Ngày 14/3, Hội người Việt Nam tỉnh Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan, đã tổ chức đại lễ cầu siêu tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma năm 1988 và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, đồng bào tử nạn trong chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
Cách đây 35 năm, vào ngày 14/3/1988, tại đảo Gạc Ma, những chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã đứng thành vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc cắm trên đảo đá, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh trong sự kiện Gạc Ma, Đại tá Hoàng Duy Lập - nguyên Chỉ huy trưởng Trung đoàn công binh 83 - bồi hồi: "Anh em rất trẻ, đều ở độ tuổi đôi mươi".
Ngày 12-3, ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) cho biết, cụ Hoàng Nhỏ, người hàng năm làm đám giỗ cho 64 liệt sĩ Gạc Ma đã qua đời hôm mùng 9 Tết Quý Mão, hưởng thọ 95 tuổi.
Sự hy sinh của 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam trong cuộc chiến Gạc Ma mãi được ghi nhớ, song đó cũng là lời nhắc nhở về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh.
Tối 13/3, tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ tưởng niệm 35 năm ngày 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).
TP - Sáng ngày 12/3, anh em Ban liên lạc bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng nhắn nhau cùng tề tựu về đình làng Nại Nam (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu) để làm lễ tưởng niệm tri ân 64 liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma, thân xác còn gửi lại ở biển Trường Sa.
Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao ngày 14 tháng 3 năm 1988, là cuộc chiến không cân sức, nơi đầu sóng ngọn gió phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất công sự che thân.
“Vòng tròn bất tử” được các anh tay không tạo ra dưới lửa đạn đã được tái hiện tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma từ năm 2017 với tên gọi “Những người nằm lại phía chân trời”.
Trong cuộc đời binh nghiệp, ông Phan Xuân Dạch có hơn 10 năm gắn bó với quần đảo Trường Sa. Với ông, chiến dịch CQ 88, sự kiện trên đảo đá Gạc Ma mãi là ký ức không bao giờ quên.
Chính phủ đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030
Những bức thư gửi về trước lúc ra đảo làm nhiệm vụ của chiến sĩ Phan Huy Sơn (quê Nghệ An) là kỷ vật thiêng liêng để lại cho vợ con, gia đình trước lúc hy sinh.
Những chiến sĩ trở về từ trận chiến Gạc Ma với đầy thương tích. Đơn vị tôi quyết tâm cứu chữa, giữ lại những nhân chứng sống trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc" - bác sĩ Tào nói.
Suốt 47 năm qua, để giữ Trường Sa vững vàng trước sóng gió, "những người nằm lại phía chân trời" không chỉ riêng 64 liệt sĩ Gạc Ma. Chỉ tính từ 1975 tới năm 2010, đã có 166 liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa.
Trong trận chiến đấu ngày 14.3.1988, mặc dù tương quan lực lượng chênh lệch, phương tiện vũ khí hạn chế, cán bộ và chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, không quản hy sinh, quyết tử đến cùng để bảo vệ chủ quyền hải đảo của Tổ quốc.
"Những người nằm lại phía chân trời" - tên đồ án quần thể tưởng niệm những người lính Việt hy sinh trên vùng biển Gạc Ma ngày 14-3-1988, xây dựng tại Cam Lâm (Khánh Hòa).
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ xem xét đưa các cuộc chiến biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa... vào sách giáo khoa sắp biên soạn với dung lượng phù hợp.
Năm 1988, ngay sau sự kiện Gạc Ma, Đại tướng Lê Đức Anh đề nghị Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đang đóng ở cảng Cam Ranh "gửi một tàu chở nước ra Trường Sa" nhưng Liên Xô từ chối...