Thời sự 24 giờ: Vì sao bệnh nhân ngộ độc Botulinum tử vong dù thuốc giải đã về Việt Nam?
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 26/05/2023
Vì sao bệnh nhân ngộ độc Botulinum tử vong dù thuốc giải đã về Việt Nam?
Theo BV Chợ Rẫy (TP.HCM), dù đã tiếp nhận 2 lọ giải độc BAT do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ nhưng hai trường hợp đang điều trị ở đây cũng không kịp sử dụng vì quá thời gian.
Lý do là bệnh nhân đã qua thời gian truyền thuốc hiệu quả nhất. Hai người bệnh (18 tuổi và 26 tuổi) cầm cự hơn 10 ngày bằng thở máy trong tình trạng liệt cơ gần như hoàn toàn.
Xem thêm: Cận cảnh 6 lọ thuốc giải botulinum 8.000 USD quý giá về Việt Nam trong đêm
Xem thêm: Liên tục ngộ độc botulinum: Cảnh báo thói quen "chết người"
Trong khi đó, người đàn ông 45 tuổi ngộ độc botulinum ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định tử vong tối qua, 24/5, sau 10 ngày chờ đợi thuốc giải. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông nhiễm độc tố botilinum type A. Vào 20h cùng ngày, bệnh viện tiếp nhận 1 lọ thuốc giải nhưng không kịp truyền cho bệnh nhân.
Xem thêm: Thực phẩm nào dễ gây ngộ độc Botulinum?
Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban An toàn thực phẩm TP.HCM, từ vụ ngộ độc botulinum trong pate chay (năm 2020), nhu cầu về thuốc giải độc BAT đã được đặt ra nhưng đến nay, ngành y tế vẫn cứ "loay hoay". Bà cùng nhiều chuyên gia đã liên tục có ý kiến về việc cần có dự trữ thuốc hiếm cấp quốc gia nhằm ứng phó trong tình huống phát sinh ca ngộ độc.
Không chỉ với thuốc giải độc botulinum, nhiều thuốc/huyết thanh giải độc khác có giá thành rẻ cũng rơi vào cảnh khan hiếm, bấp bênh.
Nhiều bệnh viện ở TP.HCM thiếu thuốc hiếm, bác sĩ phải đổi phác đồ
Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, nhiều bệnh viện tại thành phố đang thiếu một số thuốc hiếm trong thời gian dài vì không có nhà cung ứng, gây khó khăn cho công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
Xem thêm: bệnh viện ở TP.HCM thiếu thuốc hiếm, bác sĩ phải đổi phác đồ
Theo bà Như, các thuốc này thiếu trong một khoảng thời gian dài do không có nhà cung ứng. Để đáp ứng nhu cầu điều trị, bệnh viện đã sử dụng các phác đồ thay thế. Tuy nhiên, khi thay thế bằng các thuốc khác, bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán.
Xem thêm: Lộ diện công ty sản xuất thuốc giải botulinum giá 8.000 USD vừa về Việt Nam
Xem thêm: Cục Quản lý Dược cần đề xuất giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề thiếu thuốc hiếm
Theo danh mục này, hiện nay TP.HCM đang thiếu một số thuốc hiếm. Cụ thể, Bệnh viện Mắt thiếu thuốc nhỏ mắt Atropin; Bệnh viện Da liễu thiếu thuốc uống Acitretin và thuốc viên Dapson phối hợp sắt oxalat; Bệnh viện Truyền máu Huyết học thiếu thuốc tiêm Mitoxantrone, thuốc tiêm Idarubicin và thuốc tiêm Foscarnet trisodium hexahydrate.
Xem thêm: Thiếu thuốc hiếm, bệnh nhân dù nguy kịch vẫn phải... chờ!
"Hầu hết các thuốc này nhu cầu sử dụng ít và không sẵn có ở Việt Nam. Nguồn cung ứng rất hạn chế do ít công ty sản xuất, nhập khẩu và phân phối, giá trị tiền thuốc cao, nhu cầu sử dụng không thường xuyên.
Xem thêm: Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế đặc thù mua thuốc hiếm
Sở Y tế TP.HCM cũng đã đề xuất cơ chế mua sắm dự trữ thuốc hiếm cấp địa phương hoặc quốc gia bằng nguồn ngân sách nhà nước", bà Như chia sẻ.
Sở VH&TT TP. HCM về việc TCL Electronics dùng bản đồ sai chủ quyền?
Liên quan đến thông tin một văn phòng của TCL Electronics chi nhánh tại Việt Nam (tại quận 5, TPHCM) trang trí tường bằng bản đồ sai chủ quyền biển đảo khiến dư luận phẫn nộ, tại buổi họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế TPHCM bà Nguyễn Mỹ Hạnh, Phó Chánh văn phòng Sở VH&TT TPHCM, cho biết người đặt câu hỏi cần gửi thông tin về Sở VH&TT; các phòng chuyên môn sẽ tìm hiểu và trả lời sau.
Xem thêm: TCL Việt Nam treo bản đồ không có Hoàng Sa, Trường Sa?
Xem thêm: Grab bị phạt 60 triệu đồng vì vi phạm bản đồ trên ứng dụng
Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM - người chủ trì buổi họp báo - đề nghị đơn vị này chủ động tìm hiểu vấn đề và gửi câu trả lời cho trung tâm báo chí thành phố. Theo ông Phạm Đức Hải, việc này liên quan đến vấn đề chủ quyền nên không thể để thông tin tiếp tục lan truyền mà đơn vị này cần lên tiếng.
Xem thêm: Thời trang Yody, Grab xin lỗi vì dùng bản đồ sai lệch chủ quyền Việt Nam
Trước đó, trong sáng 25/5, mạng xã hội lan truyền thông tin văn phòng của hãng điện tử TCL Electronics chi nhánh Việt Nam (quận 5, TPHCM) sử dụng bản đồ không đúng chủ quyền biển đảo để trang trí nơi làm việc.
Xem thêm: Website Huawei tại Việt Nam hiển thị 'đường lưỡi bò' trong nhiều giờ
Ngươi đăng bài ẩn danh cho biết, khi trang trí tường phòng họp công ty, đơn vị này đã sử dụng bản đồ Việt Nam để thể hiện rõ ý chí, mục tiêu kinh doanh cho các đội, nhóm 3 miền. Vị sếp người nước ngoài của công ty này đã yêu cầu bỏ thông tin về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa trên tấm bản đồ này.
20 hộ dân đầu tiên nhận bồi thường dự án kết nối sân bay Long Thành
Ngày 25/5, UBND huyện Long Thành tổ chức chi tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án tuyến giao thông kết nối (tuyến số 1) thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Xem thêm: Thuyết phục người dân vùng lõi sân bay Long Thành đến ngày cuối cùng
Trong đợt này, huyện Long Thành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 20 hộ dân đầu tiên với tổng số tiền 90 tỷ đồng. Các hộ dân sau khi nhận tiền đã ký biên bản bàn giao mặt bằng cho chính quyền địa phương.
Xem thêm: Căn nhà '4 mặt tiền' lọt thỏm giữa đại công trường sân bay Long Thành
Xem thêm: Những hộ dân cuối cùng sống giữa đại công trường sân bay Long Thành
Dự án tuyến giao thông kết nối số 1 sẽ được khởi công vào tháng 6 tới. Kinh phí giải phóng mặt bằng trong đợt 1 của tuyến giao thông kết nối số 1 hơn 488 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, để kết nối giao thông cho dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ có 2 tuyến giao thông kết nối T1 và T2. Trong đó, tuyến T1 phục vụ đường công vụ trong giai đoạn thi công Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Xem thêm: Sân bay Long Thành chậm tiến độ, Thủ tướng truy trách nhiệm cá nhân
Tuyến T1 có chiều dài 3,8km, có điểm đầu là sân bay Long Thành kết nối đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, quốc lộ 51. Để xây dựng tuyến T1, huyện Long Thành sẽ thu hồi 66,54 ha đất thuộc 2 xã Long An và Long Phước.
Vụ GĐ Trung tâm GDTX bị tuyên 5 năm tù: Gia đình mong bà Dung được tại ngoại
Trước thông tin VKSND tỉnh Nghệ An đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm vụ án Lê Thị Dung (nguyên GĐ TTGDTX huyện Hưng Nguyên) , phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ) theo hướng hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, ông Phạm Ngọc Thạch (chồng bị cáo Lê Thị Dung) cho biết gia đình mong muốn bà Dung được tại ngoại.
"Tôi muốn xin cho vợ tôi (bà Lê Thị Dung - pv) được tại ngoại, chứ trả hồ sơ, điều tra lại thì sẽ kéo dài thời gian vợ tôi bị giam", ông Thạch chia sẻ.
Xem thêm: VKS kháng nghị hủy bản án sơ thẩm
Quyết định kháng nghị của VKS nhân dân tỉnh Nghệ An đã được tống đạt cho Tòa án nhân dân huyện Hưng Nguyên và bị cáo Lê Thị Dung, hiện đang bị tạm giam trong Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An.
Xem thêm: Những nội dung nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX kháng cáo sau bản án 5 năm tù
Về thời gian xét xử phúc thẩm, ông Trần Quốc Cường, Chánh văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết hiện vẫn chưa có lịch xét xử