Vì sao ông Trần Qúy Thanh – Chủ tịch Tân Hiệp Phát, và con gái bị khởi tố, bắt giam?
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quí Thanh - Chủ tịch Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát, và con gái là Trần Uyên Phương -phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát, về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khởi tố bị can bà Trần Ngọc Bích - phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Xem thêm: 'Khủng' như đại cự phú Tân Hiệp Phát
Xem thêm: Vụ án liên quan con gái Chủ tịch Tân Hiệp Phát: Doanh nghiệp từng kêu cứu khắp nơi
Vụ án liên quan chủ tịch Tân Hiệp Phát đã được C01 khởi tố từ tháng 3/2021 để làm rõ những lùm xùm liên quan đến đơn tố cáo gia đình ông Thanh. Tuy nhiên đến tháng 11/2022, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án do hết thời hạn và cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan công tác giám định.
Xem thêm: Tân Hiệp Phát: Tham vọng 3 tỷ USD và những tai tiếng kim tiền
Cụ thể, từ đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm – TGĐ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh - cùng một số cá nhân khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cùng một số cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP.HCM và Đồng Nai. Ngoài ra còn có tố cáo trốn thuế, cưỡng đoạt tài sản, gây thiệt hại cho nạn nhân số tiền trên 1.000 tỷ đồng.
Xem thêm: Hàng loạt bê bối của Tân Hiệp Phát
Bộ Công an giao Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) điều tra, xác minh, giải quyết nội dung trên. Quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Ngày 8/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích.
Ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương và tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 9 địa điểm đối với 3 bị can trên.
Trước đó, tháng 12/2020, UBND TP.HCM nhận được đề nghị của Bộ Công an về việc ngăn chặn mọi biến động (giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp...) và yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, pháp lý liên quan tới 33 thửa đất tại quận Bình Tân và TP Thủ Đức đều do bà Trần Uyên Phương đứng tên.
Còn tại Đồng Nai, theo yêu cầu của Bộ Công an, UBND tỉnh đã đề nghị các sở, ngành và UBND huyện Long Thành giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động đối với Công ty cổ phần bất động sản Minh Thành Đồng Nai và dự án khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành (do Công ty bất động sản Minh Thành Đồng Nai làm chủ đầu tư).
Các công ty và dự án bất động sản tại Đồng Nai này cũng liên quan trong đơn tố cáo đối với gia đình ông Thanh, bà Uyên Phương.
Đại biểu trình dự luật cho phép công dân được quyền đổi giới tính
Trong tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bản dạng giới được trình tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị bổ sung công dân có quyền được công nhận giới tính mới khác giới tính khi sinh.
Xem thêm: Chuyện tình lạ lùng của cặp đôi "chồng là nữ, vợ là nam" ở TPHCM
Xem thêm: Đám cưới của cặp đôi chuyển giới từ nam sang nữ, nữ sang nam ở TP.HCM
Ông Trí đưa ra 3 nội dung chính đề xuất trong phạm vi điều chỉnh luật, gồm:
Thứ nhất: quyền chuyển đổi giới tính của công dân khẳng định công dân có quyền chuyển đổi giới tính, đồng thời đưa ra những tiêu chí để công dân thực hiện quyền này: đủ 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự, độc thân, không trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính.
Xem thêm: Cặp đôi chuyển giới cưới gấp: "Em ơi, anh đẻ rồi!"
Thứ hai: quyền được công nhận giới tính mới khác giới tính khi sinh theo yêu cầu của công dân.
Thứ ba: quyền được lựa chọn hình thức can thiệp y học để chuyển đổi giới tính của công dân; trong đó, quy định công dân có quyền lựa chọn hình thức can thiệp y học, điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện can thiệp y học; các nguyên tắc bắt buộc khi thực hiện can thiệp y học.
Xem thêm: Đỗ Nhật Hà: "Bạn trai đầu tiên sốc khi biết tôi là... người chuyển giới"
Với Luật Bản dạng giới, ông Trí đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Xem thêm: Mỹ nhân chuyển giới ở Hà Nội kể về giây phút 'chết đi sống lại' trên bàn mổ
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết hồ sơ đề nghị xây dựng luật còn một số nội dung cần hoàn thiện. phạm vi điều chỉnh của dự án luật như đại biểu đề xuất rộng hơn so với định hướng ban hành Luật điều chỉnh về chuyển đổi giới tính. Nhiều nội dung chính sách có sự giao thoa với dự án Luật Chuyển đổi giới tính do Bộ Y tế đang chủ trì nghiên cứu lập đề nghị.
Bộ Tài chính yêu cầu rà soát hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan
Ngày 10/4, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có công văn gửi Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MVI - MVI Life (Aviva Việt Nam trước đây) yêu cầu tăng cường kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, trong những ngày vừa qua, vụ việc bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (tức diễn viên Ngọc Lan) phản ánh về giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với Công ty MVI Life đã nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.
Xem thêm: Từ vụ diễn viên Ngọc Lan, lưu ý gì về thời hạn khi mua bảo hiểm?
Xem thêm: Chuyên gia bảo hiểm nhân thọ giải đáp 5 thắc mắc của Ngọc Lan
Theo đó, cơ quan quản lý yêu cầu MVI Life thực hiện rà soát các thông tin về hợp đồng bảo hiểm giao kết với diễn viên Ngọc Lan và quá trình tư vấn của đại lý bảo hiểm, việc công bố thông tin cho khách hàng khi thay đổi chủ đầu tư và đổi tên doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: 'Ép' mua bảo hiểm: Ngân hàng, bảo hiểm cùng 'ăn' mồ hôi người vay
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải báo cáo về công tác dịch vụ và chăm sóc khách hàng đối với các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Các nội dung này được Bộ Tài chính yêu cầu MVI Life báo cáo về Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trong ngày 11/4.
Xem thêm: Điều khoản cấm tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng yêu cầu MVI Life tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm, đánh giá chất lượng tư vấn, giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của đại lý bảo hiểm. Yêu cầu đại lý tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, cung cấp các thông tin về sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm.
Việt Nam tặng Lào món quà 1 triệu USD
Ngày 10/4, ngay sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith đã tiến hành hội đàm.
Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định chính sách nhất quán của cả hai nước là luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước; tăng cường tham vấn về các vấn đề chiến lược…
Lãnh đạo Việt Nam - Lào nhất trí nỗ lực nâng tầm hợp tác kinh tế cho xứng đáng với tầm vóc của quan hệ chính trị
Tại hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã công bố món quà trị giá một triệu USD của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trân trọng nhắc lại lời mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith thăm chính thức Việt Nam vào thời gian thuận tiện và ông Thongloun Sisoulith vui vẻ nhận lời.