Thời sự 24 giờ: Vụ Việt Á: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận 2,2 triệu USD; Cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh nhận 200 ngàn USD và nói ‘Tớ cảm ơn Việt’.

Tổng hợp| 19/08/2023 06:00

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ đại án Việt Á. Kết luận điều tra xác định Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Việt Á) đã thu lời bất chính hơn 1200 tỉ đồng, đưa hối lộ 3,45 triệu USD. Cựu Bộ trưởng Y tế nhận 2,25 triệu USD, Chu Ngọc Anh nhận 200 ngàn USD và nói 'Tớ cảm ơn Việt'.

Vụ Việt Á: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận 2,2 triệu USD; Cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh nhận 200 ngàn USD và nói ‘Tớ cảm ơn Việt’

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

Xem thêm:‘Chiêu trò phù thủy’ của Chủ tịch Công ty Việt Á Phan Quốc Việt

Theo kết luận điều tra, bị can Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á đã tìm cách để công ty này được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu test xét nghiệm của Bộ KH&CN. Từ đó biến đề tài nghiên cứu test xét nghiệm của Bộ KH&CN là tài sản Nhà nước thành sản phẩm của Công ty Việt Á để sản xuất, tiêu thụ test xét nghiệm thu lời.

Xem thêm:Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận 2,25 triệu USD trong vụ Việt Á

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-8-18-_phan-quoc-viet-1192(1).jpeg
Bị can Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Việt Á.

Xem thêm:Nhận hơn 4,6 tỷ đồng của Chủ tịch Việt Á, ông Chu Ngọc Anh nói 'Tớ cảm ơn'

Phan Quốc Việt đã thông đồng với ông Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó vụ trưởng Vụ khoa học - công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ KH&CN) để Công ty Việt Á được Bộ phê duyệt, tham gia phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài.

Xem thêm:Cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh gây thiệt hại gần 19 tỷ đồng trong vụ Việt Á

Sau đó bị can Việt tiếp tục đề nghị ông Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ), Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và thư ký của ông Long là Nguyễn Huỳnh can thiệp, tác động, chỉ đạo bị can Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) để Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, đăng ký lưu hành chính thức test xét nghiệm COVID-19.

Xem thêm: Túi quà màu xanh đựng 200.000 USD tại phòng của cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh

Khi Công ty Việt Á sản xuất thương mại, bán 200.000 test xét nghiệm cho Bộ Y tế, bị can Phan Quốc Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá, nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/test không có căn cứ.

Kết luận điều tra cho rằng, ông Phan Quốc Việt đã đưa tổng số 3,45 triệu USD (tương đương hơn 78 tỷ đồng) và 4 tỷ đồng cho một số bị can là lãnh đạo, cán bộ để cám ơn việc tác động, tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á được tham gia nghiên cứu đề tài, phát triển sản phẩm test xét nghiệm.

Xem thêm: 'Sẽ có nhóm được tha, miễn tội trong đại án Việt Á'

chu-ngoc-anh-nguyen-thanh-long-1062.png
Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long

Kết quả điều tra xác định, từ việc nâng khống giá bán test xét nghiệm, tiêu thụ hơn 8 triệu test, Công ty Việt Á đã hưởng lợi trái phép số tiền đặc biệt lớn, lên đến hơn 1.200 tỉ.

Xem thêm:Những tình tiết bất ngờ khi phanh phui đại án Việt Á

Kết luận điều tra cũng cho thấy Việt đã đưa cho Chu Ngọc Anh khi đó là Bộ trưởng KH&CN túi quà đó có 200.000 USD, tương đương hơn 4,6 tỷ đồng. Ông Chu Ngọc Anh nhận và nói ‘Tớ cảm ơn Việt’.

Ông Ngọc Anh cũng thừa nhận đã cầm 200.000 USD như Phan Quốc Việt khai. CQĐT đề nghị VKS truy tố Chu Ngọc Anh về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Xem thêm: "Quả bom" Việt Á đã phát nổ ở Hải Dương như thế nào?

Kết luận điều tra xác định ông Nguyễn Thanh Long đã nhận 2,5 triệu USD trong vụ Việt Á. CQĐT xác định cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

VKSND TP.HCM hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm

Ngày 18/8, Viện KSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng để truy tố ra trước TAND TP.HCM đề nghị xét xử bị can Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) và 4 đồng phạm về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xem thêm: Bị can Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư bào chữa

nguyen-phuong-hang-09481447.jpg

Xem thêm: Công an TP.HCM tiếp tục điều tra các tài khoản câu 'like' vụ Nguyễn Phương Hằng

4 đồng phạm của Nguyễn Phương Hằng gồm: Đặng Anh Quân (giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (SN 1983, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (SN 1992, nhân viên Công ty CP Ðại Nam), Huỳnh Công Tân (SN 1994, Trưởng Phòng Truyền thông Công ty CP Ðại Nam).

