Thời sự 24 giờ: Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, không thanh tra Vietnam Airlines
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 25/06/2023
Bộ Ngoại giao khuyến nghị người Việt tại Nga nên ở trong nhà
Trước tình hình an ninh, trật tự ở Rostov-on-Don và một số khu vực phía nam Liên bang Nga có những diễn biến phức tạp, trong thông báo phát đi tối 24/6, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tại các khu vực này nên ở trong nhà.
Xem thêm: Vì sao nhóm chiến binh Wagner nhắm vào thành phố Rostov-on-Don?
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại các khu vực nói trên.
Xem thêm:Thủ lĩnh cùng các lực lượng Wagner rời thành phố Rostov theo thỏa thuận
Xem thêm: Hé lộ thỏa thuận xuống thang căng thẳng giữa Nga và nhóm Wagner
Đồng thời, Bộ Ngoại giao khuyến nghị công dân đang ở các thành phố phía nam Liên bang Nga và thủ đô Moscow tuân thủ luật pháp và các hướng dẫn của chính quyền sở tại; nên ở trong nhà, hạn chế tham gia các hoạt động tụ tập đông người hoặc thực hiện các chuyến đi xa trong lãnh thổ nước Nga.
Xem thêm: Ông Medvedev kêu gọi người dân Nga đoàn kết xung quanh Tổng thống Putin
Trong trường hợp căng thẳng gia tăng, người dân cần chuẩn bị sẵn các phương án sơ tán trong trường hợp cần thiết; giữ liên lạc thường xuyên với các hội đoàn người Việt ở địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga để nhanh chóng được hỗ trợ.
Xem thêm: Nhóm Wagner thông báo dừng tiến về Moscow, đồng ý thương lượng
Cùng với đó, Bộ Ngoại giao khuyến nghị những người có kế hoạch đến các thành phố Belgorod, Bryansk, Voronezh, Kursk và Rostov trong thời gian tới cần cân nhắc các yếu tố an toàn cho chuyến đi; không tiến hành các chuyến đi nếu không thật sự cần thiết và tình hình có diễn biến mới phức tạp.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần hỗ trợ, người dân cần nhanh chóng liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga và các hội đoàn người Việt ở sở tại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Trung Quốc
Theo Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc từ ngày 25 đến 28/6 theo lời mời của người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên cương vị mới.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước duy trì xu thế phát triển tốt đẹp, nhất là từ sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 10, đầu tháng 11/2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có nhiều hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc.
Ông sẽ dự lễ đón chính thức và hội đàm với cả Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Đây cũng sẽ là lần đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường gặp nhau trực tiếp. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ có các cuộc hội kiến với lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc, gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại Trung Quốc và tiếp một số nhạc sĩ hữu nghị và doanh nghiệp lớn của Trung Quốc.
Trong thời gian ở Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng sẽ dự hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF tại Thiên Tân (Trung Quốc), theo lời mời của nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab.
Quốc hội yêu cầu thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ
Chiều 24/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết chung của kỳ họp, trong đó quyết nghị giảm 2% thuế VAT theo Nghị quyết 43/2022. Việc giảm thuế này được thực hiện từ 1/7 đến hết năm nay.
Xem thêm: Manulife hoàn trả hơn 800 tỷ đồng sau khi bị tố 'lừa hợp đồng bảo hiểm'
Đáng chú ý, Quốc hội yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.
Xem thêm: Mẹ bế con 8 tháng tuổi đi tố sản phẩm bảo hiểm Tâm An Đầu Tư của Manulife và SCB
Khẩn trương xử lý các bất cập trong tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, bán chéo bảo hiểm nhân thọ khi xét duyệt hồ sơ vay vốn.
Xem thêm: Các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn đang 'hái ra tiền'
Xem thêm: ‘Bẫy’ bảo hiểm nhân thọ người mua cần tránh
Thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật...
Xem thêm: 'Ép' mua bảo hiểm: Ngân hàng, bảo hiểm cùng 'ăn' mồ hôi người vay
Quốc hội cũng quyết định thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) quy định tại nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1-7-2023 đến hết ngày 31-12-2023.
Xem thêm: Độc chiêu 'bán bia kèm lạc' của ngân hàng khi cho khách vay vốn
Quốc hội cũng chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 của ngân hàng, tối đa là 17.100 tỉ đồng.
Vì sao Quốc hội không không đồng ý thanh tra Vietnam Airlines?
Trong Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV được thông qua, trước việc có đại biểu đề nghị thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các nội dung này không thuộc nhóm vấn đề chất vấn nên không bổ sung vào nghị quyết.
Xem thêm: Lương phi công Việt Nam làm việc ở Vietnam Airlines sẽ tăng lên bao nhiêu?
Xem thêm: Phi công xin thôi việc đe dọa nghiêm trọng kế hoạch của Vietnam Airlines
Theo Vietnamnet, Tổng thư ký Bùi Văn Cường cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung giải pháp để giảm chi phí quản lý, giảm giá vé, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Vietnam Airlines; tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines, bảo đảm minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Xem thêm: 2,2 tỷ cổ phiếu Vietnam Airlines vào diện kiểm soát
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, các nội dung này không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 5. Tại phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội cũng không đặt ra các vấn đề liên quan tới Vietnam Airlines.
Mặt khác, việc đấu giá biển số ô tô không trực tiếp liên quan đến nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin không bổ sung nội dung trên trong dự thảo Nghị quyết.
Khởi tố vụ buôn lậu 3 tấn vàng
Ngày 24/6, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can đối với 18 người về tội Buôn lậu, 2 người về tội Trốn thuế, trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư vàng Phú Quý.
Xem thêm: Hình ảnh khám xét nhà các bị can vụ buôn lậu 3 tấn vàng ở Quảng Trị
Theo cơ quan chức năng, từ năm 2022 đến nay, Nguyễn Thị Hóa (ở tỉnh Quảng Trị) cùng Nguyễn Thị Gái đã tổ chức đường dây buôn lậu hơn 3 tấn vàng, trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng, từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị). Số vàng trên được tiêu thụ tại các cửa hàng vàng ở Việt Nam.
Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý do Lê Xuân Tùng làm chủ tịch kiêm tổng giám đốc, đã kê khai và báo cáo quyết toán thuế năm 2021 không trung thực, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 6,1 tỷ đồng.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 23/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Buôn lậu và Trốn thuế, xảy ra tại Cửa khẩu Lao Bảo, Công ty cổ phần đầu tư vàng Phú Quý và các đơn vị liên quan.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị can; điều tra mở rộng vụ án; rà soát, kê biên, phong tỏa tài sản của các đối tượng để đảm bảo thu hồi cho nhà nước.