Thời sự 24 giờ: Các tỉnh miền trung ứng phó 'siêu bão' Noru, BOT Cai Lậy 'tái xuất'

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 26/09/2022

Sáng nay dự báo siêu bão Noru sẽ vào Biển Đông với giật cấp 15-16, là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua. BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại từ 7/10.

Các tỉnh miền Trung hối hả ứng phó bão Noru, một trong 4 cơn bão mạnh nhất 20 năm qua

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối 25-9, bão Noru bắt đầu đổ bộ qua đảo Luzon (Philippines) với cường độ bão cấp 14 - 15, giật trên cấp 17.

Xem thêm: Miền Trung - Tây Nguyên mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng

Dự báo rạng sáng nay, bão Noru sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 4 trong năm nay với cường độ khoảng cấp 12 - 13, giật cấp 15 - 16. Sau đó bão sẽ tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng tây, đến 19 giờ tối 26-9, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134 - 149km/h), giật cấp 16.

image.vtc.vn-upload-2022-09-25-_bao-noru-do-bo-bien-dong-15540524(1).jpg
Đường đi của bão Noru.

Xem thêm: Chùm ảnh Philippines ‘run lẩy bẩy’ trong bão Noru

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 (màu đỏ) với TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; cấp 3 với các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum.

Xem thêm: Tất bật bơm nước vào bao nilon giữ mái nhà trước siêu bão Noru

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, nhằm ứng phó cơn bão có tên quốc tế Noru đang tiến vào Biển Đông chiều 25/9, ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, bão Noru được dự báo là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ, tương đương cơn bão Xangsane (tháng 9/2006), bão Ketsana (tháng 10/2009) và bão Molave (tháng 10/2020).

media-cdn-v2.laodong.vn-storage-newsportal-2022-9-25-1097284-_n(1).jpg
Người dân Đà Nẵng bơm nước vào túi nilon để giằng mái tôn, ứng phó bão Noru.

Xem thêm: bão Noru là một trong những cơn bão mạnh nhất 20 năm qua

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Công điện số 855 của Thủ tướng yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão Noru đang tiến vào Biển Đông, theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đình hoãn các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ.

Xem thêm: Ngư dân Đà Nẵng thuê xe cẩu đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão Noru

Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố này rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu dân cư nguy cơ bị sạt lở, lũ quét…; chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống bảo đảm an toàn nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là trước và trong khi bão đổ bộ và mưa lũ...

Xem thêm: Quảng Ngãi hoàn thành di dời gần 85.000 dân để tránh bão Noru

image.vtc.vn-upload-2022-09-25-_quang-nam-len-phuong-an-ung-pho-voi-sieu-bao-noru-16192513(1).jpg
Người dân Quảng Nam dồn cát vào bao để chằng chống nhà cửa trước khi bão vào.

Từ chiều 25/9, người dân ở các tỉnh ven biển miền Trung đã hối hả chằng chống nhà cửa, mái tôn, neo đậu tàu thuyền nhằm tránh bão.

Xem thêm: Quảng Ngãi: Ngư dân vội vã đưa tàu cập bến, kịp tránh bão Noru

Tại cuộc họp chỉ đạo ứng phó với bão Noru do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai còn đề nghị các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của bão Noru nên cho học sinh nghỉ học.

Xem thêm: Xem xét cấm đường, cho học sinh nghỉ học để ứng phó siêu bão Noru

BOT Cai Lậy ‘tái xuất’ từ 7/10, mức phí ra sao?

Bộ GTVT đã thống nhất với đề xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về thời điểm thu phí trở lại dự án BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Từ 13 giờ ngày 25/9, BOT Cai Lậy tiến hành thu phí thử để điều chỉnh hệ thống trước khi thu phí chính thức từ ngày 7/10 tới.

Xem thêm: BOT Cai Lậy thu phí trở lại từ 7/10

Về giá vé tại trạm thu phí ở QL1 (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 14.000 đồng, cao nhất là 118.000 đồng. Giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí tuyến tránh (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 24.000 đồng, cao nhất là 137.000 đồng.

bot-cai-lay-628.jpg
BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại từ 7/10/2022.

Thay vì chỉ thu phí ở một trạm như trước đây, sắp tới, BOT Cai Lậy sẽ có 2 trạm thu đặt trên QL1A và tuyến tránh với 2 mức phí khác nhau gồm trạm thu phí Km 1999+300 Quốc lộ 1A (QL1A) tỉnh Tiền Giang và trạm thu phí Km 2+685 tuyến tránh thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Dự án BOT Cai Lậy khởi công năm 2014 với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới hoàn toàn dài khoảng 12km với tổng vốn hơn 1.000 tỉ đồng; phần sửa chữa QL1 dài hơn 26 km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.

Xem thêm: BOT Cai Lậy thu phí trở lại, mức vé từ 14.000 đến 137.000 đồng/xe

Khi dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thử một thời gian, đầu tháng 8/2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt hoàn toàn trên QL1, đoạn qua xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chính thức hoạt động. Tuy nhiên, ngay ngày đầu thu phí, trạm BOT này đã vấp phải sự phản đối của giới tài xế và liên tục phải xả trạm.

Do quá trình thu phí diễn ra phức tạp, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong khu vực và giải tỏa ùn tắc giao thông, nhà đầu tư đã tạm dừng công tác thu phí hoàn vốn cho dự án từ đầu tháng 12/2017 cho đến nay.

Phục hồi điều tra tin tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại ‘Tịnh thất Bồng Lai’

Chiều 25/9, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Long An cho biết, đơn vị này đã có quyết định phục hồi giải quyết tin báo tố giác tội phạm của nhiều tổ chức, cá nhân về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với ông Lê Tùng Vân (90 tuổi) và một số người sinh sống tại hộ bà Cao Thị Cúc ở ấp Lập Thành (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).

thay-ong-noi-2-09264631.jpg

Xem thêm: Lấy mẫu ADN trẻ em và người lớn tại “Tịnh thất Bồng Lai”

Cơ quan chức năng đã ban hành quyết định lấy mẫu xét nghiệm ADN của 28 người đang sống tại 'Tịnh thất Bồng Lai' và đã lấy mẫu 23/28 người.

Liên quan tới ‘Tịnh thất Bồng Lai’, Cơ quan điều tra cho biết, thời gian qua cơ quan điều tra nhận đơn thư tố cáo, một số người sống tại đây về 3 hành vi: Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; loạn luân; lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về tin báo tố giác tội phạm liên quan đến hành vi ‘loạn luân’, đến nay Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An vẫn chưa phục hồi điều tra.

Xem thêm: Tạm đình chỉ tiếp nhận tố giác 'loạn luân' tại Tịnh thất Bồng lai

Phá đường dây ma túy lớn

Ngày 25/9, Cơ quan CSĐT, Công an quận Nam Từ Liêm cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với 6 người về hành vi "Mua bán trái phép chất ma túy".

doi-tuong-6-20310914.jpg

Xem thêm: Phá đường dây ma túy lớn ngụy trang sản phẩm tăng cường sinh lực

Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng bắt giữ thêm 4 nam thanh niên liên quan đường dây sản xuất, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy gồm: Trần Công Danh (SN 1993), Võ Văn Mỹ (SN 1997), Phạm Quang Trung (SN 1993), Nguyễn Ngọc Khánh (SN 1988) đều trú tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Xem thêm: Nhận diện ma túy tổng hợp

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng thu giữ 40,1 kg thảo mộc có chứa ma túy loại ADB – BUTINACA. 11 kg chất bột có chứa ma túy loại ADB - BUTINACA; 250 ống thuốc lá điện tử dạng Pod có chứa ma túy loại ADB - BUTINACA; 40 lít chất lỏng có chứa ma túy loại ADB - BUTINACA; 76 bao tải giấy bên trong có thảo mộc khô màu xanh dùng cho việc sản xuất ma túy tổng khối lượng 547,2kg.

Đón bằng của UNESCO ghi nhận Nghệ thuật Xòe Thái

Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND các tỉnh Yên Bái, Sơn La... tổ chức Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ thuật Xòe Thái là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, được hình thành và phát triển cùng với cộng đồng người Thái; phản ánh sự đa dạng văn hóa, mang thông điệp về sự cởi mở, thân thiện, đoàn kết; là sợi dây gắn kết cộng đồng của dân tộc Thái vùng Tây Bắc.

Xem thêm: Nghệ thuật Xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể

cdn.tcdulichtphcm.vn-upload-4-2021-images-2021-12-16-_1639651543-1.jpg

Tại Kỳ họp lần thứ 16 (tháng 12-2021) của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO đã chính thức ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tối 24/9, tại thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu tổ chức Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tổng hợp