Thời sự 24 giờ: Có nên cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi?

Tổng hợp| 11/03/2023 06:00

Bộ Công an tiếp tục đề xuất cấp Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi (không bắt buộc) nhưng Bộ Tư pháp đề nghị cân nhắc, Bộ Nội vụ cho rằng phải có đánh giá và không làm phát sinh thủ tục.

Tranh luận về việc cấp Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi

Bộ Công an tiếp tục đề xuất cấp Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi (không bắt buộc) nhưng Bộ Tư pháp đề nghị cân nhắc, Bộ Nội vụ cho rằng phải có đánh giá và không làm phát sinh thủ tục.

Theo Bộ Công an, Luật Căn cước công dân hiện hành không quy định về cấp thẻ Căn cước công dân cho toàn bộ công dân Việt Nam (loại trừ đối tượng là người dưới 14 tuổi, người không có nơi thường trú…).

Xem thêm: Bộ Công an đề xuất cấp CCCD cho trẻ dưới 6 tuổi

truong-hop-duoc-dung-cccd-gan-chip-suot-doi.jpg

Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

Xem thêm: Vì sao lại thu thập giọng nói làm cơ sở dữ liệu Căn cước công dân?

Đối với trẻ em mới sinh việc thực hiện cấp Căn cước công dân được thực hiện đồng thời trong thủ tục liên thông khi đăng ký khai sinh. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải bắt buộc thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân. Đối với người dưới 14 tuổi thực hiện việc cấp Căn cước công dân theo nhu cầu (không bắt buộc).

Xem thêm: Mẫu thẻ CCCD mới: Sẽ bỏ vân tay, thay đổi thông tin cư trú?

icdn.dantri.com.vn-2023-03-10-_lam-thu-tuc-1636772503905-1655889934248-1678439826609(1).jpg

Bộ Tư pháp đề nghị cân nhắc về quy định nêu trên. "Trẻ em từ khi sinh ra đến dưới 14 tuổi, là lứa tuổi phát triển mạnh, nhanh nên các đặc điểm nhân dạng chưa ổn định. Do đó, đối với công dân dưới 14 tuổi, việc cấp Căn cước công dân là chưa bảo đảm phù hợp", Bộ Tư pháp phân tích.

Theo thông lệ quốc tế, nhiều quốc gia đều chỉ cấp căn cước công dân cho người ở độ tuổi phát triển nhất định, đã có sự ổn định tương đối về đặc điểm nhân dạng, không cấp ngay từ khi công dân ra đời.

Lấy ý kiến trẻ em về Dự thảo Luật đất đai có đúng không?

Ngày 9/3, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với sự tham gia của học sinh Trường THCS Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Nhiều ý kiến bình luận cho rằng việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các em học sinh bậc THCS như thế này rất hình thức, không đúng đối tượng.

Xem thêm: Xôn xao hình ảnh lấy ý kiến trẻ em về dự thảo Luật Đất đai

335234371_166652496181318_2750979432894125534_n-1-.jpg

Xem thêm: Luật Đất đai sửa đổi: Có trị được bệnh đấu giá đất xong bỏ hoang?

Trên báo Lao Động, bà Đinh Thị Phương Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Yên cho biết: “Đây không phải là buổi toạ đàm hay hội nghị mà là Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức lấy ý kiến học sinh về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Buổi lấy ý kiến bằng phiếu này diễn ra trong vòng 15 phút của giờ ra chơi với 50 học sinh lớp 9. Nội dung không có gì ảnh hưởng đến học sinh, thậm chí là rất hữu ích với học sinh cũng như giáo viên”.

Xem thêm: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sôi nổi đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ông Hà Đình Bốn - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH), khẳng định việc tổ chức lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.

Xem thêm: Từ câu chuyện bé gái 8 tuổi bị bạo hành, nghĩ về quyền trẻ em

"Luật quy định lấy ý kiến toàn dân, tức là không loại trừ đối tượng nào. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đóng góp. Đến giờ, tôi có thể khẳng định, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến trẻ em về Dự thảo luật đất đai (sửa đổi) là hoàn toàn đúng pháp luật. Chúng tôi tổ chức công khai để lắng nghe trẻ em nói, trực tiếp cho các em cơ hội truyền đạt ý kiến”, ông Bốn cho hay.

Đề xuất huy động lực lượng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ đăng kiểm

Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng ban hành Nghị quyết cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết tình hình ùn tắc kiểm định xe ô tô hiện nay.

Xem thêm: Đề xuất huy động lực lượng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ đăng kiểm

Theo đó, Để khẩn trương tháo gỡ khó khăn trong công tác đăng kiểm xe cơ giới, Bộ đề xuất cho phép sử dụng lực lượng đăng kiểm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tham gia công tác kiểm định xe cơ giới tại các Trung tâm đăng kiểm. Các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng chính hãng của các nhà sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô đáp ứng quy định về cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, được phép hoạt động kiểm định xe ô tô.

Xem thêm: Khốn khổ vì xe chờ đăng kiểm chắn trước cửa nhà cả ngày lẫn đêm

dangkiemoto-1672031347752157680842.jpg

Xem thêm: Chi tiền triệu đưa xe đi đăng kiểm nhưng vẫn không được việc

Bộ GTVT cũng kiến nghị cho phép các phương tiện quá hạn đăng kiểm trong vòng 15 ngày được phép di chuyển đến các đơn vị đăng kiểm để thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, các phương tiện không được chở người, hàng hóa, kinh doanh vận tải.

Xem thêm: Trớ trêu chủ xe 'mất' giấy tờ vì trung tâm đăng kiểm bị công an kiểm tra

Bộ GTVT cũng mong muốn, Thủ tướng cho phép các đơn vị đăng kiểm đã bị đình chỉ hoạt động được hoạt động trở lại nếu đã đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực theo quy định tại Nghị định 139.

Chốt lịch xử phúc thẩm Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm vụ địa ốc Alibaba lừa đảo

Ngày 27/3, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét kháng cáo của Nguyễn Thái Luyện (36 tuổi) và đồng phạm trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền xảy ra tại Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba.

znews-photo.zingcdn.me-uploaded-bzivolby-2023_03_10-_alibaba_zing_1_(1).jpg

Tại phiên tòa sơ thẩm hồi 12/2022, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Riêng bị cáo Võ Thị Thanh Mai bị phạt mức án 30 năm tù, bị cáo Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) nhận mức án 27 năm tù về 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền. Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng bị phạt mức án 3 năm tù về tội Rửa tiền nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.

Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc bị cáo Luyện và Mai liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho 4.500 bị hại số tiền gần 2.400 tỷ đồng.

Sau đó, 16/23 bị cáo kháng cáo. Bị cáo Luyện và Võ Thị Thanh Mai cùng kháng cáo kêu oan. Bị cáo Nguyễn Thái Luyện cho rằng bản thân không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Có nên cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO