Đề xuất 350.000 tỷ đồng chấn hưng văn hóa dự trên cơ sở nào?
Trong công văn gửi Bộ VH-TT-DL ngày 16/10, Bộ KH&ĐT cho biết các thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước đã cho ý kiến về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035.
Bộ KH-ĐT đề nghị làm rõ cơ sở, phương pháp xác định số tiền 350.000 tỷ đồng đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng, phát triển văn hóa.
Xem thêm: Chấn hưng văn hóa từ việc xây dựng con người
Xem thêm: Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Thầy cô cần gì và phải làm gì?
Bộ KH&ĐT đánh giá dự thảo mới nêu một số căn cứ xác định nhu cầu vốn ngân sách trung ương mà chưa nêu cơ sở, phương pháp xác định tổng vốn đầu tư của chương trình là 350.000 tỷ đồng trong 11 năm (2025-2035). Tổng vốn đầu tư của chương trình cũng chưa được tính toán dựa trên mục tiêu, quy mô chương trình.
Xem thêm: Chấn hưng đất nước bắt đầu từ cải cách đại học
Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn lực thực hiện Chương trình như Bộ VH-TT-DL đề xuất chưa thể hiện rõ cơ cấu từng nguồn vốn, chưa thống nhất giữa các tài liệu. Cơ quan soạn thảo cần rà soát, chỉnh sửa tổng vốn đầu tư chương trình theo hướng chia theo từng nguồn và phân kỳ đầu tư theo giai đoạn.
Bộ KH-ĐT đánh giá Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình dù đã lấy ý kiến chuyên gia, các cơ quan nhưng giải trình và thuyết minh còn sơ sài. Tên Chương trình chưa bám sát các văn bản của Đảng, Quốc hội.
Xem thêm: Mỗi người Việt 'gánh' hơn 36,7 triệu đồng nợ công
Về con số tổng mức đầu tư cho chương trình chấn hưng văn hóa 350.000 tỉ đồng, ý kiến của Bộ Nội nhận định "là rất lớn", cần nghiên cứu, rà soát kỹ kinh phí trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn tài lực quốc gia còn hạn chế, phải triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Y tế góp ý lĩnh vực văn hóa khó đo lường kết quả đầu ra, đề nghị Bộ VH-TT&DL làm rõ nội hàm các tiêu chí đánh giá hiệu quả để đảm bảo chương trình được triển khai thực hiện hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch và phù hợp với người dân Việt Nam.
Viện Nghiên cứu văn hóa (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tuy khẳng định việc đầu tư hạ tầng là việc cần thiết nhưng cho rằng chương trình của Bộ VH-TT&DL xây dựng thiếu cân đối vì tập trung quá nhiều kinh phí để xây dựng, cải tạo các công trình văn hóa mà chưa đi đôi với việc làm thế nào để phát triển các hoạt động văn hóa tương ứng.
Viện cũng đề nghị nên đặt tên là Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2025-2035, bỏ từ "chấn hưng, phát triển".
Thủ tướng đề nghị khẩn trương cứu ngư dân 2 tàu cá bị chìm ở khu vực đảo Song Tử Tây
Ngày 17/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện 970/CĐ-TTg về việc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân trên 2 tàu cá của ta bị chìm tại khu vực đảo Song Tử Tây.
Xem thêm: Xuyên đêm cứu 10 ngư dân bị chìm tàu trên biển
Theo thông tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam, vào khoảng 1 giờ ngày 17/10, tàu QNa 90927 TS bị sóng đánh chìm tại khu vực cách Bắc Tây Bắc đảo Song Tử Tây khoảng 135 hải lý, 37 ngư dân đã được tàu QNa 91782 TS cứu vớt, hiện còn 1 ngư dân đang mất tích.
