Thời sự 24 giờ: Việt Nam bác bỏ thông tin ‘vụ việc tại Đắk Lắk là do kỳ thị sắc tộc’; 'Đại gia' Nguyễn Cao Trí 'mất tích' bí ẩn

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 07/07/2023

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 6/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam hoàn toàn bác bỏ một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng vụ việc ở Đắk Lắk xảy ra do kỳ thị sắc tộc.

Việt Nam bác bỏ thông tin ‘vụ việc tại Đắk Lắk là do kỳ thị sắc tộc’

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 6/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam hoàn toàn bác bỏ một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng vụ việc ở Đắk Lắk xảy ra do kỳ thị sắc tộc.

Xem thêm: Thiếu tướng Đinh Văn Nơi thăm gia đình liệt sĩ trong vụ tấn công ở Đắk Lắk

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, vụ việc ở Đắk Lắk là hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng có tổ chức và sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật. Vụ việc vẫn trong quá trình điều tra, làm rõ.

Xem thêm: Đặc điểm nhận dạng 6 bị can bị truy nã đặc biệt vụ tấn công trụ sở ở Đắk Lắk

daklak-16865472870361506112549-168670429485535275942.jpg

Xem thêm:

Trước đó, tại phiên họp về chống khủng bố do Liên Hiệp Quốc tổ chức ngày 22 và 23/6, Đại sứ Đặng Hoàng Giang -Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã đề nghị các nước và tổ chức quốc tế liên quan hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong công tác điều tra vụ việc ở Đắk Lắk, cũng như ngăn chặn các hành động tương tự trong tương lai.

Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng tác động gia đình nộp tiền khắc phục

Trước ngày diễn ra phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu”, luật sư bào chữa của cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay, ông Chử Xuân Dũng đã tác động, nhờ người thân nộp nốt số tiền mà ông bị cáo buộc nhận hối lộ.

Xem thêm: Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng bị cáo buộc nhận hối lộ 2 tỷ đồng

Trong số 54 bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử trong vụ “chuyến bay giải cứu” vào ngày 11/7 tới, ông Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị truy tố tội Nhận hối lộ.

Xem thêm: Xét xử vụ Chuyến bay giải cứu vào ngày 11/7

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-7-6-_chuxuandung-970-837-1259(1).jpeg

Xem thêm: Từ những ‘chuyến bay giải cứu’ nghĩ về quản trị công

Cáo buộc cho rằng, ông Chử Xuân Dũng đã nhận hối lộ 7 lần, tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng của 2 cá nhân để duyệt cấp phép cách ly trên địa bàn TP Hà Nội.

Xem thêm: Nhận hối lộ hàng trăm tỷ, khắc phục vài chục tỷ

Sẽ có 3 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Chử Xuân Dũng trong phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” sắp tới.

Theo cáo buộc, trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, được phân công làm Trưởng Ban, Phó trưởng Ban chỉ đạo Công tác phòng chống dịch TP Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng có trách nhiệm, quyền hạn duyệt, ký chủ trương cách ly trên địa bàn.

Xem thêm: Phu nhân cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận tiền hối lộ ở quán cà phê

Từ tháng 4-12/2021, ông Dũng ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về cách ly, nhưng chỉ có 13 công ty thực hiện.

Trong số 16 công ty nói trên, kết quả điều tra xác định, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã nhận tiền của 2 cá nhân để duyệt ký đồng ý cấp phép cho 4 công ty được đưa công dân về cách ly tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Cao Trí ‘mất tích’ bí ẩn

Sáng 6/7, TS Võ Văn Tuấn - thành viên hội đồng trường, phó hiệu trưởng thường trực trường ĐH Văn Lang - xác nhận sau nhiều tháng trường "mất liên lạc" với ông Nguyễn Cao Trí, trong tháng 6-2023, hội đồng trường đã kiện toàn nhân sự giữ chức vụ chủ tịch hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025 là bà Bùi Thị Vân Anh thay cho ông Nguyễn Cao Trí.

Xem thêm: Đại gia Nguyễn Cao Trí 'mất tích' bí ẩn

nguyen-cao-tri-edited-1688632937364_11zon.jpg

Xem thêm: Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM 'mất liên lạc' với ông Nguyễn Cao Trí

Hội nghị nhà đầu tư của trường sau đó đã thông qua việc công nhận bà Bùi Thị Vân Anh giữ chức vụ chủ tịch hội đồng trường theo quy định của Luật Giáo dục đại học và nghị định 99. Bà Vân Anh chính là vợ ông Nguyễn Cao Trí.

Xem thêm: Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí: Mạng lưới kinh doanh cực khủng

Đầu năm 2023, HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) đã công bố việc ông Nguyễn Cao Trí - thành viên hội đồng quản trị Saigonbank nhiệm kỳ 2019-2024 "đương nhiên mất tư cách, không còn là thành viên hội đồng quản trị Saigonbank kể từ ngày 19/1" khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, phía ngân hàng này không nêu lý do ông Nguyễn Cao Trí đương nhiên mất tư cách.

Xem thêm: Hệ sinh thái doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Cao Trí có gì?

Liên quan đến ông Nguyễn Cao Trí, Hội Doanh nghiệp quận 1, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết nhiều tháng nay không không thể liên lạc với ông.

Ông Trần Thanh Bình - phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quận 1 (TP.HCM) - cho biết ngày 30/10/2022, ông Trí có dự sinh hoạt lần cuối với hội, sau đó từ ngày 15/1/2023 đến nay, hội không thể liên hệ. Ông Trí hiện vẫn là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quận 1.

Xem thêm: Cận cảnh dự án 25.000 tỷ đồng của đại gia Nguyễn Cao Trí

Ông Nguyễn Phước Hưng - phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) - cho biết ông Nguyễn Cao Trí, phó chủ tịch HUBA nhiệm kỳ 2022 - 2027, đã không sinh hoạt từ đầu năm đến nay.

Lo máy bay ‘cán đinh’, Cục Hàng không yêu cầu kiểm soát 'vật thể lạ'

Liên tiếp trong thời gian ngắn cuối tháng 6, đầu tháng 7, tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất phát hiện 3 vụ máy bay cán đinh và 2 vụ máy bay rách lốp, mẻ cánh quạt động cơ.

Xem thêm: Hai máy bay suýt va nhau ở Nội Bài: Do kiểm soát viên không lưu mắc sai sót

Để giải quyết tình trạng trên, Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu kiểm soát vật thể lạ, vật ngoại lai trên đường băng và sân đỗ sau các vụ máy bay bị cán đinh, rách lốp, mẻ quạt vừa xảy ra.

Xem thêm: Máy bay "cán đinh" tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất: "Đinh" ở đâu ra?

lop-may-bay-1688453143039267878985_11zon.jpg

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chỉ đạo các cảng hàng không trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh sân, đường băng.

Xem thêm: Vỡ đường băng ở Vinh: Sao đổ tội cho ông trời, máy bay?

Cục cũng yêu cầu ACV chỉ đạo các đơn vị chấp hành nghiêm quy trình kiểm tra tình trạng sân, đường băng, khu bay để kịp thời phát hiện, dọn dẹp vật thể lạ, vật ngoại lai, trong đó tập trung vào Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và các cảng hàng không đang có hoạt động thi công tại khu bay.

Đồng thời, các cảng cần rà soát lại số liệu, chỉ số liên quan đến vật thể lạ, vật ngoại lai; thực hiện quy trình nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro, xác định mức độ cảnh báo đối với các cảng hàng không có sự gia tăng về chỉ số vật thể lạ, vật ngoại lai.

Vì đâu hơn 2,2 tỷ cổ phiếu Vietnam Airlines bị hạn chế giao dịch, vào diện cảnh báo?

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) công bố quyết định đưa hơn 2,2 tỷ cổ phiếu cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (trị giá khoảng 1,3 tỷ USD) từ diện kiểm soát sang diện bị hạn chế giao dịch, chỉ được giao dịch phiên chiều do tiếp tục chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022.

Lý do HOSE đưa ra là Vietnam Airlines chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-7-5-_vietnamairlines-hh1-ok-1020.jpg

HOSE cũng vừa đưa cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/7 do chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thương niên trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính 2022.

Theo quy định, báo cáo tài chính kiểm toán của một doanh nghiệp niêm yết phải nộp trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tức chậm nhất vào ngày 31/3/2023. Tuy nhiên, vào gần sát thời hạn công bố (tức cuối tháng 3), Vietnam Airlines đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và HOSE xin tạm hoãn công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022.

Vietnam Airlines đưa ra lý do bởi doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động trên toàn cầu, cộng thêm việc đang sắp xếp ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục các hậu quả của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, UBCK sau đó đã thông báo không chấp nhận lý do này.

Vì sao TP. HCM cứ mưa lớn là ngập sâu?

Liên tiếp trong nhiều ngày qua tại TP. HCM có mưa to gây tình trạng ngập sâu tại nhiều tuyến đường thuộc nhiều quận. Ông Đỗ Tấn Long, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM, thông tin, nguyên nhân chính gây ra ngập sâu trên địa bàn vừa qua là hệ thống cống của toàn địa phương còn chưa được đầu tư để đáp ứng vũ lượng mưa. Nhiều tuyến đường chưa có hệ thống gom nước. Hệ thống thoát nước của TPHCM đã lạc hậu, đầu tư từ lâu và không đáp ứng được nhu cầu.

"Nhiều cống trên địa bàn được đầu tư qua nhiều thời kỳ, từ giai đoạn vẫn còn là đường nông thôn nay đã lên thành thị. Tiết diện cống thoát nước vẫn chưa được đầu tư lại để đảm bảo với tình hình hiện nay", ông Long chia sẻ.

tphcm-mua-nhu-trut-nuoc-duong-ngap-nhu-song-xe-chet-may-la-liet-1-1652445671-517-width2000height1335.jpg

Trước năm 2000, thông thường TPHCM chứng kiến trận mưa trên 95mm với chu kỳ 5 năm 1 lần. Trong 5 năm qua, hầu như năm nào cũng có nhiều trận mưa trên 100mm, thậm chí trên 150mm. Từ cuối tháng 6 đến hiện tại, hầu như ngày nào TPHCM cũng mưa lớn với vũ lượng từ 80mm đến 100mm

Đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM thẳng thắn nhìn nhận, thời gian tới vẫn xảy ra ngập tại những nơi hệ thống thoát nước chưa được đầu tư, nâng cấp, đặc biệt khi có các trận mưa vượt tần suất thiết kế. Hiện tại, TPHCM đã có đề án chống ngập và xử lý nước thải trong cả giai đoạn dài, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, từng năm theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng hợp