Thời sự 24 giờ: Ông Nguyễn Cao Trí đã chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan như thế nào?

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 06/08/2023

Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an, xác nhận: ngày 15/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Cao Trí (sinh năm 1970) vì chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát)

Ông Nguyễn Cao Trí đã chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan như thế nào?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/8, trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn Bộ Công an, xác nhận: ngày 15/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Cao Trí (sinh năm 1970) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4, điều 175 Bộ luật Hình sự.

Xem thêm: Ngoài đại gia Nguyễn Cao Trí, những ai vướng lao lý cùng bà Trương Mỹ Lan?

Ông Nguyễn Cao Trí từng là Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Văn Lang, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh.

mr-nguyen-cao-tri-van-lang-549-9982-3840-1691227662.png

Xem thêm: Hệ sinh thái doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Cao Trí có gì?

Theo báo cáo của cơ quan cảnh sát điều tra, trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Công ty An Đông (Vạn Thịnh Phát), đã phát hiện bà Trương Mỹ Lan có quan hệ làm ăn, đầu tư với ông Nguyễn Cao Trí. Bà Lan đã chuyển cho ông Nguyễn Cao Trí hơn 40 triệu USD để mua bán dự án, kinh doanh.

Xem thêm: Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí: Mạng lưới kinh doanh cực khủng

Khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ông Nguyễn Cao Trí nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền bà Lan đã chuyển khi chỉ đạo một số nhân viên tiêu hủy toàn bộ giấy tờ, chứng cứ bà Lan chuyển 40 triệu USD với mục đích chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên.

Xem thêm: Cận cảnh dự án 25.000 tỷ đồng của đại gia Nguyễn Cao Trí

Tại cơ quan điều tra, ông Trí đã nhận tội và sẽ phải nộp lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt. Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã kê biên, phong tỏa tài sản của ông Trí để đảm bảo thu hồi tài sản cho vụ án.

Ông Trí từng đảm nhiệm chức vụ tại một số công ty thành viên của Tập đoàn Bến Thành như Giám đốc đầu tư tại Bến Thành Tourist, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Địa ốc Bến Thành.

Xem thêm: Hé lộ tài sản chứng khoán của đại gia Nguyễn Cao Trí đang 'mất tích'

Năm 2015, Địa ốc Bến Thành đổi tên thành Capella Holdings, ông Trí giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc. Doanh nghiệp này hoạt động trong hai mảng chính là bất động sản và F&B.

Ông Trí bắt đầu tham gia Hội đồng quản trị SaigonBank từ tháng 10/2019. Tháng 6/2021, ông mua vào gần 580.000 cổ phiếu SGB - tương đương 0,19% vốn điều lệ ngân hàng.

Hồi tháng 1, SaigonBank cho biết ông Trí "đương nhiên mất tư cách" thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng từ ngày 19/1.

Thủ tướng yêu cầu lập đoàn kiểm tra an toàn hồ đập ở Lâm Đồng, Đắk Nông

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 725 của Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó mưa lũ, sụt lún, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập tại các tỉnh Tây Nguyên.

Xem thêm: Lời cảnh tỉnh từ đèo Bảo Lộc

Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, những ngày qua, khu vực Tây Nguyên xảy ra mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực tiếp tục xảy ra sụt lún, sạt trượt đất, ảnh hưởng đến các khu dân cư, công trình giao thông.

Xem thêm: Nguy cơ sạt lở lớn hơn ở những nơi con người tác động

z4562545871853_bf03a.jpg
Đèo Bảo Lộc  sạt lở nghiêm trọng khiến 3 CSGT và một người dân thiệt mạng.

Xem thêm: Quốc lộ 14 bị bẻ gãy làm đôi, giao thông chia cắt hoàn toàn

Đặc biệt, địa phương báo cáo về tình trạng sụt lún, sạt trượt đất tại khu vực thi công hồ chứa nước Đông Thanh (xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) và hồ chứa nước Đắk N'Ting (huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông), có nguy cơ gây mất an toàn hồ đập.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và các địa phương khác ở khu vực Tây Nguyên tập trung chỉ đạo, triển khai lực lượng rà soát ngay các khu vực có nguy cơ sạt lở, sụt lún đất, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn dân cư, an toàn hồ đập trên địa bàn.

Xem thêm: Đắk Nông: Vết nứt quanh hồ thủy lợi trăm tỷ ngày càng rộng hơn

"Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra sự cố mất an toàn hồ đập gây thiệt hại tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước", công điện của người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.

z4576857908409-a70f8890d9181e8b8d1d3abd5d220f4d-409.jpg
Quốc lộ 14 đạon qua Đắk Nông bị 'gãy đôi'

Xem thêm: Mưa lũ 'nuốt' gần nửa mặt đường ở Lai Châu

Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN&PTNT (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai) phân công một Thứ trưởng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, GTVT, Công Thương, Xây dựng... khẩn trương kiểm tra tình hình sạt lở.

