Bộ TT&TT sẽ xem xét, quyết định việc tổ chức đấu giá lại băng tần 3800-3900 MHz cho 5G vào thời điểm thích hợp. Giá khởi điểm khối băng tần này sẽ được xác định phù hợp với thời điểm đấu giá.
Theo kế hoạch, chiều nay (19/3), Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia sẽ tiến hành đấu giá khối băng tần từ 3700 MHz đến 3800 MHz cho 15 năm sử dụng với giá khởi điểm 1.956 tỷ đồng.
Sáng 14/3/2024, Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia đã ra thông báo không tổ chức đấu giá tần số 3800-3900 MHz vì không đủ số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá tối thiểu theo quy định.
Sự kiện đấu giá tần số 5G có ý nghĩa quan trọng, mở ra một kỷ nguyên mới cho 5G, là cơ sở để phát triển hạ tầng số, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Theo phân tích của các chuyên gia, sẽ khó có “người chơi mới” trên sân chơi 5G, mà sẽ chỉ có những nhà mạng đang cung cấp dịch vụ trên thị trường tham gia cuộc chạy đua đấu giá tần số 5G.
Cơ quan chức năng vừa phát hiện thêm 1 vụ việc đối tượng dùng xe máy chở trạm BTS giả có kích thước nhỏ, di chuyển qua các tuyến đường đông đúc vào các khung giờ cao điểm tại TP.HCM để phát tán tin nhắn rác, lừa đảo.
Theo Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT), năm 2023, Cục đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhiều đối tượng sử dụng thiết bị kích sóng.
Ngày 17/1/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã phê duyệt quyết định về phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2500-2600 MHz và băng tần 3700-3900 MHz cho 5G.
Theo đại diện Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ TT&TT sẽ đấu giá trước băng tần tầm trung cho 5G. Dự kiến tháng 1/2024, phương án tổ chức đấu giá băng tần sẽ được công bố để các doanh nghiệp nắm bắt và tham gia.
Các lực lượng chức năng mới đây đã phát hiện một đối tượng sử dụng xe máy, giấu thiết bị BTS giả trong ba lô và liên tục di chuyển trên nhiều tuyến đường đông đúc tại TP.HCM để phát tán tin nhắn lừa đảo.