Thời sự 24 giờ: Hai ‘sếp’ công ty Bluesky đã hối lộ bao nhiêu tiền trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’?

Tổng hợp| 10/04/2023 06:00

Theo kết luận điều tra, bị can Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng là Tổng GĐ và Phó Tổng GĐ Công ty Bluesky phạm tội ‘Đưa hối lộ’, với số tiền hơn 100 tỉ đồng trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’.

Hai ‘sếp’ công ty Bluesky đã hối lộ bao nhiêu tiền trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’?

Theo kết luận điều tra, bị can Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng là Tổng GĐ và Phó Tổng GĐ Công ty Bluesky phạm tội ‘Đưa hối lộ’, với số tiền hơn 100 tỉ đồng trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’.

Xem thêm: Bộ Công an sẽ điều tra những gì ở giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu

Để được thuận lợi thực hiện các chuyến bay đưa người từ nước ngoài về Việt Nam, cả hai bị can Sơn và Hằng đã trực tiếp hoặc thông qua mối quan hệ đặt vấn đề, đưa hối lộ cho các cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn để được phê duyệt, hỗ trợ tổ chức chuyến bay; phê duyệt chủ trương cách li y tế, cấp phép vượt số lượng khách.

Xem thêm: Cựu Cục trưởng Lãnh sự nhận 25 tỷ của doanh nghiệp thực hiện chuyến bay giải cứu

chuyen-bay-guai-cuu-18540438_11zon.jpg

Xem thêm: Chiêu 'vòi tiền' doanh nghiệp của cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự

Do cùng góp vốn để kinh doanh, điều hành hoạt động của Công ty Bluesky nên Sơn và Hằng đã cùng bàn bạc, thống nhất mức tiền chi, cùng kết nối, đưa tiền cho các cán bộ có thẩm quyền. Theo đó, trong quá trình xin 109 chuyến bay, xin chủ trương cách li y tế, Sơn và Hằng đã chi phí tổng cộng hơn 38,5 tỉ đồng.

Xem thêm: Chiêu ép doanh nghiệp chung chi của cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Trong đó, 2 bị can này đã đưa cho bị can Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao, 5 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao 5,9 tỉ; Đỗ Hoàng Tùng, cựu phó cục trưởng Cục Lãnh sự 2,6 tỉ đồng; đưa cho Phạm Trung Kiên, cựu thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế, 6 tỉ đồng; Trần Văn Tân, cựu phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, 5 tỉ đồng; Nguyễn Thanh Hải, cựu vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ, 5 tỉ đồng; Nguyễn Tiến Thân chuyên viên Vụ này, 3,2 tỉ đồng…

Xem thêm: Lời khai 'đưa tiền hối lộ cho người khác' của cựu trợ lý Phó Thủ tướng

Ngoài ra, khi cơ quan điều tra vào cuộc, bị can Sơn và Hằng đã bàn bạc để "chạy tội". Hằng là người đại diện liên hệ, gặp và đưa cho bị can Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội, 2,8 triệu USD để "lo" cho cả 2 không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, Cơ quan ANĐT cho rằng chỉ đủ cơ sở kết luận bị can Tuấn đã nhận 2.650.000 USD (tương đương 61,6 tỉ đồng) từ Hằng.

Xem thêm: Bí mật trong chiếc vali cựu PGĐ Công an Hà Nội đưa cho Hoàng Văn Hưng

Sau đó, bị can Tuấn khai đã đưa cho Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng Điều tra (Cục ANĐT, Bộ Công an), 2.250.000 USD để "lo" cho Hằng và Sơn; 400.000 USD còn lại dùng việc cá nhân.

Xem thêm: Kế hoạch chạy án hàng triệu USD của 2 cựu công an

Tuy nhiên, Căn cứ vào kết quả điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định chỉ đủ căn cứ kết luận Hoàng Văn Hưng đã nhận 800.000 USD từ Nguyễn Anh Tuấn.

