Thời sự 24 giờ: Bộ VH-TT&DL nói về việc hàng loạt sắc phong bị rao bán ở Trung Quốc

Tổng hợp| 13/04/2023 06:00
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Bộ VH-TT&DL đang xác minh thông tin một trang web Trung Quốc rao bán hàng loạt sắc phong Việt Nam và sẽ có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Lãnh sự ở Thượng Hải (Trung Quốc) xác minh thêm.

Bộ VH-TT&DL nói về việc hàng loạt sắc phong bị rao bán ở Trung Quốc

Mơi đây, trang web Duong Minh ở Trung Quốc đăng một số sắc phong của Việt Nam với giá khởi điểm từ 2.800 đến 3.500 nhân dân tệ (9,5 triệu đến khoảng 12 triệu đồng). Những thánh chỉ này in trên giấy vàng, họa tiết rồng, còn nguyên vẹn. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 22/4.

Xem thêm: Sắc phong ngôi đền 2.300 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ được rao bán ở Trung Quốc

Trong số đó có sắc phong được cho là của vua Lê Hiển Tông, ban bố năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740). Bức thứ hai được cho là sắc phong thần ban hành năm Thiệu Trị thứ tư (1844), nói về công đức của thiền sư thời Lý Từ Đạo Hạnh. Thánh chỉ khác được rao bán là của vua Thành Thái, ban bố năm 1889, sắc phong vị thần làng ở xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Hưng Hóa (cũ).

Xem thêm: Ngôi đền ở Nghệ An lưu giữ nhiều đạo sắc phong, đồ tế khí cổ quý giá

sac-phong-7160-1681284895.jpg

Sắc phong thần được hãng đấu giá giới thiệu của vua Thiệu Trị, ban năm 1844. Ảnh: Yangming Auction

Xem thêm: Thiết lập chính sách hồi hương cổ vật

UBND xã Dị Nậu báo cáo UBND huyện Tam Nông và Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Tam Nông chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh, điều tra, giúp địa phương này sớm nhận lại được sắc phong đã bị mất. Được biết, vào tháng 5/2021, kẻ gian đã đột nhập vào Đền Quốc tế, dùng xà beng phá két sắt lấy đi nhiều sắc phong, sách cổ có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử.

Xem thêm: Từ vụ đấu giá ấn vàng triều Nguyễn tại Pháp: Gian nan hồi hương cổ vật

Ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ VH -TT&DL cho hay Bộ đã nắm được thông tin trên và đang xác minh thêm từ các địa phương.

"Bộ VH,TT&DL đang xác minh xem sắc phong được bán với số lượng bao nhiêu. Bộ cũng chỉ đạo Cục Di sản Văn hóa gửi công văn cho 8 địa phương xem cụ thể thế nào, tính xác thực ra sao. Cái chúng ta thấy mới đang qua ảnh. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu xem nguồn gốc sắc phong bị mất hay chỉ là thất lạc?", ông Cương cho hay.

Xem thêm: Những món cổ vật của Việt Nam được đấu giá cao ở nước ngoài

Bộ sẽ có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Lãnh sự của mình ở Thượng Hải (Trung Quốc) xác minh thêm thông tin, sau đó mới có các giải pháp tiếp theo.

4 đơn vị nước ngoài muốn phối hợp điều tra tai nạn trực thăng Bell 505

Liên quan đến vụ tai nạn trực thăng Bell 505 tại vịnh Hạ Long, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã thông báo vụ việc đến hãng thiết kế chế tạo trực thăng Bell và Ủy ban an toàn vận tải Canada (quốc gia thiết kế, chế tạo trực thăng).

Xem thêm: Bảo hiểm tạm ứng 1,18 tỷ đồng cho gia đình phi công trực thăng rơi

Cục cũng thông báo tới Safran (doanh nghiệp chế tạo động cơ trực thăng cho Bell) và Ủy ban An toàn hàng không dân dụng Pháp (quốc gia đặt trụ sở của Safran).

znews-photo.zingcdn.me-uploaded-yfsgs-2023_04_12-_1(1).jpg

Quy trình thông báo này được nhà chức trách hàng không Việt Nam thực hiện căn cứ theo Phụ ước 13 Công ước Chicago của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế trong đó Việt Nam là quốc gia thành viên.

Xem thêm: Vụ rơi trực thăng Bell-505: Chuyến đi định mệnh của một gia đình

Hiện, cả 4 tổ chức nói trên đã gửi thư cho Cục Hàng không Việt Nam đề nghị hỗ trợ và cử đại diện tham gia điều tra tai nạn. Cục Hàng không đã kiến nghị Bộ GTVT thông báo cho Bộ Quốc phòng để xem xét chấp thuận việc này.

Nếu được chấp thuận, các đơn vị nước ngoài sẽ tham gia vào công tác điều tra tai nạn, hỗ trợ kỹ thuật nhằm thu thập dữ liệu phục vụ điều tra.

Hà Nội bác thông tin 'học trực tuyến khi có học sinh mắc Covid-19'

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội: "Hà Nội sẵn sàng chuyển sang học trực tuyến khi có học sinh nhiễm COVID-19" khiến phụ huynh, học sinh hoang mang, ngày 12/4 ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, Sở không có bất kỳ phát ngôn nào về việc địa phương sẵn sàng chuyển sang học trực tuyến nếu có học sinh mắc COVID-19.

Xem thêm: CDC Hà Nội giải thích về số ca mắc Covid-19 gia tăng

ko-hoc-truc-tuyen-7633-1681289000102_11zon.jpg

Cũng theo ông Tuấn, trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đã ban hành, Sở GD-ĐT Hà Nội đều lưu ý các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có dịch COVID-19.

Đồng thời, các nhà trường cần triển khai các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học; rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống điện, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng trong những ngày gần đây. Tại Hà Nội, trong tuần đầu của tháng 4 ghi nhận 67 ca mắc, số mắc tăng 44 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2023, Hà Nội ghi nhận 263 ca mắc.

Trên một số diễn đàn, phụ huynh bày tỏ sự lo lắng và "ngán" cảnh con phải quay trở lại học trực tuyến.

Điều tra bổ sung vụ nâng giá cây xanh liên quan ông Nguyễn Đức Chung

VKSND Tối cao vừa có thông báo về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ nâng khống giá cây xanh ở Hà Nội liên quan cựu Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung. Thông báo này ban hành ngày 11/4, sau 2 tuần CQĐT công bố kết luận vụ án, lý do trả hồ sơ chưa được nêu.

Xem thêm: Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung 'dính' những vụ án nào?

Trong bản kết luận trước đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố ông Chung về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Xem thêm: Thổi giá cây xanh ở Hà Nội: Vận động viên bỗng thành giám đốc công ty 'ma'

znews-photo.zingcdn.me-uploaded-pwivovlb-2023_03_27-_chung_1_1(1).jpg

Xem thêm: Hàng nghìn cây xanh nhập lậu từ Trung Quốc, được 'thổi giá' trồng ở Hà Nội

Các bị can Vũ Kiên Trung (Chủ tịch Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội), Nguyễn Xuân Hanh (tổng giám đốc công ty này), Nguyễn Tuấn Nghĩa (giám đốc Công ty TNHH Phát triển Vì nhân dân) và 11 người còn lại bị đề nghị truy tố về các tội Buôn lậu; Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm: Trồng cây xanh ở Hà Nội và chuyện rút tiền ngân sách chia nhau

Theo cơ quan điều tra, ông Chung với cương vị chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã trực tiếp can thiệp, chỉ đạo xuyên suốt quá trình trồng mới, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh trên địa bàn thành phố.

Xem thêm: Ông Nguyễn Đức Chung khai doanh nghiệp gạ gẫm, tặng cây tiền tỷ cho người thân

Bộ Công an xác định sai phạm của các bị can đã tạo điều kiện cho Công ty Công viên cây xanh và Công ty Sinh Thái Xanh chiếm đoạt, thu lời bất chính, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34,7 tỷ đồng.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Bộ VH-TT&DL nói về việc hàng loạt sắc phong bị rao bán ở Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO