Tước danh hiệu CAND của đối tượng bắt cóc bé trai 7 tuổi đòi 15 tỷ tiền chuộc
Tối 16/8, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó GĐ Công an TP Hà Nội xác nhận Nguyễn Đức Trung (31 tuổi, quê Vĩnh Phúc) - đối tượng bắt cóc bé trai 7 tuổi - từng là cán bộ đội Tham mưu Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm: Diễn biến vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi 'như trong phim' ở Hà Nội
Lý giải về việc tại buổi họp báo chiều 15/8, Thiếu tướng Tùng thông tin Trung không có công ăn việc làm nhưng đến này lại xác định Trung là công an, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, ban đầu Trung phủ nhận, không khai báo.
Xem thêm: Dạy con cách phòng tránh bị bắt cóc và đối phó với kẻ bắt cóc
Xem thêm: Giáo dục về nạn bắt cóc theo "khuôn mẫu" đang tạo ra suy nghĩ sai lầm ở trẻ
Đến khoảng 18 giờ 30 ngày 15/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP đã xác minh lý lịch, nhân thân đối tượng là công an.
Ngay sau đó, Công an TP Hà Nội đã có văn bản gửi Công an tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị thực hiện các thủ tục tước danh hiệu công an nhân dân theo quy định để xử lý Trung.
Xem thêm: Bé trai bị bắt cóc tống tiền ở Long Biên: 'Con rất sợ nhưng không khóc'
Trước đó, tối 14/8, Trung điều khiển ô tô đến khu biệt thự BT7, phường Việt Hưng, quận Long Biên (Hà Nội), bắt cóc một bé trai 7 tuổi rồi đưa lên ô tô bỏ trốn lòng vòng qua nhiều tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang... sau đó mới đi về tỉnh Hà Nam.
Xem thêm: Vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Hà Nội: Nghi phạm lái xe rất chuyên nghiệp
Tới khoảng 5 giờ ngày 15/8, tại khu công nghiệp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, tổ công tác ập vào, bắt giữ Nguyễn Đức Trung khi đối tượng nhận tiền từ gia đình và đã thả cháu bé. Trong sáng cùng ngày, nạn nhân đã được đưa về gia đình an toàn.
Đại án Việt Á: Vì sao có nhóm bị cáo được tha tôi và miễn trách nhiệm hình sự?
Tại buổi cung cấp thông tin về kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chiều 16/8, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên đã giải thích rõ về chủ trương phân loại xử lý tội phạm trong chùm án Việt Á.
Xem thêm: Nguyên Giám đốc CDC TT-Huế trở lại làm việc sau thời gian bị tạm giam
Đến nay, các cơ quan đã khởi tố 33 vụ án, 111 bị can với 6 tội danh, liên quan đại án Việt Á. "Các vụ án đã đến giai đoạn có thể kết thúc điều tra, cố gắng từ nay đến cuối năm kết thúc điều tra, truy tố, xét xử chùm án Việt Á", ông Yên nói.
Xem thêm: 'Khi chống dịch là anh hùng áo trắng, hết dịch phải ngồi viết giải trình'
Xem thêm: Viện trưởng Lê Minh Trí nói về căn cứ phân hóa xử lý tội phạm vụ Việt Á
Nhắc lại bối cảnh đặc biệt khi xảy ra vụ Việt Á, ông Yên cho biết đại án này liên quan nhiều người từ các bộ ngành, cơ quan Trung ương tới địa phương và cả doanh nghiệp ngoài Nhà nước, cơ sở y tế công và tư… Vì lẽ đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có chủ trương phân loại xử lý đối tượng trong vụ Việt Á.
Xem thêm: Những tình tiết bất ngờ khi phanh phui đại án Việt Á
Trong đó nêu rõ chỉ nghiêm trị những người lợi dụng chức vụ quyền hạn để tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định, đem lại lợi ích cho mình và Công ty Việt Á; xử nghiêm chủ mưu, người cầm đầu, người tích cực thực hành vì động cơ vụ lợi, đã chiếm được số tiền lớn.
Xem thêm: "Quả bom" Việt Á đã phát nổ ở Hải Dương như thế nào?
Ông Yên cho biết có nhóm được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. "Đây là nhóm thứ yếu, phụ thuộc, phải thực hiện theo mệnh lệnh và không có động cơ vụ lợi. Họ không được hưởng lợi, ở tuyến đầu chống dịch và chủ yếu vi phạm trong hoạt động đấu thầu", ông Yên phân tích.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra và cần kit xét nghiệm ngay, ông Yên cho rằng những người nhận chỉ đạo từ cấp trên có người đã phải làm mọi cách để có kit xét nghiệm cho dân, nhưng đó là vì cái chung. Vì vậy những đối tượng thuộc diện phân hóa trách nhiệm nêu trên đều có tiêu chí phân loại, xử lý, được xem xét để tha, miễn chịu trách nhiệm hình sự và cũng không phải chịu trách nhiệm dân sự.
Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu chấm dứt cảnh phụ huynh xếp hàng xuyên đêm xin học
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2022 - 2023, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu Hà Nội dứt cảnh phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ xin học.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội cố gắng hơn trong công tác tuyển sinh. "Dứt khoát năm học tới không còn cảnh phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng", ông Sơn nói và khẳng định, thời đại công nghệ số, quản trị hiện đại.
Xem thêm: Xếp hàng xuyên đêm giành suất học và nghi vấn "chiêu trò" quảng bá
Xem thêm: Xếp hàng xuyên đêm giành suất học và nghi vấn "chiêu trò" quảng bá
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cũng cho rằng, việc phụ huynh phải xếp hàng là việc đáng lưu tâm.
Theo bà, công tác quy hoạch mạng lưới trường học trong tốc độ đô thị hóa nhanh và tăng dân số cơ học là vấn đề rất khó khăn.
Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương cũng thừa nhận việc tuyển sinh đầu cấp trực tuyến còn nhiều hạn chế. Theo đó, công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ở một số quận nội thành chưa phù hợp dẫn đến mỗi số nơi còn có tình trạng thiếu trường học công lập; một số trường học cũ chưa được cải tạo, sửa chữa kịp thời ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Xem thêm: Lý giải chuyện giữa thủ đô phải 'xếp hàng thâu đêm xin cho con vào lớp 10'
Lãnh đạo ngành Giáo dục Hà Nội cam kết, năm học 2023 - 2024 sẽ tập trung thực hiện hiệu quả việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo lộ trình và đặc biệt năm nay là năm trọng tâm của quá trình triển khai chương trình với khối lượng công việc lớn.
Năm học tới, Hà Nội có hơn 2,2 triệu học sinh; 2.874 trường mầm non, phổ thông, tăng 34 trường; có 66.110 phòng học, tăng 846 phòng học so với cùng kỳ năm trước).
Thủ tướng yêu cầu không được tăng giá sách giáo khoa bất hợp lý
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 747/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành bảo đảm sách giáo khoa, giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024.
Theo công điện, thời gian qua, ngành Giáo dục, các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã tích cực chuẩn bị điều kiện, huy động nguồn lực, trong đó, đặc biệt quan tâm tới công tác bảo đảm sách giáo khoa (SGK), đội ngũ giáo viên.
Xem thêm: Bộ trưởng GD-ĐT muốn bỏ kiến nghị Nhà nước làm sách giáo khoa
Xem thêm: Chủ tịch Quốc hội: 'Sách giáo khoa không chỉ là học liệu đơn thuần'
Để đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK thực hiện rà soát, công tác biên soạn quy trình thực hiện và đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch về việc in, phát hành sách bảo đảm tăng chất lượng, giảm giá thành.
Xem thêm: Kiến nghị thanh tra, điều tra toàn diện việc sử dụng chi phí chiết khấu SGK
Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường rà soát công tác biên soạn lựa chọn, cung ứng, sử dụng SGK, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo theo đúng quy định; có phương án hỗ trợ sách cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số trước thềm năm học mới.
Xem thêm: Sao lại đề xuất biên soạn một bộ sách giáo khoa?
Các tỉnh phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức việc cung ứng SGK bảo đảm chất lượng; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách hoặc tăng giá bất hợp lý trước khai giảng năm học mới.
Đồng thời, các tỉnh có phương án hỗ trợ SGK cho các đối tượng học sinh hoàn cảnh khó khăn, thuộc đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa...
Thủ tướng giao 2 bộ nghiên cứu thành lập sàn giao dịch bất động sản
Theo văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Xây dựng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan, nghiên cứu thành lập sàn giao dịch bất động sản.
Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ nêu trên.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, lâu nay, việc giao dịch các bất động sản như nhà thổ cư trên thị trường chủ yếu thông qua các môi giới cá nhân. Họ kết nối người bán với người mua và nhận phí môi giới. Sau đó, thị trường có thêm các sàn giao dịch bất động sản do tư nhân thành lập. Các sàn này cũng chỉ tập trung bán các bất động sản hình thành trong tương lai.
Ngoài đóng góp cho thị trường thì môi giới cá nhân hay các sàn giao dịch do tư nhân lập ra vẫn còn một số hạn chế: thẩm định tính pháp lý của bất động sản, giá cả cũng khó công khai, minh bạch, thậm chí là giá trong, giá ngoài hợp đồng...
Trước đó, quy định "giao dịch bất động sản phải thực hiện thông qua sàn" tại dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi được nhiều Đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm, cho ý kiến tại kỳ họp hồi tháng 6 vừa qua.