Thời sự 24 giờ: Dinh Tỉnh trưởng ở Đà Lạt bị loại khỏi nhóm bảo tồn nghiêm ngặt; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tăng vốn hơn 3.600 tỷ đồng

Tổng hợp| 10/09/2023 06:00

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP Đà Lạt. Đáng chú ý, Dinh Tỉnh trưởng được đưa ra khỏi nhóm bảo tồn nghiêm ngặt.

Dinh Tỉnh trưởng ở Đà Lạt bị loại khỏi nhóm bảo tồn nghiêm ngặt

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP Đà Lạt. Đáng chú ý, Dinh Tỉnh trưởng được đưa ra khỏi nhóm bảo tồn nghiêm ngặt.

Trong văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định nhà biệt thự được phân thành ba nhóm.

Xem thêm: Đà Lạt xanh nay còn đâu?

Trong đó, nhóm một là biệt thự có giá trị điển hình về nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và giá trị lịch sử, văn hóa. Hiện Lâm Đồng còn 3 nhà biệt thự thuộc nhóm này gồm Dinh I (Dinh Bảo Đại cũ); Dinh II (Dinh Toàn quyền cũ) và Dinh III (Dinh Bảo Đại cũ).

Xem thêm: Làm sao để tái lập vẻ đẹp nguyên sơ của Đà Lạt?

1-1553651356276-1694230002416_11zon.jpg
Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt.

Xem thêm: Đà Lạt 'bê tông hoá'

Nhóm hai có 69 biệt thự (gồm Dinh Tỉnh trưởng cũ) được xác định là các nhà biệt thự không thuộc nhóm một nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc cảnh quan, lịch sử, văn hóa.

Nhóm ba gồm 94 biệt thự không thuộc hai nhóm nêu trên.

Cũng theo quyết định mới được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành, biệt thự nhóm một khi cải tạo phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.

Đối với biệt thự nhóm hai, khi cải tạo phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài.

Xem thêm: Nhớ Đà Lạt những mùa sương giăng năm cũ

Như vậy, với quyết định này, việc cải tạo Dinh Tỉnh trưởng cũ không được áp dụng các quy định về bảo tồn nghiêm ngặt, đảm bảo tính nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài cho đến cấu trúc bên trong.

Khi cải tạo Dinh Tỉnh trưởng chỉ cần giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, không nhất thiết phải tuân thủ về cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao.

Xem thêm: Toàn cảnh Đà Lạt trắng xóa bê tông

Dinh Tỉnh trưởng cũ nằm tại số 01 Lý Tự Trọng, TP Đà Lạt, được xây dựng trên diện tích hơn 20.000m2, có diện tích sử dụng hơn 1.200m2.

Dinh tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi cao giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Dinh được xây dựng từ năm 1910 và là nơi ở của Tỉnh trưởng Tuyên Đức thời Pháp thuộc.

Xem thêm: Tư duy mét vuông và Đà Lạt trắng xóa bê tông

Năm 2011, tỉnh Lâm Đồng đã có chủ trương giao công trình này cho một nhà đầu tư để khai thác du lịch nhưng không rõ vì lý do gì, dự án vẫn không được tôn tạo và bị bỏ hoang đến nay.

Trong đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đưa ra phương án "di dời nguyên khối" Dinh Tỉnh trưởng để xây dựng một công trình có khối tích lớn, cao 10 tầng có chức năng khách sạn, trung tâm thương mại.

Nhiều hợp đồng tỉ đô chờ ký trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tạo thêm khuôn khổ và động lực "đưa quan hệ Việt Nam - Mỹ phát triển lên một tầm cao mới". Dự kiến trong chuyến thăm lần này, hai bên sẽ gặp gỡ các doanh nghiệp công nghệ, ký kết nhiều thỏa thuận, hợp đồng kinh tế quan trọng có thể trị giá hàng tỉ USD.

Xem thêm: Dàn siêu mô tô của CSGT Hà Nội sẵn sàng đón đoàn Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam

my16.jpg

Xem thêm: Những món ăn đặc biệt các Tổng thống Mỹ từng thưởng thức khi công du nước ngoài

Hợp tác Việt Nam - Mỹ đang ngày càng phát triển trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và công nghệ cao.

Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cho biết chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong các lĩnh vực này theo ba hướng lớn.

Xem thêm: Những cầu nối bền vững cho quan hệ Việt - Mỹ

Thứ nhất, hai bên sẽ xác định rõ hơn các ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực liên quan như công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, mạng viễn thông.

Thứ hai, Việt Nam và Mỹ dự kiến sẽ khởi động một số sáng kiến và cơ chế hợp tác cụ thể về bán dẫn và đào tạo nhân lực công nghệ cao.

Xem thêm: Việt - Mỹ cùng thiết lập nền tảng cho sự phát triển mạnh hơn trong tương lai

Thứ ba, nhân chuyến thăm, các cơ quan và doanh nghiệp hai bên sẽ ký một số bản ghi nhớ, thỏa thuận, tạo cơ sở giúp thúc đẩy Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế xanh, kinh tế số và công nghệ cao.

Hai nước trước đó đã ký nhiều bản ghi nhớ và duy trì các kênh đối thoại về kinh tế số, năng lượng, khoa học công nghệ.

Xem thêm: ‘Hậu trường ngoại giao’ lần đầu tiết lộ của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Trong đó Mỹ và một số nước đã ký quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), dự kiến vận động 15,5 tỉ USD từ các nguồn khác nhau để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh và phát triển kinh tế.

Xem thêm: Việt - Mỹ và hành trình trở thành bạn hữu

Về giao lưu nhân dân, hai nước dự kiến sẽ khởi động nhiều sáng kiến về đào tạo nguồn nhân lực, cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam học tập tại Mỹ. Hai nước cũng quan tâm, mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh càng sớm càng tốt.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tăng vốn hơn 3.600 tỷ đồng

Bộ GTVT có báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về việc tăng mức đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Trong đó, dự án thành phần một tăng hơn 1.195 tỷ đồng; dự án thành phần hai tăng gần 1.490 tỷ đồng; dự án thành phần ba tăng hơn 989 tỷ đồng. Như vậy, tổng mức đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được kiến nghị tăng 3.670 tỷ đồng, lên gần 21.500 tỷ đồng.

Xem thêm:

75d5a8082628f376aa39-edited-1694244823178_11zon.jpg

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài gần 54 km, quy mô 4-6 làn xe, tùy đoạn tuyến, được phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng. Công trình dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và khai thác từ năm 2026. Trong đó, dự án thành phần một do tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư dài 16 km; dự án thành phần hai do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, dài 18,2 km; và thành phần ba do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 19,5 km.

Sau khi khởi công này 18/6, dự án thành phần ba qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã giải phóng mặt bằng đạt khoảng 77,6%. Còn dự án thành phần 1 và 2 qua Đồng Nai mới bàn giao được khoảng 5,82%. Riêng dự án thành phần 1 chưa giải phóng mặt bằng.

Nguyên nhân được cho là việc kiểm đếm chậm, khi nhân lực tại các đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng của Đồng Nai chưa đáp ứng khối lượng công việc, dẫn đến đơn giá bồi thường chưa được phê duyệt. Đồng thời, việc thu hồi đất tại Trường giáo dưỡng số 4 chưa thể thực hiện do vướng thủ tục điều chỉnh quy hoạch đất an ninh - quốc phòng.

Cảnh cáo nguyên chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Ninh

UB Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết số 857 xử lý kỷ luật cảnh cáo với Ông Mai Văn Ninh, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa vì có nhiều vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước và tạo dư luận xấu trong xã hội.

Trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa (từ tháng 8/2011 đến tháng 10/2014), ông Mai Văn Ninh phải chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của HĐND tỉnh. Cựu lãnh đạo này cũng đã bị kỷ luật về Đảng.

Xem thêm:

mai-van-ninh-edited-1694245715421_11zon.jpg

Xem thêm:

Trước đó, hồi cuối tháng 7, tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã xem xét kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các cá nhân liên quan.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xác định ông Ninh (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh) đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.

Ông Ninh cũng vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước, tạo dư luận xấu trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.

Vì những sai phạm trên, ông Mai Văn Ninh chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Dinh Tỉnh trưởng ở Đà Lạt bị loại khỏi nhóm bảo tồn nghiêm ngặt; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tăng vốn hơn 3.600 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO