Thời sự 24 giờ: 3 Công an trộm dê của dân bị khởi tố, tước danh hiệu CAND

Tổng hợp| 28/06/2023 06:00

Ngày 27/6, Công an TP Hà Nội cho biết, căn cứ kết quả điều tra, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 3 cán bộ Công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, gồm: Đại úy Nguyễn Văn Nhân, Thượng úy Bùi Đình Việt và Thượng úy Bùi Tiến Tùng. Cơ quan CSĐT Công an thành phố cũng quyết định tạm giữ hình sự, khởi tố vụ án Trộm cắp tài sản để điều tra, xử lý.

Khởi tố vụ án, tước danh hiệu CAND với 3 công an trộm dê của dân

Ngày 27/6, Công an TP Hà Nội cho biết, căn cứ kết quả điều tra, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 3 cán bộ Công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, gồm: Đại úy Nguyễn Văn Nhân, Thượng úy Bùi Đình Việt và Thượng úy Bùi Tiến Tùng.

Xem thêm: 3 cán bộ công an thừa nhận 'bắn nhầm' dê của người dân ở Hà Nội

ba-can-bo-cong-a-1687852360579338845736_11zon.jpg

Cơ quan CSĐT Công an thành phố cũng quyết định tạm giữ hình sự, khởi tố vụ án Trộm cắp tài sản để điều tra, xử lý.

Xem thêm: Khởi tố vụ án, tước danh hiệu Công an nhân dân với 3 công an trộm dê nhà dân

Theo CAHN, trưa 26/6, cả ba đi xe ô tô, mang theo 1 khẩu súng hơi vào khu vực núi Mào Gà, thôn Ái Nàng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, để bắn chim.

Trong lúc đi săn, nhóm này đã bắn chết 2 con dê của người dân và cho vào cốp xe ô tô, rồi đi về. Khi đến khu vực cầu Ái Nàng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, cả nhóm bị người dân phát hiện và chặn lại.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo các phòng nghiệp vụ công an thành phố, Công an huyện Mỹ Đức khẩn trương điều tra xác minh, làm rõ vụ việc.

Xem thêm: Vụ công an 'bắn nhầm' dê: Công an huyện Mỹ Đức tới nhà xin lỗi người dân

ban-nham-de-cua-nguoi-dan-16878581364051572503307.jpeg

Bên cạnh đó, Giám đốc CATP chỉ đạo xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy có liên quan trong việc quản lý để cán bộ sai phạm, vi phạm pháp luật; đồng thời, yêu cầu Công an huyện Mỹ Đức gặp trực tiếp xin lỗi và bồi thường đối với gia đình người bị hại.

Cơ quan CSĐT Công an thành phố cũng quyết định tạm giữ hình sự, khởi tố vụ án Trộm cắp tài sản để điều tra, xử lý.

Hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2023

Hôm nay, 28/6, hơn 1 triệu thí sinh trong cả nước chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Buổi sáng các thí sinh sẽ thi môn Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút) và buổi chiều thi Toán (thời gian làm bài 90 phút). Ngày 29/6, buổi sáng sẽ thi các môn KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và buổi chiều thi các môn KHXH (Lịch sử, Địa lý, GDCD).

Xem thêm: Cười té ghế với loạt ảnh hài hước về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

27-1687856545919_11zon.jpg

Xem thêm: Ông bố 51 tuổi người M'nông tự tin dự thi tốt nghiệp THPT

Trong buổi sáng hôm qua, các thí sinh đã phòng thi, làm thủ tục đăng ký dự thi, nghe phổ biến quy chế, lịch thi. Cán bộ coi thi nhắc nhở thời gian gọi thí sinh, thời gian làm bài, những vật dụng thí sinh không được phép mang vào phòng thi…

Xem thêm: Thầy cô đón học trò 'vượt lũ' đến trường trước ngày thi tốt nghiệp THPT 2023

Bộ GD-ĐT thông tin, năm nay, cả nước có 1,02 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhiều hơn năm 2022 khoảng 24.000 em. Trong đó, hơn 917.000 thí sinh dùng kết quả thi để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét đại học. Số thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT là 73.200. Con số thi để xét tuyển vào đại học là hơn 34.200 thí sinh.

Xem thêm: 7 quy định nghiêm ngặt ở phòng thi tốt nghiệp THPT 2023, thí sinh cần ghi nhớ

Toàn quốc tổ chức 2.273 điểm thi với 44.661 phòng thi. Công tác chuẩn bị đến thời điểm này đã được 63 địa phương hoàn tất từ cơ sở vật chất, in sao đề thi, phương án phòng chống, ứng biến với thiên tai, lũ lụt, nắng nóng, sự cố điện, nước… bất thường.

Xem thêm: Giáo viên Ngữ văn: Không nên xem, tin vào bói đề vì... rất nguy hiểm

14-1687856546320_11zon.jpg

Với hơn 102.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước cả về số thí sinh và lực lượng làm nhiệm vụ thi.

Xem thêm: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Đề thi tốt nghiệp THPT 2023 có tính phân hoá để xét đại học

Toàn thành phố Hà Nội có 189 điểm thi chính thức tại 30 quận, huyện, thị xã, với 4.300 phòng thi. Ngoài các trường THPT, một số trường THCS cũng được trưng dụng làm điểm thi chính thức. Ở mỗi điểm thi bố trí 2 phòng thi dự phòng. Tại một số quận, huyện bố trí 1-2 điểm thi dự phòng để sử dụng khi có vấn đề phát sinh.

Tại TPHCM có hơn 85.000 thí sinh đăng ký dự thi với 156 điểm thi. Công an TPHCM được huy động, phối hợp để bảo đảm tính bảo mật, an toàn tuyệt đối cho kỳ thi từ khâu ra đề thi, in, sao đề thi. Đồng thời, bảo vệ các điểm thi, điểm in sao đề thi, điểm chấm thi và tham gia áp tải, bảo vệ đề thi, bài thi theo đúng quy chế và kế hoạch.

Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển khai rút ruột 50 tỷ đồng vì thấy 'các thủ trưởng vất vả'

Sáng 27/6, Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Theo cáo buộc, tháng 2/2019, Bộ Quốc phòng giao Bộ tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019, tổng 450 tỉ đồng. Trong đó, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị.

Xem thêm: Vì sao nhiều sĩ quan thoát án hình sự trong vụ tham ô 50 tỷ ở Bộ tư lệnh Cảnh sát biển?

xet-xu-tu-lenh-canh-sat-bien-13064199.jpeg

Xem thêm: Thuộc cấp kêu khó rút ruột 50 tỷ, cựu đại tá nói 'là nhiệm vụ, phải hoàn thành'

Ông Nguyễn Văn Sơn – Cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển đã khởi xướng rồi bàn bạc, thống nhất với các thủ trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển gồm Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu chính ủy), Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu phó chính ủy kiêm chủ nhiệm chính trị), Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng) và Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu phó tư lệnh) về việc "rút ruột" từ ngân sách.

Trả lời thẩm vấn của HĐXX, cựu Trung tướng Nguyễn Văn Sơn khai năm 2018, bị cáo lên làm Tư lệnh Cảnh sát biển. Bị cáo thấy rằng các thủ trưởng Bộ Tư lệnh đi công tác rất nhiều, công tác đối ngoại rất nhiều, rất vất vả, quỹ đơn vị không có, đơn vị làm kinh tế doanh nghiệp không có.

Vì vậy, khoảng đầu tháng 4/2019, trong bữa cơm ở phòng ăn của thủ trưởng Bộ Tư lệnh, bị cáo có nêu vấn đề tìm quỹ vốn cho thủ trưởng Bộ Tư lệnh hoạt động, mọi người cũng muốn tìm nguồn quỹ và bảo nếu các thủ trưởng nhất trí thì sẽ đặt vấn đề với Cục Kỹ thuật.

Cục Kỹ thuật sau đó thực hiện ký hợp đồng nâng giá với nhiều công ty rồi được hoàn lại 50 tỷ đồng. Cục trưởng khi đó là bị cáo Nguyễn Văn Hưng chuyển lại số tiền này cho bị cáo Sơn. Nhận tiền của Hưng, bị cáo Sơn chia đều cho các thủ trưởng, mỗi người 10 tỷ đồng.

Việt Nam bàn giao một bộ hài cốt quân nhân Mỹ

Ngày 27/6, lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) lần thứ 161 đã diễn ra tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng.

Buổi lễ có sự tham dự của Ban Giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP). Phía Mỹ có Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, lãnh đạo văn phòng MIA Hoa Kỳ tại Hà Nội cùng các thành viên Văn phòng DET2.

Xem thêm: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cập cảng Đà Nẵng

5-1687861873684_11zon.jpg

Xem thêm: Khách tham quan thấy gì trên tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Đà Nẵng?

Ngoài ra, sự kiện có sự có mặt của đại diện Hội Việt Mỹ, Tổ chức Cựu binh vì hòa bình (Veterans for Peace) và thành viên một số cơ quan đại diện một số nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Tham gia chứng kiến còn có hai sỹ quan chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 đang thăm Đà Nẵng.

Xem thêm: Hải quân tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đá bóng cùng thanh niên Đà Nẵng

Tại buổi lễ, đại diện phía Việt Nam đã bàn giao cho đại diện phía Mỹ một bộ hài cốt là một phần kết quả của đợt tìm kiếm chung lần thứ 151 (tháng 5-7/2023).

Hài cốt trên đã được các chuyên gia pháp y của Việt Nam và Mỹ giám định tại Đà Nẵng, kết luận có thể liên quan tới quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và đề nghị chuyển về Hawaii để xác minh thêm.

Hoạt động phối hợp nhân đạo tìm kiếm và kiểm kê quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam được tiến hành từ cuối những năm 1980 giữa hai chính phủ Việt Nam và Mỹ. Đến nay, hoạt động này đã giúp nhận dạng hơn 700 trường hợp quân nhân Mỹ chết trong chiến tranh.

Gần đây nhất vào hồi tháng 4, đại diện phía Việt Nam đã bàn giao cho đại diện phía Mỹ hai bộ hài cốt là kết quả của Đợt tìm kiếm chung lần thứ 150 (từ tháng 2 đến tháng 4) tại các tỉnh Nghệ An và Quảng Bình.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: 3 Công an trộm dê của dân bị khởi tố, tước danh hiệu CAND
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO