để đẩy nhanh phát triển hạ tầng số Việt Nam.
Trong khi lịch sửa nhánh S1H5 của tuyến AAE-1 tiếp tục bị lùi sang tháng 12, một tuyến cáp quang biển khác là APG vừa gặp sự cố. Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet đi quốc tế cung cấp tới người dùng.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Công an thúc đẩy cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho các sàn thương mại điện tử, bảo đảm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia các sàn đều được xác thực danh tính.
Bộ TT&TT được yêu cầu, trước ngày 30/11, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan, tổ chức liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ thực trạng, đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng lõm sóng, lõm điện tại các thôn, bản.
Theo Cục Tần số vô tuyến điện, Hội thảo “Công nghệ miễn cấp phép thế hệ mới phục vụ phát triển kinh tế số” là diễn đàn quan trọng hướng tới thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng các công nghệ vô tuyến băng rộng tại Việt Nam và ASEAN.
Theo Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình, với các quy định mới được bổ sung về xác thực, chặn lọc, bảo vệ người dùng..., có thể kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu hành vi tiêu cực trên không gian mạng.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến tháng 10, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone đã đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng là 82,3%, tăng hơn 2% so với thời điểm tháng 2/2024.
Các sự cố trên 2 tuyến cáp quang biển quốc tế IA và APG đã được khắc phục xong. Tuy vậy, kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn, do lịch sửa lỗi trên nhánh S1H5 của tuyến AAE-1 bị lùi đến ngày 27/11.
Bên cạnh ứng dụng AI chủ động phát hiện sớm vi phạm ngay từ khâu đăng ký tên miền, Bộ TT&TT cũng sẽ dùng nguồn lực cộng đồng để giám sát, phát hiện và báo cáo lạm dụng tên miền, website lừa đảo trên các hệ thống của Bộ.
Tổng hợp kinh nghiệm thành công của một số bộ, ngành, địa phương thời gian qua, Bộ TT&TT đã xây dựng ‘Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến’ để hướng dẫn các bộ, tỉnh phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
"Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã xác định rõ hạ tầng số chính là nền tảng để Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh.
Hiện tại, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến cáp quang biển IA đã được khôi phục hoàn toàn. Với các sự cố xảy ra trên 2 tuyến cáp APG và AAE-1, đối tác quốc tế dự kiến hoàn thành việc khắc phục trong tháng 10.
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT là 1 trong 12 cá nhân, tổ chức vừa được vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam - VCA 2024.
Chương trình ‘Tháng 10. Tháng tiêu dùng số’ là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 được tổ chức thường niên từ năm 2022.
Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT&TT), doanh thu công nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 118 tỉ USD, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nỗ lực ở cả 3 trụ cột hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, dịch vụ công trực tuyến đã giúp Việt Nam tăng 15 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử. Trong đó, thành công về củng cố hạ tầng viễn thông có đóng góp lớn hơn cả.
Một nội dung mới được Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo là xây dựng kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu vực có yêu cầu cao về cảnh quan.