Xem thêm: Tàu cá ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bị sóng đánh chìm, cứu hơn 80 người, 15 ngư dân mất tích
Xem thêm: Chạy đua với 'thời gian vàng' tìm kiếm 13 ngư dân
Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 16/10, tàu QNa 90129 TS bị chìm do lốc xoáy tại khu vực cách Đông Bắc đảo Song Tử Tây khoảng 120 hải lý, 40 ngư dân đã được các tàu ngoài hiện trường cứu nạn an toàn, hiện còn 14 ngư dân đang mất tích.
Xem thêm: Người thân đứng ngồi không yên, ngóng tin tìm kiếm 13 ngư dân còn mất tích
Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị và lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải huy động tối đa các lực lượng, phương tiện, khẩn trương triển khai nhanh nhất các biện pháp tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ các ngư dân mất tích.
Xem thêm: Bệnh xá ở huyện đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp tìm kiếm kịp thời, hiệu quả để cứu nạn, cứu hộ các ngư dân đang mất tích.
Chủ tịch nước sang Trung Quốc dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường
Trưa 17/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), bắt đầu các hoạt động trong chuyến công tác từ ngày 17 đến 20/10, trong đó có tham gia Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba từ ngày 17 đến 18/10.
Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Xây dựng đô thị, nông thôn Trung Quốc Nghê Hồng cùng Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba ra đón đoàn.
Đây là chuyến công tác Trung Quốc và cũng là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu lần đầu tiên trong chuyến thăm Trung Á (tháng 9/2013) và Đông Nam Á (tháng 10/2013).
Với chủ đề “Hợp tác chất lượng cao Vành đai và Con đường, chung tay vì phát triển và thịnh vượng chung”, diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, tổng kết những thành tựu BRI đạt được trong 10 năm qua, trao đổi triển vọng, phương hướng hợp tác trong tương lai.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ có các bài phát biểu tại diễn đàn cấp cao, với sự tham dự của lãnh đạo nhiều nước và các đại biểu, cộng đồng doanh nghiệp đến từ khoảng 140 quốc gia, các tổ chức quốc tế.
Diễn đàn gồm 3 phiên cấp cao với nội dung trọng tâm về “Kinh tế số như động lực mới của tăng trưởng”, “Kết nối trong một nền kinh tế toàn cầu mở”, “Con đường tơ lụa xanh vì sự hài hoà với thiên nhiên” và 6 diễn đàn khác về kết nối thương mại, giao lưu nhân dân, con đường tơ lụa sạch, hợp tác địa phương, hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và hợp tác trên biển. Một hội nghị CEO cũng sẽ được tổ chức tại diễn đàn lần này.
Bộ Công Thương: Chưa đủ pháp lý giao EVN làm điện gió ngoài khơi
Tại tờ trình mới nhất về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII gửi lãnh đạo Chính phủ, Bộ Công Thương cho hay, việc xác định cụ thể dự án và doanh nghiệp trong nước triển khai dự án điện gió ngoài khơi thí điểm gặp các khó khăn.
Bộ Công thương báo cáo hiện chưa có cơ sở pháp lý để giao cho EVN và các doanh nghiệp trong nước triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.
Xem thêm: 'Để các cột điện gió đứng yên là một sự lãng phí'
Xem thêm: Việt Nam là cường quốc điện gió, sao phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc?
Trước mắt, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao EVN và các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, khảo sát về các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi có đủ cơ sở pháp lý để các cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư.
Xem thêm: Người dân thấp thỏm sống và canh tác dưới những trụ điện gió
Đối với điện mặt trời tập trung, dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng chưa xác định được danh mục dự án điện mặt trời tập trung.
Sau 13 năm phê duyệt, metro số 2 TP. HCM tiếp tục gia hạn hoàn thành đến năm 2030
Từ phê duyệt chủ trương điều chỉnh dự án xây dựng tuyến metro số 2 TP.HCM (Bến Thành - Tham Lương) của Chính phủ, UBND TP. HCM đã có quyết định điều chỉnh dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm - metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác dự án đến hết năm 2030 và 2 năm sửa chữa khiếm khuyết, bảo hành (đến hết năm 2032).
Xem thêm: TP.HCM lên phương án chống ngập ga ngầm metro số 1
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) - chủ đầu tư - phải phân tích đầy đủ các rủi ro, đề xuất giải pháp và có thời gian dự phòng trong trường hợp không hoàn thành theo đúng tiến độ, chịu trách nhiệm trong trường hợp dự án chậm trễ.
Bên cạnh đó MAUR đánh giá rút kinh nghiệm từ dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) trong các công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng, xử lý phát sinh, tranh chấp hợp đồng, việc sử dụng vốn vay ODA của các nhà tài trợ để metro 2 về đích đúng tiến độ.
UBND TP.HCM yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM phối hợp Sở TN-MT TP.HCM để được hướng dẫn thủ tục đánh giá tác động môi trường của dự á
Đồng thời cùng Sở KH-ĐT, Sở Tài chính TP.HCM bảo đảm việc bố trí vốn theo nhu cầu, kế hoạch, đề xuất giải pháp phòng ngừa rủi ro về nguồn vốn trong trường hợp thực hiện các hạng mục chậm tiến độ so với chỉ đạo của Thủ tướng.n đảm bảo theo quy định.
3 cán bộ liên quan vụ sạt lở nghiêm trọng tại Đà Lạt bị khởi tố
Liên quan đến vụ sạt lở tại hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, TP Đà Lạt, ngày 17/10, Công an TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định khởi tố bị can 3 cán bộ, gồm: Mạc Phương Hải (39 tuổi), Trần Quốc Hà (27 tuổi), Võ Khánh Toàn (39 tuổi, cùng ngụ TP Đà Lạt) để điều tra hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị can được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú, để phục vụ công tác điều tra.
Xem thêm: Vợ chồng tử vong trong vụ sạt lở ở Đà Lạt: Cả đời xa nhà làm thuê nuôi cha già và các con
Xem thêm: Đà Lạt yêu cầu cán bộ liên quan vụ sạt lở không rời khỏi thành phố
Trong 3 người vừa bị khởi tố, ông Hải và ông Hà là cán bộ Đội Quản lý trật tự đô thị TP Đà Lạt trực thuộc Phòng Quản lý đô thị TP Đà Lạt. Ông Toàn là công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường của UBND phường 10, TP Đà Lạt.
Xem thêm: Ám ảnh chuyện sinh tử sau những vụ sạt lở ở Đà Lạt
Theo điều tra ban đầu, ngày 17-4-2023, ông Hải, ông Hà đã phối hợp với ông Toàn kiểm tra công trình xây dựng kè chắn đất, đắp đất tại các thửa đất số 657, 658, 659 tờ bản đồ số 4 (tại hẻm 15/2 Yên Thế) nhưng không đối chiếu công trình thi công thực tế với bản vẽ thiết kế được phê duyệt, giấy phép xây dựng được cấp.
Xem thêm: Ẩn họa từ những căn nhà cheo leo vách núi ở Đà Lạt
Tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư, nhà thầu đang thi công kè móng, kè bê tông khu vực dưới hành lan an toàn đường điện, nhưng các cán bộ này vẫn cho phép tiếp tục thi công công trình.
Rạng sáng 29/6, công trình này sạt lở xuống hẻm 36 Hoàng Hoa Thám làm chết 2 người và gây thiệt hại nhiều nhà dân.
Xem thêm: Toàn cảnh Đà Lạt trắng xóa bê tông
Trước đó ngày 13/7, Công an TP Đà Lạt đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Uy Vũ (39 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Lê Nguyễn Lâm Đồng, đơn vị thiết kế và thi công bờ kè taluy bị sạt lở) và Dương Viết Phong (41 tuổi, cán bộ giám sát thi công) để điều tra hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Đà Lạt mời chuyên gia Nhật Bản tham vấn khắc phục sạt lở
Cũng liên quan vụ sạt lở nghiêm trọng này, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký công điện truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng giao Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng khắc phục nhanh hậu quả vụ sạt lở đất; kiểm tra, xác định nguyên nhân, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đất đai và hoạt động xây dựng.