Chính phủ yêu cầu dùng mã số định danh cá nhân khi làm thủ tục hành chính

Theo chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan cần khẩn trương ban hành văn bản pháp luật nhằm thực hiện nghiêm quy định bỏ Sổ hộ khẩu giấy, dùng mã số định danh cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính.

Nội dung này được đề cập trong Nghị quyết Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 vừa được ban hành.

Chính phủ, đề nghị rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính; tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến một cách thực chất, hiệu quả; ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Tư pháp, nhằm nghiên cứu giải pháp triển khai thí điểm ứng dụng VNeID trong chuyển đổi số tại một số bộ, ngành, địa phương trong khi chờ sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan.

Trước mắt, Chính phủ yêu cầu sử dụng tài khoản VNeID để làm sạch dữ liệu và tạo lập tài khoản mới đối với thông tin thuê bao di động, nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư, thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử để các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng; cung cấp dịch vụ chứng thư số công dân đảm bảo danh tính và triển khai thí điểm sử dụng bằng lái xe tích hợp trên tài khoản định danh điện tử tại tỉnh Bình Dương. Giải pháp thí điểm cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 4.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Điện Biên trong tháng 11

Trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên, ngày 9/4, Thủ tướng yêu cầu tỉnh hoàn thành sân bay Điện Biên trong tháng 11 và xây dựng tuyến đường kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm…

Xem thêm: Trình quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội giai đoạn 2026-2030

sb-dien-bien-acv-16426705225531314933224.jpeg

Xem thêm: Những hộ dân cuối cùng sống giữa đại công trường sân bay Long Thành

Thủ tướng đề ra phương hướng Điện Biên cần tập trung phát triển hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế, viễn thông, điện; huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội thông qua các hình thức hợp tác công tư.

Xem thêm: Cuộc sống sau màn chắn của người dân ven dự án sân bay lớn nhất Việt Nam

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Điện Biên làm tốt công tác quy hoạch; khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thành trong tháng 9.

Đề nghị truy tố nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Diệp Dũng

Cơ quan ANĐT Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp, đề nghị truy tố ông Diệp Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op); Võ Thành Trung (Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư phát triển Đô Thị Mới); Tôn Thất Hào (Tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Đại Á) đề nghị truy tố về tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ.

Xem thêm: Lãnh 2 năm tù vì chiếm đoạt tài liệu bí mật, ông Diệp Dũng tiếp tục kêu oan

87aae9e3-a7cc-43cf-9a49-49830f099d21-00251534_11zon.jpg

Theo kết luận, từ năm 1999 đến tháng 1/2020, Saigon Co.op có 9 lần tăng vốn điều lệ. Trong đó, lần tăng vốn thứ 9, ông Diệp Dũng đã chỉ đạo tăng từ 3.200 tỷ đồng lên 6.797 tỷ đồng (tăng thêm 3.597 tỷ đồng, tương ứng 53%). Thanh tra TP.HCM xác định hành vi này của ông Dũng chưa đúng quy định của Luật Hợp tác xã, điều lệ tổ chức và hoạt động của Saigon Co.op đã được đại hội thành viên thông qua.

Ngày 19/8/2016, ông Diệp Dũng đã tự ý dùng 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng huy động vốn đặt cọc cho thương vụ mua lại chuỗi BigC Việt Nam. Tiếp đó, Diệp Dũng tự ý ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty CP địa ốc Đại Á và Công ty CP đầu tư phát triển Đô Thị Mới với số tiền 1.000 tỷ đồng trên.

Theo hợp đồng hợp tác đầu tư với hai công ty trên, Saigon Co.op được nhận tỷ lệ lợi nhuận cố định 7%/năm. Tuy nhiên, sau đó, ông Diệp Dũng tự ý ký thỏa thuận bổ sung điều chỉnh tỷ lệ lợi nhuận từ 7%/năm xuống còn 0%/năm, gây thiệt hại cho Saigon Co.op gần 115,7 tỷ đồng.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Hai ‘sếp’ công ty Bluesky đã hối lộ bao nhiêu tiền trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO