Thời sự 24 giờ: Bí thư Bình Thuận: ‘nếu dự án hồ Ka Pét bất cập, sẵn sàng lắng nghe, điều chỉnh’; Hai tiếp viên hàng không bị bắt vì buôn lậu tinh dầu cần sa tại Hàn Quốc thuộc hãng nào?

Tổng hợp| 08/09/2023 06:00

Tại buổi họp báo của UBND tỉnh Bình Thuận UBND nhằm thông tin về dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét, ông Dương Văn An - Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận nói tỉnh “sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhà khoa học, báo chí, nếu có gì bất cập, bất hợp lý ảnh hưởng môi trường, phá hệ sinh thái đến mức nặng nề, không thể khắc phục, tỉnh sẽ sẵn sàng điều chỉnh, không bảo thủ”.

Bí thư Bình Thuận: ‘nếu dự án hồ Ka Pét bất cập, sẵn sàng lắng nghe, điều chỉnh’

UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo nhằm nói rõ về chủ trương đầu tư dự án hồ thuỷ lợi Ka Pét mà gần đây dư luận xôn xao khi phải “đánh đổi” bằng 600ha đất rừng.

Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An, nói dự án hồ chứa nước Ka Pét đã được đưa ra lấy ý kiến từ lâu, được Quốc hội phê duyệt vào năm 2019 và điều chỉnh vào năm 2023. Quá trình đó, dự án nhận được các đóng góp nhưng không có nhiều ý kiến phản đối dự án.

Ông An khẳng định tỉnh Bình Thuận “sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhà khoa học, báo chí, nếu có gì bất cập, bất hợp lý ảnh hưởng môi trường, phá hệ sinh thái đến mức nặng nề, không thể khắc phục, tỉnh sẽ sẵn sàng điều chỉnh, không bảo thủ”.

Xem thêm: Bí thư Bình Thuận: Không làm hồ Ka Pét kiểu bất chấp, phá hoại

ho-thuy-loi-ka-pet-16940551654252095523815.jpg
Mô phỏng công trình hồ thủy lợi Ka Pét. Ảnh: UBND tỉnh Bình Thuận

Xem thêm: Cơ quan của Quốc hội giám sát dự án hồ chứa nước lấy hơn 600ha rừng

Ông Lê Thanh Sơn - phó GĐ Sở NN&PTNT thông tin 600ha rừng dành để làm dự án chỉ chiếm 0,15% trong tổng số 360.000ha rừng tự nhiên toàn tỉnh, diện tích ừng đặc dụng để làm dự án so với tổng diện tích hơn 24.000ha rừng đặc chủng (do Ban quản lý Khu bảo tồn thiên niên Núi Ông quản lý) cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ nên mức độ ảnh hưởng không quá lớn với tổng thể chung.

Xem thêm: Dư luận về hồ Ka Pét và sự vụng về trong truyền thông

Trước ý kiến cho rằng có thể làm nhiều hồ nhân tạo nhỏ kết nối lại hoặc làm hồ quy mô nhỏ hơn, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ (ít sử dụng nước) để hạn chế việc mất rừng, đại diện đơn vị tư vấn cho rằng: công trình thủy lợi xây dựng phụ thuộc vào khả năng chứa, nguồn nước, lưu vực. Trong đó, lưu vực phải đảm bảo mới xây dựng được hồ.

Hồ Ka Pét được xây dựng sẽ kết nối với các hồ khác, nằm trên cao nhất nên bổ trợ các hồ phía dưới để nâng cao hiệu quả dự án. Ban đầu xác định được 2 vị trí có thể xây dựng. Sau khi so sánh kỹ lưỡng, vị trí thứ 2 (hiện tại) là phù hợp nhất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.

Xem thêm: Làm hồ chứa nước trên 600ha rừng: Vì sao Bình Thuận chưa gửi hồ sơ ĐTM?

Liên quan đến năng lực của đơn vị tư vấn lập báo cáo tác động môi trường (ĐTM), BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết việc lựa chọn đơn vị tư vấn lập ĐTM cho dự án được thực hiện từ năm 2018 theo hình thức đấu thầu rộng rãi.

Thời điểm đó có 4 nhà thầu nộp hồ sơ, nhưng thời điểm mở thầu có 3 nhà thầu dự. Theo đánh giá, đơn vị tư vấn được chọn đảm bảo các điều kiện về năng lực mời thầu. Hiện dự án đang làm giai đoạn điều chỉnh báo cáo ĐTM để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Xem thêm: Thông tin về công ty tư vấn lập ĐTM dự án hồ Ka Pét

Hiện có thông tin đơn vị tư vấn lập ĐTM của dự án đang thanh lý hợp đồng tư vấn dự án, tỉnh Bình Thuận sẽ sớm làm việc với đơn vị tư vấn để thống nhất. Nếu đơn vị này không đủ năng lực thì làm thủ tục kết thúc hợp đồng để lựa chọn đơn vị khác đáp ứng yêu cầu.

Theo BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh Bình Thuận, dự án hồ chứa nước Ka Pét được Quốc hội quyết định và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư ngày 24/6/2023.

Xem thêm: 'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?

Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là 874,089 tỉ đồng, gồm ngân sách trung ương là 519,927 tỉ đồng và ngân sách địa phương 354,162 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hết năm 2025.

Hai tiếp viên hàng không bị bắt vì buôn lậu tinh dầu cần sa tại Hàn Quốc thuộc hãng nào?

Liên quan đến thông tin Sở cảnh sát Incheon, phía tây thủ đô Seoul (Hàn Quốc) bắt giữ hai nữ tiếp viên của một hãng hàng không Việt Nam vì nghi vấn buôn lậu tinh dầu cần sa, trong ngày 7/9 các hãng hàng không trong nước đã lên tiếng phản hồi.

Theo đó, Hãng hàng không Vietjet Air khẳng định hai tiếp viên trong phản ánh trên không thuộc phi hành đoàn của hãng.

Hãng hàng không Bamboo Airways khẳng định những người đó không phải là tiếp viên của hãng.

Hãng hàng không Vietnam Airlines cho hay hãng đang xác minh từ các bộ phận chức năng và sớm có thông tin về việc này.

canh-sat-1694000908939994372651_11zon.jpg
Sở Cảnh sát Incheon. Ảnh: MBC

Đại diện các hãng cho hay đối với các cá nhân vi phạm quy định pháp luật, vi phạm nội quy lao động đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định, đơn vị sẽ không bao che.

Theo đài MBC đưa tin, hai nữ tiếp viên trên bị nghi ngờ giấu cần sa dạng lỏng (tinh dầu cần sa) trị giá 300 triệu won (hơn 5,4 tỉ đồng) trong các hộp đựng mỹ phẩm và mang vào Hàn Quốc từ tháng 4-2023.

Theo kết quả điều tra của cảnh sát, hai nữ tiếp viên trên nhận họ đã chuyển hàng hộ từ Việt Nam sang Hàn Quốc với tiền công khoảng 68.000 won đến 150.000 won (từ khoảng 1,2 triệu đến 2,7 triệu đồng) cho mỗi lần chuyển hàng.

Các nữ tiếp viên cho biết họ chỉ nhận vận chuyển hàng mà hoàn toàn không biết bên trong là cần sa.

Vì sao CEO Bất động sản Nhật Nam bị tạm giữ?

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội đang tạm giữ bà Vũ Thị Thúy (40 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam, để điều tra hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm: Chân dung nữ đại gia Vũ Thị Thúy vừa bị tạm giữ

Bà Thúy đồng thời giữ vị trí Chủ tịch HĐQT, Giám đốc CTCP Sông Đà 1.01 (SJC); Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam; Chủ tịch HĐQT CTCP Sông Đà Invest; Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Nam Nhật Khang.

Xem thêm: Vạn người ‘sập bẫy’ lãi suất không tưởng của CEO Công ty Nhật Nam Vũ Thị Thuý

thuy-1315.jpeg

Xem thêm: Ca sĩ Khánh Phương thoái sạch vốn khỏi công ty của vợ

Trước khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội tạm giữ, bà Thúy và Công ty Sông Đà Nhật Nam đã hoàn tất thoái vốn khỏi Công ty Sông Đà 1.01.

Được biết, bà Vũ Thị Thúy là vợ của ông Phạm Khánh Phương, tức ca sĩ Khánh Phương.

Xem thêm: Những màn 'khẩu chiến' gây sốc của nữ CEO Vũ Thị Thúy vừa bị tạm giữ

Bà Thúy bị tạm giữ vì có hành vi đưa ra thông tin sai sự thật về Công ty Nhật Nam có nhiều bất động sản, dự án đầu tư, có lợi nhuận cao để huy động vốn của nhiều cá nhân, rồi sử dụng một phần tiền này để trả lãi cho các cá nhân trên. Từ đó, bà Thúy chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

Xem thêm: Hé lộ danh tính vợ ca sĩ Khánh Phương và cuộc họp 'bất ổn'

Công ty Bất động sản Nhật Nam thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng giao dịch bất động sản tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, lôi kéo nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn với cam kết trả lợi nhuận hàng ngày với tỷ suất lợi nhuận cao (từ 5 - 7%/tháng, tương đương 60 - 84%/năm, kèm theo nhiều ưu đãi bất động sản).

Hoạt động này được nhiều cơ quan, trong đó có Cục An ninh Kinh tế, Bộ Công an cảnh báo tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh trật tự.

Điện lực TP. HCM nói gì về tiền điện tăng cao?

Trước nhiều ý kiến về tiền điện tăng cao thời gian qua, ông Bùi Trung Kiên - phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM giải thích do có sự điều chỉnh ngày ghi điện về cuối tháng. Do đó, việc tiền điện tăng trong hóa đơn vừa qua là do số ngày sử dụng tăng lên.

Xem thêm: Tổng Công ty Điện lực TP HCM gửi lời xin lỗi khách hàng

hoa-don-tien-dien.jpg

Giải thích thêm về tiền điện tăng, ông Kiên cho hay ngành điện đã áp dụng chuyển đổi số, thay các công tơ đo đếm từ xa có chức năng thu thập dữ liệu sử dụng điện của khách hàng và có sự điều chỉnh ngày ghi điện về cuối tháng. Do đó, việc tiền điện tăng trong hóa đơn vừa qua là do số ngày sử dụng tăng lên.

Về việc điều chỉnh này, ông Kiên cho biết công ty đã có thông báo trước 15 ngày cho khách hàng và chính quyền địa phương để người dân nắm thông tin. Sau khi phát hành hóa đơn vào ngày 31-8 vừa qua, có 0,8% khách hàng có ý kiến về vấn đề này. Công ty đã triển khai giải thích và tỉ lệ đóng tiền điện hiện đã đạt trên 60%, không còn khách hàng có ý kiến, thắc mắc.

Thủ tướng kêu gọi các nước đoàn kết, lan tỏa tinh thần hòa bình và hợp tác

Thông điệp này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi cùng lãnh đạo các nước dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 18. Các nước tham gia EAS gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NewZealand, Ấn Độ, Nga và Mỹ.

Với quy mô trên 54% dân số thế giới và khoảng 62% GDP toàn cầu, Đông Á được kỳ vọng là tâm điểm hội tụ niềm tin, lan tỏa lợi ích.

Xem thêm: ASEAN-43: Quần đảo Cook mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế

dong-a-1694068771699_11zon-1-.jpg

Xem thêm: ASEAN-43: ASEAN-Australia tăng cường gắn kết kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, bền vững

Để Đông Á thực sự phát huy vai trò quan trọng đó, Thủ tướng đã đề xuất ba nhóm giải pháp trọng tâm.

Một là, định hình cấu trúc khu vực rộng mở, bao trùm, minh bạch và dựa trên luật pháp quốc tế. Theo đó, cần kiên trì với những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, củng cố lòng tin, hành xử xây dựng và có trách nhiệm.

Hai là, tạo dựng động lực mới cho tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững.

Thứ ba, Thủ tướng cho rằng cần xác định hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển là mục tiêu; đối thoại, hợp tác là công cụ. Đối thoại thẳng thắn, hợp tác chân thành là nền tảng, nguyên tắc quan trọng tạo nên thành công của ASEAN trong 6 thập kỷ qua.

Xem thêm: Phát huy sức mạnh tự thân, khẳng định giá trị chiến lược

Thủ tướng kêu gọi các nước đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên; cùng nhau giải quyết tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Bí thư Bình Thuận: ‘nếu dự án hồ Ka Pét bất cập, sẵn sàng lắng nghe, điều chỉnh’; Hai tiếp viên hàng không bị bắt vì buôn lậu tinh dầu cần sa tại Hàn Quốc thuộc hãng nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO