Thời sự 24 giờ: Việt Nam - Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Tổng hợp| 11/09/2023 06:00

Chiều 10/9 tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà nước Việt Nam. Theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương chiều 10;/9, Việt Nam và Mỹ quyết định thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Việt Nam - Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 10/9 tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp nhà nước Việt Nam.

Khoảng 16h45, đoàn xe của Tổng thống Mỹ Joe Biden tiến vào Phủ chủ tịch tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó cùng bước trên thảm đỏ trong tiếng quân nhạc chào mừng.

Xem thêm: Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Ngay sau lễ đón trọng thị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Phủ Chủ tịch, tiến sang Văn phòng Trung ương Đảng để hội đàm.

Xem thêm: Toàn cảnh Lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Phủ Chủ tịch

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-9-10-_thay-16943418237071926648382-950(1).jpeg

Xem thêm: Hình ảnh đoàn xe chở Tổng thống Mỹ Joe Biden trên đường phố Hà Nội

Trước đó, chuyên cơ Không lực 1 (Air Force One) hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, đưa Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Biden đánh dấu lần đầu tiên cả tổng thống và phó tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam trong cùng một nhiệm kỳ, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995 và kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước (2013-2023).

Xem thêm: Không lực 1 chở Tổng thống Mỹ Joe Biden hạ cánh xuống sân bay Nội Bài

Theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương chiều 10;/9, Việt Nam và Mỹ quyết định thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.

Trên những cơ sở quan trọng nêu trên, vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, Việt Nam hoan nghênh việc hai nước xác lập quan hệ ở tầm cao mới là Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Xem thêm: Việt – Mỹ: Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden nhất trí những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Mỹ là việc tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Xem thêm: Hai lần Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam qua lời kể của sĩ quan cảnh vệ

Tổng Bí thư nhấn mạnh sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng. Phương châm đặc thù cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Mỹ là "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai".

Xem thêm: Dấu ấn những lần thăm Việt Nam của các Tổng thống Mỹ

z4680989681203b67a5edbbee24e1a13dd749abb71f97f-1694348369965_11zon.jpg

Xem thêm: ‘Hậu trường ngoại giao’ lần đầu tiết lộ của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Theo đó, Việt Nam đánh giá cao và coi trọng khẳng định của Mỹ là ủng hộ Việt Nam "hùng mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".

Đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số phương hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Mỹ.

Xem thêm: Những cầu nối bền vững cho quan hệ Việt - Mỹ

Tổng Bí thư hoan nghênh việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm theo hướng đổi mới sáng tạo tiếp tục là nền tảng trọng tâm, động lực cho quan hệ hai nước và việc hai bên nhất trí tạo đột phá trong hợp tác về khoa học, công nghệ.

Tổng thống Joe Biden đánh giá cao việc hai nước nâng cấp quan hệ lên quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, cho rằng quyết định này có lợi cho cả hai nước và lợi ích quốc tế chung.

Chênh lệch hàng trăm tỷ đồng trong khoản tiền hối lộ của Việt Á: Bộ Công An nói gì?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an, đã lý giải rõ số tiền chênh lệch mà Việt Á đã chi để hối lộ, cảm ơn quan chức.

Xem thêm: 'Cảm ơn' hay 'hối lộ'?

Hồi đầu tháng 6, Bộ Công an cho biết Việt Á kiếm lãi khoảng 4.000 tỷ đồng và chi khoảng 800 tỷ để bôi trơn. Nhưng trong kết luận điều tra đã ban hành, cơ quan điều tra nêu rõ số tiền Việt Á đã hưởng lợi bất chính là hơn 1.200 tỷ đồng và số tiền chi để đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng.

Xem thêm: Cần chiếc vòng kim cô

1vieta-1641544742519-164154474287635449363.jpg

Xem thêm: Cựu Giám đốc CDC Đà Nẵng: ‘Nhượng lại kít, sinh phẩm thừa để bồi dưỡng anh em’

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết sau khi khởi tố vụ án, Phan Quốc Việt và các bị can liên quan đã khai công ty Việt Á có doanh thu và lợi nhuận khoảng 4.000 tỷ đồng. Phan Quốc Việt dành khoảng 20-25% trong tổng số này, tương ứng khoảng 800 tỷ đồng, để chi phần trăm ngoài hợp đồng cho các đơn vị, đối tác mua kit xét nghiệm và vật tư, thiết bị y tế khác.

Người phát ngôn Bộ Công an lý giải đây là lời khai ban đầu của lãnh đạo Việt Á mà cơ quan điều tra và Người phát ngôn Bộ Công an đã cung cấp.

Xem thêm: Hàng nghìn tỷ trục lợi từ đại dịch và sự nhập nhèm của những gói quà cảm ơn

Nhưng sau khi có kết luận điều tra ban hành ngày 17/8, những con số này có sự chênh lệch. Người phát ngôn Bộ Công an giải thích không thể dùng lời khai ban đầu của các đối tượng để đưa vào kết luận điều tra, vì phải "trọng chứng hơn trọng lời khai".

Theo ông Xô, có sự chênh lệch đó là do quá trình điều tra đã làm rõ thêm được nhiều nội dung.

Xem thêm: Vụ Việt Á: Ông Nguyễn Thanh Long 'nói một đàng, làm một nẻo'

Trong kết luận điều tra vụ sai phạm mua sắm kit test của Công ty Việt Á ban hành hồi tháng 8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định số tiền Việt Á đã hưởng lợi bất chính là hơn 1.235 tỷ đồng.

Ngoài ra, quá trình sản xuất, bán test, nhà chức trách còn cáo buộc Việt và đồng phạm đã vi phạm quy định về đấu thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 400 tỷ đồng.

Xem thêm: Thư ký, trợ lý trong các đại án: Lộng hành vì đâu?

Theo kết luận điều tra, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt đã chi hơn 106 tỷ đồng để đưa hối lộ. Trong đó, hơn 70 tỷ đồng được ông chủ Việt Á đưa cho các lãnh đạo bộ, địa phương để cảm ơn, bôi trơn.

Kỷ lục: 8 tháng Việt Nam xuất khẩu 6 triệu tấn gạo

Theo thống kê mới nhất từ Hải quan, sau 8 tháng, xuất khẩu gạo đạt gần 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 20% so cùng kỳ và hoàn thành 89% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng đạt gần 3,2 tỷ USD, tăng hơn 34% về giá trị.

Xem thêm: Hạt gạo Việt trên đỉnh lịch sử

Trong số các thị trường nhập khẩu, Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Gana nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất với mức tăng trưởng 3% đến gần 1.500% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm: 'Thế khó' của ngành gạo Việt trước cơn sốt giá lịch sử

xuat-khau-gao-viet-nam.png

Xem thêm: Nguyên nhân chính 'ẩn' trong giá gạo tăng

4 tháng cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng hàng tốt từ nhiều thị trường mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại nguồn cung không đủ để đáp ứng.

Xem thêm: Chưa từng có: Lúa mới được 1 tháng tuổi 'cò' đã đặt cọc

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ghi nhận giá gạo tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân đến thương lái, nhà máy xay xát chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.

Xem thêm: Để nông dân giàu lên từ lúa gạo

Trong khi giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm nhiều ngày qua, giá lúa gạo trong nước vẫn tăng cao. Hiện giá gạo trong nước cao hơn giá xuất khẩu 5-7%, tức tương đương 660-680 USD một tấn với loại 5% tấm.

Trong tình huống cực đoan miền Bắc vẫn thiếu điện vào năm 2024

Bộ Công Thương vừa có báo cáo Thủ tướng về tình hình cung ứng điện năm 2024. Theo đó, trong tình huống cực đoan, miền Bắc vẫn có thể tiếp tục thiếu điện.

Theo đó, hai kịch bản cung ứng năm sau được đưa ra trên cơ sở tính toán cân đối cung - cầu và nhu cầu tăng trưởng điện có thể đạt 8,96% vào năm sau. Trong trường hợp khi nước về các hồ thủy điện ở mức bình thường, hệ thống cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng điện cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

nhip-dap-thi-truong-nang-luong-ngay-652023-20230506200616.jpg

Tuy vậy công suất dự phòng tại miền Bắc thấp, trong khi nhu cầu sử dụng tại khu vực này cao nên vẫn phải đối mặt tình trạng căng thẳng, thiếu điện ở một số thời điểm trong ngày của các tháng nắng nóng.

Còn trong tình huống cực đoan khi nước về các hồ thủy điện thấp, có thể giống như tình hình xảy ra trong mùa nắng nóng 2023, lúc này, việc đảm bảo cung cấp điện cho khu vực miền Bắc sẽ khó khăn hơn và có thể thiếu công suất 420 - 1.770 MW trong một số giờ cao điểm tháng 6 và 7. Con số thiếu điện này bằng khoảng 1/3 mức thiếu năm nay.

Bộ Công Thương cho biết đã giao EVN tập trung đảm bảo độ khả dụng, sẵn sàng của các nhà máy phát điện trực thuộc; hạn chế tối đa sự cố các nhà máy, đặc biệt là các tổ máy nhiệt điện than miền Bắc.

EVN làm việc với TKV, Tổng công ty Đông Bắc và PVN, PVGas để đảm bảo đủ nhiên liệu than, khí cho sản xuất điện.

EVN/A0 chủ động xây dựng kế hoạch tích nước sớm các hồ thủy điện, đặc biệt là hồ thủy điện chiến lược đa mục tiêu miền Bắc ngay trong thời gian lũ chính vụ, giữ mực nước cao trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Việt Nam - Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO