Thời sự 24 giờ: Cựu trợ lý Phó Thủ tướng trở thành "cánh tay phải" của Việt Á như thế nào? Xác minh vụ một thanh niên phải mổ mắt vì ‘va’ vào gậy của CSGT
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 22/08/2023
Đại án Việt Á: Cựu trợ lý Phó Thủ tướng trở thành "cánh tay phải" của Việt Á như thế nào?
Tại kết luận điều tra vụ sai phạm mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố ông Nguyễn Văn Trịnh (cựu trợ lý Phó Thủ tướng) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Xem thêm: Vụ Công ty Việt Á: Nữ chuyên viên có quan hệ 'khủng', ông Nguyễn Thanh Long cũng phải nể mặt
Trước đó, ông Trịnh bị khởi tố về tội danh trên. Tuy nhiên, cuối tháng 6, cơ quan điều tra quyết định thay đổi tội danh khởi tố đối với bị can này sang tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Đến ngày 14/8, Bộ Công an lại thay đổi tội danh điều tra đối với ông Trịnh thành Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Xem thêm: Nhìn thấy 100.000 USD 'cảm ơn', cựu trợ lý Phó thủ tướng nói nhiều thế rồi nhận
Xem thêm: Vì sao Việt Á có thể bán kit test với ‘giá trên trời’, thu lợi nghìn tỷ?
Theo kết luận điều tra, ông Trịnh quen Phan Quốc Việt (Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Việt Á) từ năm 2017 tại một buổi khai trương phòng khám tại TPHCM. Ngày 13/2/2020, Việt nhắn tin cho Trịnh báo việc Công ty Việt Á đã phối hợp với Học viện Quân y nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công kit xét nghiệm COVID-19, chuẩn bị lập hồ sơ gửi Bộ Y tế xin cấp số đăng ký lưu hành. Việt nhờ ông Trịnh quan tâm, giúp đỡ Công ty Việt Á.
Tại nhà ông Trịnh, Việt nhờ trợ lý Phó Thủ tướng giúp để Bộ Y tế ban hành văn bản khác vì văn bản trên sẽ ảnh hưởng đến cơ hội bán kit test do Việt Á chuẩn bị sản xuất sau này.
Xem thêm: Buổi gặp mặt giúp Việt Á thực hiện tham vọng độc quyền bán kit test COVID-19 ở Hải Dương
Khoảng tháng 5/2020, Việt báo cáo Trịnh về việc Công ty Việt Á đã cung cấp kit test cho các đơn vị theo kết quả hiệp thương với Bộ Y tế, nhưng chưa được Bộ Y tế thanh toán tiền, dẫn đến công ty gặp khó khăn lớn về tài chính.
Xem thêm: Trách nhiệm của cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính trong vụ Việt Á ra sao?
Việt nhờ ông Trịnh theo sát việc Bộ Y tế thanh toán tiền cho Việt Á và hỗ trợ giúp Việt sớm lấy được tiền. Sau đó, ông Trịnh đã can thiệp, tác động ông Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế) để Việt Á được thanh toán khoảng 49 tỷ đồng tiền mua kit xét nghiệm bằng nguồn tài trợ của các ngân hàng cho Bộ Y tế.
Xem thêm: Vụ Việt Á - không phải thấy tiền nhiều mới "dối trên lừa dưới"
Trong quá trình Công ty Việt Á sản xuất, tiêu thụ kit xét nghiệm, Phan Quốc Việt đã 2 lần đưa ông Nguyễn Văn Trịnh tổng số tiền 200.000 USD.
Một thanh niên phải mổ mắt vì ‘va’ vào gậy của CSGT
Chiều 21/8, lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC08) Công an TPHCM cho biết, đơn vị đang xác minh, làm rõ đơn khiếu nại của anh Đ.N.N (22 tuổi, quê Tiền Giang) về việc bị gậy của tổ công tác thuộc Đội CSGT Rạch Chiếc “va” vào mắt làm anh N bị thương.
Anh N cho biết, trưa 13/8, anh điều khiển xe máy lưu thông trên xa lộ Hà Nội, hướng từ ngã tư Thủ Đức về ngã tư Bình Thái (TP Thủ Đức).
Xem thêm: Tạm giam 4 tháng với cựu CSGT bắt cóc bé trai ở Hà Nội
Gần đến ngã tư Bình Thái, một chiến sĩ CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Anh N lách vào trong để chạy tiếp thì bị một chiến sĩ CSGT từ trong chốt đi ra, dùng gậy sọc đen, trắng “đánh thẳng vào mắt” trái.
Xem thêm: Tước danh hiệu Công an nhân dân của đối tượng bắt cóc bé trai 7 tuổi ở Long Biên
“Chạy được khoảng 100 m, tôi gần như không còn nhìn thấy đường nên dừng lại. Nhìn vào gương thì thấy mắt mình đang bị chảy máu. Tôi đi lại chỗ lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ hỏi ai là người đánh tôi nhưng không có ai trả lời. Các anh ấy bảo tôi đậu xe sang một bên rồi gọi xe ôm chở vào bệnh viện” - anh N cho hay.
Sau đó, anh N được đưa vào BV Thủ Đức nhưng do bệnh viện này không có khoa mắt nên tài xế tiếp tục chở anh N đến Bệnh viện Nhân dân Gia định (Q.Bình Thạnh). Do là ngày chủ nhật, bệnh viện không có bác sĩ chuyên khoa nên anh N chủ động qua Bệnh viện Mắt TPHCM để cấp cứu trong tình trạng bị rách giác củng mạc do bị đánh.
“Chiều hôm đó, có chú tên Tuấn và mấy anh nói là bên CSGT xuống bệnh viện thăm hỏi, lấy thông tin nhưng do tôi mổ nên không gặp được. Hai ngày sau, chú Tuấn và 2 anh CSGT đã vẫy tôi vào có quay lại bệnh viện hỏi han tình hình” - anh N cho hay.
Theo anh N, ngày 18/8, anh được xuất viện và hiện tại mắt trái chỉ còn thị lực khoảng 30%. Anh N mong muốn các cơ quan chức năng chỉ rõ lỗi vi phạm luật giao thông của mình và làm rõ hành vi của chiến sĩ CSGT đã để gậy "va vào mắt" làm anh bị thương.
Liên quan vụ việc, Thượng tá Đoàn Văn Quới, Phó trưởng Phòng PC08 cho biết, đơn vị có tiếp nhận đơn khiếu nại của anh N về việc bị gậy của tổ công tác Đội CSGT Rạch Chiếc “va” vào mắt và đang trong quá trình xác minh, làm rõ.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao ACV giải quyết khiếu nại của liên danh Hoa Lư
Liên quan đến gói thầu 35.000 tỷ tại sân công trình sân bay Long Thành, ngày 16/8, Ban Dân nguyện (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã chuyển đơn khiếu nại của đại diện liên danh Hoa Lư tới Thủ tướng Chính phủ về nội dung liên quan tới việc đấu thầu gói thầu 5.10 (trị giá 35 nghìn tỷ - PV) xây dựng nhà ga sân bay Long Thành.
Xem thêm: Các nhà thầu sân bay Long Thành ‘ồn ào’, ACV lần đầu lên tiếng
Theo đó, liên danh Hoa Lư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo bên mời thầu dừng việc mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10 và đề nghị thẩm tra, xác minh lại năng lực của Liên danh nhà thầu Vietur thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1- Gói thầu 5.10.
Xem thêm: Doanh nghiệp 'lọt vòng trong' dự án Sân bay Long Thành: Tiền sụt giảm, lỗ quý II
Xem thêm: Liên danh nhà thầu vượt qua vòng kỹ thuật gói thầu 35.000 tỉ sân bay Long Thành gồm những ai?
Đồng thời liên danh Hoa Lư cũng kiến nghị mời đơn vị độc lập thứ 3 (tư vấn quốc tế) có đủ năng lực và chuyên môn để đánh giá lại hồ sơ kỹ thuật dự thầu của các bên nhà thầu; Kinh nghiệm xây dựng sân bay của nhà thầu và có dấu hiệu chậm trễ của các dự án; Việc lựa chọn duy nhất 1 liên danh Vietur vào vòng mở hồ sơ tài chính… để Chính phủ có thể lựa chọn được những liên danh nhà đầu tư có năng lực nhất để thực hiện dự án.
Đơn cũng đề nghị Bộ Công an vào cuộc kiểm tra kỹ nhân thân của Chủ tịch Công ty IC Holdings cũng như các cáo buộc tham nhũng trên báo chí phản ánh.
Trước kiến nghị của liên danh Hoa Lư, Ban Dân nguyện chuyển đơn tới Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, chỉ đạo giải quyết đúng quy định của pháp luật.
Tiếp thu kiến nghị của Ban Dân nguyện, ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi các Bộ: Kế hoạch & Đầu tư, GTVT; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với vai trò chủ đầu tư, người có thẩm quyền của gói thầu 5.10 giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với đơn kiến nghị, khiếu nại của liên danh Hoa Lư.
Người hành hạ vợ như thời trung cổ bị phạt 9 năm 6 tháng tù
Sáng 21/8, TAND huyện Kim Thành (Hải Dương) mở phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Văn Luân (SN 1986, trú xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành) về tội "Cố ý gây thương tích" và tội "Hành hạ vợ".
Xem thêm: Thai phụ bị chồng bạo hành dã man được ly hôn không cần ra tòa
Tại phiên toà, bị cáo Luân không thừa nhận một phần hành vi phạm tội. Luân khai ngoài 2 lần đánh vợ mình là chị B.T.T.G (SN 1987, ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) vào ngày 1/5 và 10/5/2023 thì trước đó Luân chỉ đánh vợ 2 lần.
Xem thêm: Đêm trường của người vợ bầu bị bạo hành
HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Văn Luân 6 năm 3 tháng tù về tội "Cố ý gây thương tích", 3 năm 3 tháng tù tội "Hành hạ vợ". Tổng hợp hình phạt, Luân nhận mức án 9 năm 6 tháng tù.
Xem thêm: Lời kể của người phụ nữ mang thai 7 tháng bị chồng bạo hành dã man
Trần Văn Luân và vợ là G. đăng ký kết hôn tháng 4/2023 và sinh sống tại thôn Quỳnh Khê 2 (xã Kim Xuyên). Quá trình chung sống, Luân liên tục hành hạ, đánh đập dã man vợ, kể cả khi chị G đang mang thai ở tháng thứ 7.
Tháng 5/2023, chị G bỏ trốn về nhà bố mẹ đẻ ở tỉnh Kiên Giang. Ngày 21/5/2023, chị G. đến Công an huyện Kim Thành tố giác hành vi phạm tội của Luân.
Khi thông tin, hình ảnh thân thể chị G chi chít vết thương được đưa lên mạng xã hội đã gây phẫn nộ dư luận cả nước khiến nhiều cơ quan ban ngành của tỉnh Kiên Giang và Hải Dương liên tiếng.
TPHCM đề cử rừng Cần Giờ thành khu Ramsar
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, vừa ký văn bản gửi Bộ TN&MT về việc đề cử rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận).
UBND TPHCM cho biết, Quyết định số 1975 năm 2021 của Thủ tướng ban hành kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước đã đề ra mục tiêu giai đoạn 2021-2030, cả nước có 13 khu đất ngập nước được công nhận là khu Ramsar. Hiện nay, toàn quốc có 9 khu vực đã được công nhận.
UBND TPHCM đề nghị Bộ TN&MT xem xét, thống nhất các nội dung để thành phố triển khai các bước tiếp theo đúng với trình tự, thủ tục lập hồ sơ và để cử công nhận khu Ramsar đối với rừng phòng hộ Cần Giờ.
Theo dự thảo sơ bộ hồ sơ đề cử thành khu Ramsar, rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành và phát triển trên nền đất phù sa do hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai mang đến, lắng đọng. Khu vực dần hình thành nền đất, kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chế độ thủy triều bán nhật triều, mật độ sông rạch dày đặc tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Năm 1991, rừng ngập mặn Cần Giờ được chuyển thành rừng phòng hộ môi trường thành phố. Từ năm 2000 đến nay, rừng phòng hộ môi trường thành phố được chuyển thành rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.
Theo công bố hiện trạng rừng phòng hộ của TPHCM năm 2022, diện tích rừng phòng hộ huyện Cần Giờ là gần 35.000ha. Trong đó, diện tích có rừng là hơn 32.000ha, còn lại là các loại đất khác.
Rừng ngập mặn Cần Giờ hiện nay là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc danh mục Sách đỏ Việt Nam. Các loài quý hiếm này gồm 2 loài thực vật và 9 loài động vật.
TP HCM điều chỉnh giờ vào lớp của học sinh tiểu học
Trước thềm năm học 2023-2024, vấn đề thời gian bắt đầu buổi học mỗi ngày của học sinh, nhất là học sinh lớp 1, lại trở thành chuyện lo lắng của nhiều phụ huynh.
Tuần trước, Sở GD-ĐT TP. HCM đã gửi văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động đầu năm học mới cho bậc tiểu học, trong đó đưa ra quy định cụ thể về giờ ra, vào lớp.
Xem thêm: Những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của học sinh lớp 1 ngày đầu tựu trường
Theo đó, ở các trường dạy một buổi mỗi ngày, học sinh vào lớp trong khoảng thời gian 7 giờ 15 -7 giờ 30. Nếu học buổi chiều, tiết một bắt đầu 12 giờ 45-13 giờ . Mốc này sớm hơn 15 phút so với quy định trước đó của Sở.
Những trường dạy hai buổi mỗi ngày cho học sinh vào học từ 7 giờ 30, không được trễ hơn 7 giờ 45. Buổi chiều, tiết đầu tiên không được bắt đầu trước 14 giờ. Quy định này tương tự năm học trước.
Thời gian ra chơi của mỗi buổi học, kể cả tập thể dục, không ít hơn 30 phút. Sau giờ học chính khóa, nhà trường có thể tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM từng điều chỉnh giờ vào lớp với học sinh tiểu học hồi tháng 11 năm ngoái. Thời điểm đó, nhiều trường tiểu học quy định giờ vào lớp là 7 giờ, khiến học sinh phải dậy sớm để kịp giờ đến trường. Sau nhiều ý kiến của phụ huynh, Sở đã điều chỉnh thành 7 giờ 30. Với cấp THCS và THPT, giờ vào lớp giữ nguyên, lần lượt là 7 giờ 15 và 7 giờ.