Xét xử vụ ‘Chuyến bay giải cứu’: ‘có 10 hũ tro cốt được gửi về nhưng họ bảo ‘chưa cấp thiết’
Sáng 20/7, ngày làm việc thứ tám của phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án "chuyến bay giải cứu", các luật sư tiếp tục bào chữa cho hành vi phạm tội của các bị cáo.
Nói về hành vi đưa hối lộ, bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh - Phó Giám đốc Công ty Lữ Hành Việt khẳng định: ‘chính những hành vi mập mờ trong khâu xét duyệt đã thúc ép bị cáo cũng như các đồng nghiệp đứng ở đây ngày hôm nay".
Xem thêm: Không ai bỏ rượu vào cặp số!
Xem thêm: Chuyện ‘văn hóa phong bì’ trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’
Bị cáo Mạnh cũng trình bày bản thân ray rứt vì đẩy vợ mình vào hoàn cảnh hiện nay: ‘Tất cả hành vi bị cáo Vũ Thuỳ Dương thực hiện đều do sự chỉ đạo của bị cáo, điều này đã thể hiện trong cáo trạng. Có thể có nhiều cách diễn đạt nhưng sự thật là bị cáo sai khiến bị cáo Dương làm việc đó. Chính bị cáo đã đẩy vợ bị cáo vào con đường phạm tội".
Đồng thời xin cho vợ ‘được ở ngoài xã hội để làm công dân, làm nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, làm bổn phận của vợ đối với chồng đi tù’.
Xem thêm: Bị cáo vụ 'chuyến bay giải cứu' day dứt vì đẩy vợ vào con đường phạm tội
Bị cáo Trần Thị Mai Xa - Giám đốc Công ty Masterlife, trình bày: trên những chuyến bay mà công ty của bị cáo tổ chức có trung bình 240 chỗ thì trong đó có khoảng 10 tro cốt được gửi về nước nhưng khi hỏi Vũ Anh Tuấn - cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh vì sao chưa được cấp phép bay thì được trả lời ‘chưa cấp thiết’.
Xem thêm: Bị cáo vụ chuyến bay giải cứu khai được gợi ý 'để giải quyết nhanh thì nên làm theo cơ chế cảm ơn'
Bị cáo Mai Xa cũng tỏ ra bức xúc về hành xử của Cục Lãnh sự: ‘Hôm nay đứng ở đây bị cáo rất giận, giận lắm, giận Cục Lãnh sự lắm. Là cơ quan chủ trì nhưng tại sao lại để bị cáo rơi vào hoàn cảnh đó.
Sau khi kết thúc phần bào chữa cho hành vi phạm tội của các bị cáo, sáng nay 21/7, phiên toà bước vào phần đối đáp.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh từ trần
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh từ trần vào hồi 20h57 ngày 19/7, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau một thời gian lâm bệnh. Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh sẽ được thông báo sau.
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh tên thật là Nguyễn Ngọc Khánh, sinh năm 1928, quê ở Hà Nội.
Ông là Bí thư Trung ương Đảng khóa VI; Ủy viên Trung ương Đảng khóa V (dự khuyết), VI, VII; Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng (1987-1992); Phó Thủ tướng Chính phủ (1992-1997); đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.
Năm 1991, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ông Nguyễn Khánh được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng và được phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng vào tháng 10/1992, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX.
Bộ Ngoại giao nói về vụ tai nạn khiến 4 người Trung Quốc tử vong
Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 20/7, liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại Khánh Hòa khiến 4 người Trung Quốc thiệt mạng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết những người bị thương đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và đa số không bị thương nặng.
Sau khi có thông tin về vụ việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện chỉ đạo bộ, ngành địa phương liên quan khắc phục hậu quả của vụ tai nạn; tập trung tối đa y bác sĩ, thuốc men, thiết bị y tế để cứu chữa các nạn nhân bị thương.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu điều tra vụ lật xe chở khách Trung Quốc làm 4 người chết
Xem thêm: Lời khai tài xế ô tô chở đoàn khách Trung Quốc gặp nạn trên đèo ở Khánh Hòa
Cùng với đó, các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi để gia đình nhanh chóng tiếp cận nạn nhân bị thương, làm thủ tục liên quan đối với nạn nhân tử vong; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn này.
Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, đại diện Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM đã có mặt tại tỉnh Khánh Hòa, phối hợp với Sở Ngoại vụ giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi cho các công dân Trung Quốc tại Việt Nam.
Xem thêm: Vụ lật xe 4 người Trung Quốc tử vong: 'Tỉnh dậy thấy người bên cạnh đã mất'
Nhân đây, Bộ Ngoại giao cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân của những người bị nạn.
Vì sao 13 ngành bị cấm bố trí người nhà lãnh đạo làm quản lý?
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định số 114 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của Bộ Chính trị.
Trong Quy định vừa ban hành, Bộ Chính trị quán triệt không được bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh: Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Cũng theo quy định mới của Bộ Chính trị, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo không được bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh: Người đứng đầu cấp ủy đảng hoặc người đứng đầu cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.
Quy định 114 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo khi có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật… phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ. Với người đứng đầu là cán bộ diện Trung ương quản lý, phải báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương.
Quy định 114 thay thế Quy định số 205 được ban hành từ năm 2019 của Bộ Chính trị.