Thời sự 24 giờ: Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: nhận hàng trăm tỷ hối lộ, nộp khắc phục chỉ hơn 50 tỷ

Tổng hợp| 21/04/2023 06:00
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Theo thống kê, đến nay, tổng số tiền mà 25 bị can nhận hối lộ vụ 'chuyến bay giải cứu' là hơn 164 tỷ đồng nhưng nộp để khắc phục hậu quả là hơn 52 tỷ đồng và 460.000 USD.

Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: nhận hàng trăm tỷ hối lộ, nộp khắc phục chỉ hơn 50 tỷ

Cáo buộc của VKSND Tối cao cho rằng, trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’ co 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ hơn 164 tỷ đồng; 23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng.

Xem thêm: Nhân vật bỏ trốn trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’

Tuy nhiên theo thống kê, đến nay, tổng số tiền mà các bị can đã nộp để khắc phục hậu quả là hơn 52 tỷ đồng và 460.000 USD. Việc các bị can nộp tiền khắc phục hậu quả được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola bị cáo buộc nhận 864 triệu đồng hối lộ

Trong số này, ông Vũ Anh Tuấn, cựu Phó trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, từ tháng 6/2021- 1/2022, đã nhận hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27 tỷ đồng. Nhưng đến nay ông Tuấn và gia đình đã khắc phục hơn 3,3 tỷ đồng.

Xem thêm: Quá trình "đi đêm" của cựu Đại sứ Vũ Hồng Nam trong vụ chuyến bay giải cứu

to-anh-dung-nguyen-thi-lan-huong-14273104_11zon.jpg
Bị can Nguyễn Thị Hương Lan và bị can Tô Anh Dũng.

Xem thêm: Chiêu 'vòi tiền' doanh nghiệp của cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự

Bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, từ tháng 12/2020 - 1/2022 đã nhận hối lộ 32 lần, tổng số hơn 25 tỷ đồng. Đến nay bà Lan và gia đình nộp số tiền 900 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từ tháng 12/2020 - 1/2022, đã nhận hối lộ 37 lần, tổng số hơn 21 tỷ đồng; đã nộp số tiền 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Xem thêm: Phu nhân cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận tiền hối lộ ở quán cà phê

Ông Trần Văn Dự, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng. Đến nay đã khắc phục hậu quả số tiền 2 tỷ đồng.

Cá biệt, như trường hợp của Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, từ tháng 9/2020- 1/2022 đã nhận hối lộ 253 lần. Trong số các bị can, ông Kiên là người nhận hối lộ nhiều nhất, với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng. Nhưng cáo trạng của VKSND Tối cao mới chỉ ghi nhận việc ông Kiên “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”, “có thành tích xuất sắc trong công tác”, chưa nộp tiền khắc phục hậu quả.

Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn lại bị khởi tố

Ngày 20/4, Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC), và Trần Mạnh Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC cùng 7 bị can khác về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Xem thêm: Chưa có thông tin thay đổi quốc tịch với Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

1-1681967460448200958582-copy.jpeg

Xem thêm: 'Đế chế AIC' và những quan chức nhận tiền lót tay như thói quen

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt giam 7 bị can khác, trong đó có ông Dương Hoa Xô và Nguyễn Đăng Quân, là cựu giám đốc và giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM.

Trong số các bị can nêu trên, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Trần Mạnh Hà đang bỏ trốn, Bộ Công an đã phát lệnh truy nã. Các bị can bị khởi tố do có sai phạm liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty AIC, Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM và các đơn vị liên quan.

Xem thêm: Toàn cảnh phiên xử vụ AIC: Nỗi hổ thẹn muộn màng

Các bị can nêu trên được xác định có sai phạm trong việc thực hiện Dự án mua sắm trang thiết bị cho 12 Phòng Thí nghiệm Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Cũng liên quan đến AIC, ngày 20/4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định lập đoàn thanh tra các dự án, gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị do Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị thành viên của công ty này cung cấp cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra các gói thầu do AIC cung cấp tại Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở TN-MT, Sở LĐ-TB&XH, Sở KHCN, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai v..v và các cá, tổ chức nhân có liên quan cũng được thanh tra. Thời gian thanh tra khoảng thời gian 11 năm, từ đầu năm 2011 đến năm 2021. Thời hạn thanh tra là 70 ngày làm việc.

AIC đã hối lộ hàng chục tỉ đồng cho một số lãnh đạo tỉnh Đồng Nai như cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái, cựu giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ v.v. để trúng thầu. Đến nay Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn bỏ trốn và đang bị truy nã.

Hủy đấu giá sắc phong Việt Nam rao bán tại Trung Quốc

Liên quan đến việc các sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao vào ngày 20/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt cho biết Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải đã làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Thượng Hải đề nghị tạm dừng bán đấu giá những sắc phong này.

Xem thêm: Vì sao sắc phong làng Việt được coi như báu vật, giá nào cũng không bán?

sac-phong-7160-1681284895-3943-1681968761-1681975774520_11zon.jpg

Xem thêm: Đền cổ 2.300 năm tuổi mất cắp 40 sắc phong, nay mới 'lộ' một

"Chúng tôi yêu cầu phía Thượng Hải cung cấp thông tin liên quan tới các sắc phong. Ngày 19/4, đại diện của Cục Văn hóa và Du lịch Thượng Hải thông báo quyết định tạm dừng cuộc bán đấu giá, sẵn sàng phối hợp với phía Việt Nam để cung cấp các thông tin liên quan", ông Việt nêu rõ.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ VH-TT&DLvà các địa phương liên quan, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục theo sát vụ việc, trao đổi để có các biện pháp tiếp theo.

Xem thêm: Sắc phong được rao bán ở Trung Quốc: Cả làng "mất ăn mất ngủ" vì vụ trộm

Trước đó, trên website của Công ty đấu giá "Thượng Hải Dương Minh phách mại hữu hạn" có đăng tải thông tin vào 9h30 ngày 22/4, tại khách sạn Majesty Plaza Thượng Hải sẽ diễn ra phiên đấu giá với tên gọi "Giấy cũ phồn hoa - Lịch sử văn hiến và bằng sắc trăm năm" (ký hiệu phiên đấu giá S23041).

Hiện vật đấu giá là 672 món đồ bằng giấy, trong đó có đạo sắc có khả năng là hiện vật gốc, nguồn gốc của Việt Nam (có số thứ tự từ 2243 đến 2254, bao gồm sắc phong đã có tại xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).

Bộ GD-ĐT chỉ đạo khẩn tăng cường phòng chống dịch

Ngày 20/4, Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT, trường học tăng cường phòng chống dịch COVID-19 và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế

Bộ yêu cầu các sở, trường chủ động xây dựng phương án phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó linh hoạt, hiệu quả với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Các sở, trường có trách nhiệm thông báo và yêu cầu học sinh vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp học, đeo khẩu trang nơi công cộng, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ sắp tới.

2-15530249_11zon-1-.jpg

"Các đơn vị tiếp tục tuyên truyền, vận động tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Đồng thời phối hợp, theo dõi và quản lý sức khỏe của học sinh, giáo viên để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, không để dịch lây lan trong trường học", công văn nêu rõ.

Thời gian qua số ca COVID-19 tăng nhanh ở nhiều địa phương, đặc biệt là trong trường học. Ngày 18/4, Bình Dương ghi nhận 14 ca COVID-19 tại trường THCS Hòa Lợi (thị xã Bến Cát). Sở Y tế Đắk Lắk cũng ghi nhận 5 học sinh lớp 8D, trường THCS Trưng Vương (phường Thành Công) dương tính với SARS-CoV-2. Huyện Tiên Yên, Quảng Ninh ghi nhận 17 học sinh nữ tại ký túc xá trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện mắc COVID-19. Tại TP Hạ Long cũng phát hiện chùm ca bệnh trường THCS Lê Văn Tám với 9 học sinh dương tính SARS-CoV-2.

Hiện các trường hợp trên đều được cách ly, theo dõi sức khoẻ cả những người từng tiếp xúc gần, tránh nguồn lây lan rộng.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: nhận hàng trăm tỷ hối lộ, nộp khắc phục chỉ hơn 50 tỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO