Thời sự 24 giờ: Bộ Công an kiến nghị kiểm soát quyền lực người đứng đầu Bộ KH&CN và Bộ Y tế

Tổng hợp| 21/08/2023 06:00

Tại kết luận điều tra đại án Việt Á, Bộ Công an kiến nghị Bộ KH&CN và Bộ Y tế cần nâng cao năng lực kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn sau vụ Việt Á.

Bộ Công an kiến nghị kiểm soát quyền lực người đứng đầu Bộ KH&CN và Bộ Y tế

Tại kết luận điều tra đại án Việt Á, Bộ Công an kiến nghị Bộ KH&CN và Bộ Y tế cần nâng cao năng lực kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn sau vụ Việt Á.

Xem thêm: Vụ Việt Á: Nhìn thấy 100.000 USD 'cảm ơn', cựu trợ lý Phó thủ tướng nói nhiều thế rồi nhận

Theo Cơ quan điều tra, Bộ KH&CN buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, trong các khâu: Phê duyệt nhiệm vụ, phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, đơn vị phối hợp; kinh phí, theo dõi sử dụng và thanh toán kinh phí; quản lý thực hiện Đề tài, xử lý kết quả thực hiện Đề tài...

Xem thêm: Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định không hưởng lợi trong vụ Việt Á

chungocanhnguyenthanhlong-16133198.jpeg
Hai cựu Bộ trưởng Y tế và KH&CN: Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh.

Xem thêm: Phan Quốc Việt đưa 100.000 USD cho cựu bí thư Hải Dương ngay tại phòng làm việc

Nội dung thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học không đầy đủ, không có thông tin về quyền, nghĩa vụ của Bộ KH&CN, Học viện Quân y, Công ty Việt Á; phương pháp phối hợp giữa Học viện Quân y và Công ty Việt Á; phương pháp chuyển giao kết quả nghiên cứu, quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm: Để trúng thầu của CDC Hải Dương, Việt Á phải 'cắt phế' 25% hợp đồng

Bộ Y tế đã thiếu kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý Nhà nước về sinh phẩm y tế, hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương; không quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cá nhân trong hiệp thương giá, thời hạn ban hành kết luận kiểm tra giá.

Do việc buông lỏng, thiếu kiểm tra giám sát tại Bộ KH&CN và Bộ Y tế nêu trên dẫn đến Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) lợi dụng, thông đồng móc ngoặc với lãnh đạo, cán bộ Bộ KH&CN, Bộ Y tế để Công ty Việt Á được Bộ KH&CN phê duyệt tham gia nghiên cứu đề tài, sử dụng kết quả nghiên cứu lập hồ sơ đăng ký, được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức kit xét nghiệm, biến kit xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ KH&CN quản lý thành tài sản thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, trái quy định pháp luật.

Xem thêm: Cựu Thứ trưởng Bộ KH&CN và túi tiền đựng 50.000 USD

Khi Công ty Việt Á sản xuất thương mại, bán kit xét nghiệm cho Bộ Y tế, Phan Quốc Việt đã nâng khống cơ cấu đơn giá nhưng vẫn được Bộ Y tế hiệp thương, xác định giá 470.000 đồng/kit test không có căn cứ.

Tại các đơn vị, địa phương để xảy ra sai phạm trong quá trình Công ty Việt Á tiêu thụ kit xét nghiệm, vật tư, sinh phẩm y tế chưa kịp thời phân bổ dự toán ngân sách thực hiện; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về đấu thầu, mua sắm thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế còn hạn chế, nhất là trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, địch họa.

Xem thêm: Đại án Việt Á: Những quan chức nào đối diện án tử hình?

Từ nguyên nhân trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kiến nghị Bộ KH&CN và Bộ Y tế cần nâng cao năng lực kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, kiểm soát hoạt động của các cơ quan chuyên môn về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ, quản lý sinh phẩm y tế, đảm báo khách quan, minh bạch, đúng pháp luật.

Vụ ‘Bông hồng đen’ tự ý lấy máu xét nghiệm HIV: đã có hơn 200 người được lấy máu

Liên quan đến việc nhóm "Bông hồng đen" tự ý lấy máu học sinh ở Hải Phòng để xét nghiệm HIV, công an địa phương đã thu giữ cuốn sổ có ghi danh sách người được lấy máu.

Theo đó, trong cuốn sổ trên có ghi từ tháng 4 đến nay có hơn 200 người được nhóm này lấy máu để xét nghiệm HIV, nhưng chỉ ghi tên, không ghi tuổi.

Xem thêm: Nhóm Bông hồng đen lấy mẫu máu học sinh xét nghiệm HIV có đúng Luật?

lay-mau-xet-nghiem-copy-edited-1692418800345_11zon.jpg

Xem thêm: Phụ huynh kể việc phát hiện nhóm 'Bông hồng đen' tự ý lấy mẫu máu nhiều học sinh

Thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, đối tượng lấy máu để xét nghiệm HIV của nhóm trên có cả trẻ em dưới 16 tuổi. Mỗi trường hợp tham gia lấy máu xét nghiệm HIV đều được nhóm này trả 100.000 đồng.

Trước tháng 4 nhóm người này có thực hiện việc thu nhận máu của người dân để xét nghiệm, nhưng cơ quan chức năng chưa xác định được số người và độ tuổi cụ thể.

Xem thêm: Cục Phòng chống HIV/AIDS vào cuộc vụ nhóm Bông hồng đen tự ý lấy máu học sinh xét nghiệm

Khi làm việc với tổ thanh tra, kiểm tra của địa phương, đại diện nhóm "Bông hồng đen" là bà Đ.T.U. (52 tuổi, ở phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn) cho biết, ai đến lấy máu sẽ được nhận 100.000 đồng. Bà U. phủ nhận việc vận động các học sinh kêu gọi bạn bè đi lấy máu để nhận tiền công 25.000 đồng/người.

Theo bà U., nhóm "Bông hồng đen" được thành lập với chức năng thông tin, tuyên truyền, tư vấn nhằm ngăn chặn lây nhiễm HIV ở những người sử dụng ma túy, gái mại dâm, người có các vấn đề về sức khỏe sinh sản... từ 16 đến 24 tuổi.

Trước phản ánh về hoạt động có dấu hiệu bất thường của nhóm "Bông hồng đen", Công an quận Đồ Sơn đã triệu tập các cá nhân trong nhóm này đến làm việc.

Hiện nhóm "Bông hồng đen" đã phải tạm dừng hoạt động, để phối hợp với cơ quan công an làm rõ vụ việc.

Tổng thống Kazakhstan bắt đầu thăm Việt Nam

Từ 20-22/8, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tới Hà Nội hôm nay, bắt đầu chuyến thăm theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Tokayev từ khi nhậm chức năm 2019, cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Kazakhstan trong 12 nămKazakhstan là quốc gia Trung Á có diện tích hơn 2,7 triệu km2 và dân số hơn 19 triệu người. Đây là trung tâm trung chuyển hàng hóa quan trọng theo đường bộ từ châu Á qua châu Âu. Việt Nam và Kazakhstan thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 29/6/1992. Năm ngoái, hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ.

tokayev-1-1984-1692530816.jpg
Tổng thống Tokayev bắt tay Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải ở sân bay Nội Bài tối 20/8. Ảnh: TTXVN

Từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), gồm các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan, có hiệu lực năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Kazakhstan tăng trung bình khoảng 28% một năm. Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt gần 600 triệu USD. Hai bên đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại lên 1,5 tỷ USD vào năm 2030. Bốn tháng đầu năm 2023, trao đổi thương mại song phương đạt 124, 2 triệu USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Về đầu tư, Kazakhstan có 5 dự án FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 500.000 USD, tập trung vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, thông tin truyền thông, bán buôn, bán lẻ và sửa chữa.

Lùi tiếp thời hạn khôi phục hoàn toàn cáp biển APG vì phát hiện 2 lỗi mới

Ngày 20/8, đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết tuyến Asia Pacific Gateway - APG kết nối đến Việt Nam phải lùi lịch khôi phục, sau khi hai vấn đề mới được phát hiện trên các nhánh S1.9 và S9.

Trước đó, APG cũng gặp sự cố trên nhánh S1.7 từ tháng 6, khiến chưa thể trở lại hoạt động bình thường. Với ba sự cố chưa được xử lý, tuyến này hiện mất dung lượng trên hướng kết nối từ Việt Nam đi Singapore.

Tuy nhiên, theo đại diện nhà mạng, mức độ tác động tới người dùng từ sự cố đợt này không lớn. Trong các đợt đứt cáp trước, đặc biệt là vấn đề với cả năm tuyến cáp hồi đầu năm, các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước vốn đã có phương án khắc phục, như san tải, mua thêm dung lượng qua tuyến cáp đất liền.

apg-2964-1682153285-1262-1692516544.jpg
Sơ đồ tuyến cáp biển APG.

Trước đó, đơn vị quản lý tuyến cáp này dự định hoàn thành việc sửa chữa trên nhánh S1.7 vào cuối tháng 8, sau đó lùi sang đầu tháng 9. Tuy nhiên với hai sự cố mới, đơn vị này chưa chưa có lịch khắc phục cụ thể.

APG là một trong năm tuyến cáp quang biển của Việt Nam, kết nối từ trạm cập bờ Đà Nẵng đến hai trung tâm Internet của khu vực là Hong Kong và Singapore. Hoạt động của tuyến bắt đầu gặp vấn đề từ cuối 2022, sau đó liên tiếp phát sinh các lỗi vào tháng 4, tháng 6 và tháng 8, khiến dung lượng chưa được khôi phục sau tám tháng.

Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào khai thác từ cuối năm 2016, có chiều dài khoảng 10.400 km. Cáp được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương và có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam gồm Viettel, VNPT, CMC Telecom, FPT Telecom.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Bộ Công an kiến nghị kiểm soát quyền lực người đứng đầu Bộ KH&CN và Bộ Y tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO