Thời sự 24 giờ : Vụ 'Chuyến bay giải cứu': Các bị cáo nói và muốn gì trong lời nói sau cùng?
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 22/07/2023
Xét xử vụ 'Chuyến bay giải cứu': Các bị cáo nói và muốn gì trong lời nói sau cùng?
Ngày 21/7 phiên tòa xét xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’ bước vào phần đối đáp của Viện Kiểm sát với các luật sư và bị cáo.
Xem thêm: Bâng khuâng từ phiên tòa 'chuyến bay giải cứu'
Với bị cáo Hoàng Văn Hưng, VKS đã công bố video nhận chiếc cặp từ lái xe của bị cáo Nguyễn Anh Tuấn - cựu Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội. Về lần nhận tiền cuối cùng 450.000 USD, Kiểm sát viên cho hay Hoàng Văn Hưng từng khai không nhận gì của ông Tuấn. Đến khi có video trên, Hưng mới nói có nhận chiếc cặp nhưng bên trong là 4 chai rượu vang, không phải tiền hay USD.
Xem thêm: Công bố video cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nhận chiếc cặp nghi chứa 450.000 USD
Xem thêm: VKS tung hàng loạt chứng cứ đáp trả cựu điều tra viên vụ 'chạy án'
Kiểm sát viên đánh giá, bị cáo Hưng không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải, thể hiện sự coi thường pháp luật nên cần mức hình phạt nghiêm khắc.
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn - cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, đối đáp lại các quan điểm của bị cáo Hoàng Văn Hưng, khẳng định việc mình nộp 1,85 triệu USD là tôn trọng pháp luật, tuân thủ theo kết luận của cơ quan điều tra: ‘Tôi nộp khắc phục số tiền đó là vì trong kết luận điều tra và cáo trạng đều nêu rất rõ hành vi phạm tội của tôi là môi giới hội lộ và tôi phải chịu trách nhiệm về số tiền đó, chứ không phải vì tôi nhận tội mình đã lừa đảo’.
Bị cáo Tuấn cũng ‘mắng’ Hưng cần có lương tâm và nhân cách. Trước đó ít phút, bị cáo Hoàng Văn Hưng trong phần đối đáp đã bật khóc và liên tục kêu oan.
Xem thêm: Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng bật khóc, tố cựu PGĐ Công an Hà Nội vu khống
Về chi tiết này, bị cáo Tuấn bình luận: "Vừa nãy tôi thấy anh Hưng cũng khóc. Tôi không hiểu động cơ khóc là gì, nhưng tôi khẳng định không phải vì oan mà khóc. Đứng trước tòa, đó là những giọt nước mắt cần xem xét. Cần tôn trọng nhân cách của mình, dù là một thằng tù cũng phải có nhân cách, là con người phải có nhân cách".
Xem thêm: Cựu PGĐ Công an Hà Nội nói Hoàng Văn Hưng: 'Là thằng tù cũng phải có nhân cách'
Xem thêm: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho cựu PGĐ Công an TP Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn
Phản bác lại cáo trạng của các bị cáo tại Cục Lãnh sự, đại diện VKS cho rằng, có nhiều công văn Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cấp phép bay phát hành sát ngày bay, cách chỉ 1-2 ngày, thậm chí cấp cùng với ngày cất cánh.
Đại diện VKS nhận định, nhiều doanh nghiệp bị Cục Lãnh sự "om" hồ sơ, trì hoãn việc cấp phép các chuyến bay dù 4 Bộ còn lại trong Tổ công tác 5 Bộ đã đồng ý. Từ đó nhận định quan điểm của luật sư và các bị cáo tại Cục Lãnh sự cho rằng không gây khó khăn, không sách nhiễu, luôn đảm bảo công bằng, không phân biệt đối xử, đặt lợi ích công dân lên trên… là "không đúng sự thật".
Xem thêm: Đại diện VKS chứng minh doanh nghiệp bị 'om' hồ sơ, trì hoãn cấp phép bay
Trong phần bào chữa cho Phạm Trung Kiên – cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, các luật sư cho rằng mỗi người chỉ bỏ ra 500.000 - 2 triệu đồng để được về nước nên chưa chắc con số này là lớn. Đối đáp lại, đại diện VKS cho rằng thật sự rất phẫn nộ trước quan điểm trên của luật sư: "Nó thể hiện sự thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của đồng bào trong dịch bệnh, với mất mát của nhân loại toàn thế giới. Lời bào chữa của luật sư còn xúc phạm đến tất cả người Việt, những người đã trải qua một đại dịch thảm khốc đau thương…’.
Xem thêm: Luật sư của cựu Thư ký Thứ trưởng vô cảm với nỗi đau của đồng bào
Chiều cùng ngày, phiên tòa tiếp tục với phần nói lời sau cùng của các bị cáo.
Bị cáo Phạm Trung Kiên cho rằng đề nghị án tử hình là ‘nghiệt ngã cuộc đời’. Kiên ‘xin nhận tội trước Nhân dân, Đảng, Nhà nước và ăn năn hối lỗi về việc đó’. Trình bày về tình tiết giảm nhẹ, Kiên tha thiết xin cơ hội được sống và cho biết thời điểm dịch COVID-19, bị cáo đã đi hết các điểm dịch, được Thủ tướng tặng bằng khen, gia đình bị cáo có nhiều người thân đi chiến trường miền Nam chống Mỹ, Pháp.
Xem thêm: Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Bị cáo bị đề xuất mức án nghiệt ngã cuộc đời'
Xem thêm: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự: Tòa án lương tâm sẽ phán xét bị cáo cả đời
Cựu Cục trưởng Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan nói ‘tòa án lương tâm phán xét bị cáo trong cả đời’. Lan cho hay, gia đình bị cáo hiện không có người làm trụ cột. Bị cáo là mẹ đơn thân, có 2 con đi học và mẹ già gần 90 tuổi. Lan xin HĐXX ‘khoan hồng cho bị cáo có cơ hội sớm trở về chăm sóc mẹ già, các con’.
Bắt giữ 3 bị can bị truy nã đặc biệt liên quan vụ tấn công trụ sở ở Đắk Lắk
Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, xác nhận lực lượng công an vừa bắt giữ 3 bị can bị truy nã đặc biệt liên quan đến vụ tấn công 2 trụ sở xã. Các đối tượng bị bắt giữ vào trưa nay khi đang lẩn trốn tại huyện Cư Kuin.
Xem thêm: Thời khắc đối diện nòng súng của những kẻ khủng bố ở Đắk Lắk
3 bị can bị bắt giữ gồm: Nay Dương (55 tuổi), Y Huăl Ê Ban (53 tuổi) và Y Khing Liêng (31 tuổi). Các đối tượng được bắt giữ tại một khu rẫy vắng trên địa bàn xã Ea Ktur (huyện Cư Kuin). Cơ quan công an cũng thu giữ một số hung khí.
Xem thêm: Bắt 3 đối tượng bị truy nã đặc biệt vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk
Như vậy đến nay, Cơ quan công an đã bắt giữ thành công toàn bộ 6 đối tượng bị truy nã liên quan đến vụ tấn công vào trụ sở xã ở Đắk Lắk.
Xem thêm: Công an Đắk Lắk thu hơn 4.500 vũ khí do người dân giao nộp
Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam hơn 90 đối tượng về các tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", "Không tố giác tội phạm", "Che giấu tội phạm", "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép".
Bộ Chính trị yêu cầu sớm điều tra, xử lý dứt điểm các đại án tham nhũng
Ngày 21/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để cho ý kiến về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023.
Bộ Chính trị tán thành nhận định công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh. Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Song song với việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, Bộ Chính trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, theo dõi.
Bộ Chính trị cũng lưu ý tập trung xử lý nhanh, hiệu quả các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, thuốc, vật tư y tế, quy định về kinh doanh xăng dầu, phòng cháy chữa cháy; triển khai quy hoạch điện VIII.