Hôm 26/7, Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm.

Về hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng, Cơ quan Điều tra xác định chưa đủ cơ sở cấu thành tội phạm. Theo TAND TP.HCM, dù đơn tố cáo của 10 người trong vụ án không đề cập đến ông Huỳnh Uy Dũng nhưng cần phải làm rõ để giải quyết vụ án toàn diện, khách quan.

Xem thêm: Chuyển đơn tố giác ‘bỏ lọt tội phạm’ trong vụ án Nguyễn Phương Hằng

Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, tạm giam từ ngày 24/3/2022. Ngày 24/5, thông tin từ TAND TP.HCM cho biết Nguyễn Phương Hằng có đơn từ chối 8 luật sư bào chữa cho mình. Bị can hiện chỉ còn luật sư Hồ Nguyên Lễ tham gia bào chữa.

Trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết vụ án này, ông Nguyễn Quang Tuấn (con trai Nguyễn Phương Hằng) có đơn gửi đến các cơ quan tố tụng, trong đó có TAND TP.HCM để tố giác về việc ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Văn hóa Đại Nam) đồng phạm với bà Hằng.

Tổ chức phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên vào ngày 22/8

Ngày 18/8, Bộ Công an có thông báo về phiên đấu biển số ô tô theo hình thức trực tuyến lần thứ nhất.

Theo thông báo, phiên đấu giá biển số đầu tiên được thực hiện bởi Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam vào ngày 22/8. Người có nhu cầu tham gia đấu giá sẽ đăng ký tài khoản và nộp tiền hồ sơ trước 24h ngày 19/8.

Xem thêm: Quan niệm biển ô tô đẹp - xấu chủ yếu do truyền miệng

dau-gia-bien-so-xe-o-to-1.png

Xem thêm: Đấu giá biển số xe: Làm thế nào để tránh tiêu cực?

Trong phiên đấu giá biển số đầu tiên, sẽ có 11 biển số được đưa ra đấu giá. Đáng chú ý, trong danh sách xuất hiện 2 biển số của Hà Nội là 30K-555.55 và 30K-567.89, còn TP.HCM có biển số 51K-888.88.

Các biển số còn lại trong phiên đấu giá đầu tiên là: 98A-666.66 (Bắc Giang), 19A-555.55 (Phú Thọ), 36A-999.99 (Thanh Hóa), 43A-799.999 (Đà Nẵng), 47A-599.99 (Đắk Lắk), 65A-399.99 (Cần Thơ), 99A-666.66 (Bắc Ninh) và 15K-188.88 (Hải Phòng).

Xem thêm: 30 năm "đau đáu" ý tưởng đấu giá biển số xe

Theo quy định, người dân và tổ chức được đấu giá biển của toàn bộ các địa phương, không bị giới hạn bởi hộ khẩu thường trú hoặc nơi đặt trụ sở cơ quan. Thời gian đấu giá biển số là 60 phút/biển. Trong thời gian trên, lực lượng của Bộ Công an sẽ giám sát toàn bộ quá trình đấu giá.

Đồng thời, người tham gia đấu giá được trả lại tiền đặt trước trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá nếu không trúng đấu giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT

Ngày 18/8, tại hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai năm học mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT.

Nhận định những kết quả tích cực và hạn chế của ngành giáo dục năm học qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế, chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi để thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo.

ntd0077-1692343916387492262736.jpg

Những nội dung Thủ tướng cho rằng cần ưu tiên là: xây dựng Luật Nhà giáo; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng nghiêm túc, gọn nhẹ, giảm áp lực nhưng vẫn phải chú trọng chất lượng.

Đồng thời khẩn trương hoàn thành việc biên soạn sách giáo khoa điện tử, sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số, thử nghiệm và sử dụng sách chữ nổi cho người khiếm thị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có giải pháp quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu giáo viên các cấp, đề xuất giải pháp hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Vụ Việt Á: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận 2,2 triệu USD; Cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh nhận 200 ngàn USD và nói ‘Tớ cảm ơn Việt’.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO