Thời sự 24 giờ: Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng vụ 'chuyến bay giải cứu'

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 05/04/2023

Trong vụ chuyến bay giải cứu, ông Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị cáo buộc nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, ông Phạm Trung Kiên (cựu trợ lý Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên) nhận 42,6 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng vụ ‘chuyến bay giải cứu’

Liên quan đến vụ ‘chuyến bay giải cứu’, ngày 4/4, Cơ quan ANĐT hoàn tất kết luận vụ án, chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố 54 bị can về 5 tội danh trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Xem thêm: Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng

znews-photo-fbcrawler.zadn.vn-uploaded-pwivovlb-2023_04_03-_photo1649939503685_16499395038461610192479(1).jpg
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng.

Xem thêm: Vai trò của 8 cán bộ đại sứ quán Việt Nam trong vụ "chuyến bay giải cứu"

Theo kết luận điều tra, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng có nhiệm vụ phê duyệt tổ chức kế hoạch chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự, rồi gửi đến các thành viên trong tổ công tác thuộc 5 Bộ để xin ý kiến. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Dũng bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách "chuyến bay giải cứu". Ông Dũng bị cáo buộc đã nhận hối lộ 21,5 tỷ từ đại diện các doanh nghiệp đã được hỗ trợ, tạo điều kiện cấp phép thực hiện 'chuyến bay giải cứu'.

Xem thêm: Tạm giữ 670.000 USD, 146 lượng vàng khi khám xét vụ 'chuyến bay giải cứu'

Còn cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam bị cáo buộc trong quá trình làm Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao và nhận hối lộ 60.000 USD và 450 triệu đồng (tương đương tổng số tiền 1,8 tỷ đồng) để giúp Công ty Nhật Minh bán vé máy bay và nơi ở tại khách sạn lưu trú cho 6 chuyến bay đưa công nhân từ Nhật Bản về Việt Nam. Giai đoạn điều tra, 2 cựu thứ trưởng được đánh giá khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác. Ông Dũng nộp khắc phục 2 tỷ đồng, ông Nam nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận.bay combo".

Xem thêm: 'Nỗi đau' chuyến bay giải cứu

Vụ chuyến bay giải cứu khởi phát từ đầu năm 2022 khi Bộ Công an điều tra dấu hiệu nhận hối lộ để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay giải cứu, đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ 42,6 tỷ đồng như thế nào?

Trong kết luận điều tra vụ chuyến bay giải cứu, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đề nghị truy tố 54 bị can về 5 tội danh. Trong đó, ông Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên) bị cáo buộc tội danh Nhận hối lộ.

base64-16805920579791256811536.png

Xem thêm: Cựu trợ lý Phó Thủ tướng nhận hối lộ 4,2 tỷ đồng vụ 'chuyến bay giải cứu'

Ông Kiên bị CQĐT cáo buộc là người có 251 lần nhận hối lộ tổng số tiền lớn nhất trong các bị can bị đề nghị truy tố về tội danh này. Trong đó, lần ông Kiên nhận số tiền lớn nhất là 1,35 tỷ đồng từ một chủ doanh nghiệp ngay tại trụ sở Bộ Y tế.

Xem thêm: Cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế 251 lần nhận tiền

CQĐT xác định khi làm việc, ông Kiên đã tiếp xúc, yêu cầu, thỏa thuận với những đại diện doanh nghiệp tham gia chuyến bay giải cứu và các cá nhân phải chi 50-200 triệu đồng mỗi chuyến bay, hoặc từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/1 khách đối với chuyến bay combo. Ngoài ra, ông Kiên yêu cầu doanh nghiệp chi 7-15 triệu đồng với mỗi khách lẻ, tùy từng thời điểm để được Bộ Y tế chấp thuận cho hồi hương.

Xem thêm: Danh sách 21 bị can bị truy tố tội nhận hối lộ trong vụ 'chuyến bay giải cứu'

Ông Kiên còn bị cáo buộc cùng bị can Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh) yêu cầu, gợi ý các doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay.

Xem thêm: Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 2 tỷ đồng

Theo Bộ Công an, ông Kiên nhận tiền lần đầu tiền từ bị can Nguyễn Thị Thanh Hằng (Tổng giám đốc Công ty du lịch Bầu trời xanh) hồi tháng 7/2021.

znews-photo.zingcdn.me-uploaded-pwivovlb-2023_04_04-_van_don(1).jpg

Xem thêm: Cựu Phó Chủ tịch Quảng Nam 9 lần nhận hối lộ 5 tỷ đồng vụ 'chuyến bay giải cứu'

Từ tháng 9/2021 đến đầu năm 2022, ông Kiên nhận hối lộ tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng từ những công ty như: Bầu trời xanh, Masterlife, Nhật Minh, An Bình, Vitrato, A Châu, Bầu trời Hà Nội, Phượng Hoàng, GI9, TSN, Lữ Hành Việt, Hoàng Long Luxury, Sao Hà Nội, Vijasun, Thuận An, Nam Hồng, Sang Trọng, Quốc tế, Sao Phương Đông...

Người mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất 8,2%/năm

Theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/4, người dân thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội có nhu cầu vay mua nhà ở xã hội có thể đến các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank để thực hiện thủ tục vay với lãi suất 8,2%/năm, thời hạn cho vay tối đa là 5 năm.

Xem thêm: Huy động các tập đoàn lớn, nhà đầu tư nước ngoài xây 1 triệu nhà ở xã hội

z4154631805073_4323801a85e9e5ea701ceca5719bfb9c.jpg

Còn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay với lãi suất 8,7%/năm, thời gian ưu đãi là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận ban đầu.

Xem thêm: Người dân tranh mua, vì sao doanh nghiệp vẫn ‘ngại’ đầu tư nhà ở xã hội?

Trong đó, mỗi người mua nhà chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại chương trình này một lần để mua một căn hộ. Đồng thời, mỗi dự án của chủ đầu tư chỉ được tham gia vay vốn theo quy định tại chương trình này một lần.

Thời hạn giải ngân của chương trình áp dụng từ nay đến khi doanh số giải ngân đạt 120.000 tỷ đồng, nhưng không quá ngày 31/12/2030.

Khi hết thời gian ưu đãi, ngân hàng thương mại và khách hàng sẽ tự thỏa thuận, thống nhất với nhau về lãi suất cho vay để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và được xác định rõ tại thỏa thuận cho vay ký kết giữa ngân hàng và khách hàng.

Hôm nay xét xử vụ cháy chung cư Carina làm 13 người chết

Hôm nay, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ cháy chung cư Carina Palaza ở quận 8 xảy ra hồi tháng 3/2018, làm 13 người chết và 60 người bị thương.

Bị cáo Nguyễn Văn Tùng (nguyên giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ sản xuất Hùng Thanh - chủ đầu tư chung cư Carina) và Nguyễn Quốc Tuấn (nguyên trưởng ban quản lý chung cư Carina) bị xét xử về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Xem thêm: Chung cư mini: Đi cũng dở, ở thì lo

295118841919509941416086489469241087195382n-1521764642790364610442-1680513728172419801310.jpg

HĐXX đã triệu tập 642 người là bị hại, 70 người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan, 10 luật sư bào chữa cho 2 bị cáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đơn vị liên quan.

Xem thêm: Cô gái ôm chặt lính cứu hỏa khóc nức nở: "Tôi như được sinh ra một lần nữa"

Vụ án kéo dài hơn 5 năm mới được đưa ra xét xử là vì một số trường hợp chưa thỏa thuận được mức bồi thường về thiệt hại, bị hại đi nước ngoài... ảnh hưởng đến việc giám định tỷ lệ thương tật.

Đến nay, đa số thiệt hại đã được chủ đầu tư và người bị hại thỏa thuận bồi thường. Một số yêu cầu bồi thường chưa thỏa thuận được sẽ được giải quyết trong quá trình xét xử.

Vụ cháy chung cư Carina Plaza (số 1648 Võ Văn Kiệt, quận 8, TP.HCM) vào ngày 23/3/2018 khiến 13 người chết, 60 người bị thương và gần 500 xe máy, 81 ô tô bị cháy. Tổng thiệt hại về tài sản khoảng 4.000 tỷ đồng.

Cơ quan tố tụng xác định có 32 người có quyền, nghĩa vụ liên quan là Công ty Hùng Thanh, Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn (SEJCO), Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Gia Khang, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Bưu điện...

Tổng hợp