Xem thêm: Mưa lớn khiến đất đá sạt lở xuống nhiều tuyến đường ở Điện Biên và Hòa Bình

Bên cạnh đó, lãnh đạo các bộ ngành được giao chỉ đạo công tác phòng ngừa, khắc phục thiên tai tại khu vực Tây Nguyên, nhất là công tác bảo đảm an toàn dân cư, an toàn hồ đập, sạt lở, sụt lún đất ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông.

Gói thầu 35.000 tỷ đồng Sân bay Long Thành: ACV nói gì về tố cáo nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ ‘yếu năng lực’?

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có những phát ngôn đầu tiên sau những ồn ào giữa Liên danh Hoa Lư và Vietur những ngày qua.

ACV) cho biết, đang là giai đoạn chấm thầu nên đơn vị này không thể cung cấp bất cứ thông tin gì. Đây là những tài liệu mật, ACV không thể công bố.

Xem thêm: Các nhà thầu sân bay Long Thành ‘ồn ào’, ACV lần đầu lên tiếng

“Phải chờ đến sau 22/8 chúng tôi mới cung cấp được các thông tin chính thức. Việc đánh giá năng lực nhà thầu đều do tổ chuyên gia, đơn vị độc lập đánh giá, chúng tôi không tham gia”, đại diện ACV nói.

Xem thêm: Liên danh nhà thầu vượt qua vòng kỹ thuật gói thầu 35.000 tỉ sân bay Long Thành gồm những ai?

cdn-i.vtcnews.vn-upload-2023-08-05-_hoa-lu-2-17263807(1).jpg

Trước đó, đại diện liên danh Hoa Lư cho biết liên danh các nhà thầu này đã có đơn khiếu nại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Xem thêm: Thủ tướng: 'Khởi công bằng được nhà ga sân bay Long Thành trong tháng 8'

Phía Hoa Lư cho rằng "có bằng chứng cho rằng thành viên đứng đầu liên danh Vietur đã vi phạm quy định về đấu thầu và không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu 5.10" xây dựng sân bay Long Thành. Doanh nghiệp đứng đầu liên danh Vietur là IC Holdings (Thổ Nhĩ Kỳ) "không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để trúng thầu" vì theo các nội dung đăng tải trên truyền thông quốc tế, chủ tịch IC Holdings vướng nghi vấn tham nhũng và đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra kỹ nhân thân của chủ tịch doanh nghiệp này.

Đối với IC Holdings, các nhà thầu trong liên danh Hoa Lư cho rằng đây là doanh nghiệp lần đầu tham gia đầu tư xây dựng ở Việt Nam, chưa có kinh nghiệm pháp luật Việt Nam cũng như các quy định xây dựng Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hoa Lư cũng cho hay doanh nghiệp này có lịch sử thi công chậm nhiều công trình và có lịch sử bị chấm dứt các dự án lớn và có lịch sử kiện tụng chủ đầu tư.

Đáng chú ý, liên danh Hoa Lư còn đặt vấn đề tính xác thực đối với kinh nghiệm xây dựng sân bay của IC Holdings.

Liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu đã kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo bên mời thầu dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10, đề nghị thẩm tra lại năng lực của các liên danh nhà thầu hoặc mời đơn vị độc lập thứ ba, tư vấn quốc tế đánh giá lại hồ sơ kỹ thuật dự thầu các bên.

Bộ trưởng GD-ĐT nói gì về mức chiết khấu sách giáo khoa quá cao?

Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo giải trình gửi Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm rõ một số vấn đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

Theo đánh giá của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mức chiết khấu đối với sách giáo khoa, sách tham khảo hiện nay quá cao, cần đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng của mức chiết khấu này.

Xem thêm: Chiết khấu 23% khiến giá sách giáo khoa tăng cao, Bộ trưởng GD&ĐT làm rõ

sgk-17083694.jpg

Xem thêm: Năm học mới lại lo… sách giáo khoa

Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng Sơn cho biết, hiện Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá sách giáo khoa để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.

Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa đã kê khai với Bộ Tài chính.

Xem thêm: Sách giáo khoa năm học 2023 - 2024 lên kệ, đáp ứng nhu cầu thị trường

Theo văn bản kê khai giá của NXB Giáo dục Việt Nam với Bộ Tài chính, mức chiết khấu phát hành sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới từ năm 2020 đến nay là 23% cho sách giáo khoa lớp 1, 2, 6; 22,5% cho sách giáo khoa lớp 3, 7, 10. Còn sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 có mức chiết khấu 21%.

Xem thêm: Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên 'quay lại' làm sách giáo khoa?

“Mức chiết khấu như vậy tác động đáng kể đến giá sách giáo khoa”, Bộ trưởng khẳng định. Vì vậy, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng mức giá trần của sách giáo khoa theo quy định để tăng cường quản lý của Nhà nước đối với giá sách giáo khoa.

Xem thêm: Lãng phí sách giáo khoa

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT không tổ chức biên soạn sách giáo khoa. Sau 4 năm thực hiện đổi mới chương trình, cả nước có 6 nhà xuất bản và 3 tổ chức có đủ điều kiện tham gia tổ chức biên soạn.

“Việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, tốn kém cho xã hội”, ông nêu.

Tổng hợp