Thời sự 24 giờ: Thủ tướng đưa ra 6 yêu cầu trong ngày khởi công nhà ga sân bay Long Thành; Bác bỏ ‘bản đồ tiêu chuẩn năm 2023’ của Trung Quốc
Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 01/09/2023
Thủ tướng đưa ra 6 yêu cầu trong ngày khởi công nhà ga sân bay Long Thành
Chiều 31/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát lệnh khởi công đồng loạt 2 gói thầu tại dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) và 1 gói thầu tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (sân bay Tân Sơn Nhất) với tổng mức đầu tư hơn 53.000 tỷ đồng.
Theo đó, các gói thầu được đồng loạt khởi công gồm: gói thầu 5.10 xây dựng công trình nhà ga hành khách; gói thầu 4.6 xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay thuộc dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 và gói thầu 12 xây dựng công trình nhà ga hành khách T3 thuộc sân bay Tân Sơn Nhất.
Xem thêm: Chủ tịch ACV cam kết thế nào về nhà ga sân bay Long Thành?
Xem thêm: Cận cảnh đại công trường sân bay Long Thành ngay sát giờ khởi công hai gói thầu
Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành với công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm và dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất với công suất 50 triệu hành khách mỗi năm là 2 dự án quan trọng quốc gia. Về tư vấn giám sát, ACV đã thuê một đơn vị Nhật Bản để giám sát chặt chẽ quá trình triển khai gói thầu.
Xem thêm: Công nhân, kỹ sư háo hức ngày khởi công nhà ga sân bay lớn nhất Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh đây là các dự án có ý nghĩa rất lớn tại 2 địa phương TP.HCM và Đồng Nai vì phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông là một trong những chiến lược được Việt Nam thực hiện thời gian qua.
Xem thêm: Nhà ga sân bay Long Thành khởi công chiều nay hiện đại cỡ nào?
Xem thêm: 'Trái tim' sân bay Long Thành trước ngày khởi công
Thủ tướng đưa ra 6 yêu cầu là bảo đảm tiến độ và phấn đấu vượt tiến độ; nâng cao chất lượng; không được đội vốn, không chia nhỏ gói thầu; phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh môi trường; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí ở tất cả các khâu; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Bác bỏ ‘bản đồ tiêu chuẩn năm 2023’ của Trung Quốc
Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Xem thêm: Phim nước ngoài cài 'đường lưỡi bò': Cần chặn đứng âm mưu xâm lăng văn hóa
"Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Xem thêm: Các đài truyền hình phải tiêu hủy kho phim có 'đường lưỡi bò' phi pháp
Xem thêm: Đường lưỡi bò giăng mắc trên phim ảnh và chiến dịch 'tâm công' tổng lực của Trung Quốc
Do đó, yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Xem thêm: Cài cắm đường lưỡi bò khắp nơi: 'Chiến thuật vùng xám' nguy hiểm của Trung Quốc
Một lần nữa Việt Nam khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của mình về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn".
Cửa ngõ TP. HCM, Hà Nội kẹt cứng vì người dân về quê nghỉ lễ, đi du lịch
Dù hôm nay (1-9) mới chính thức vào kỳ nghỉ lễ 2-9, thế nhưng chiều tối 31/8, nhiều tuyến đường ở TP.HCM, Hà Nội đã đông đúc xe cộ, có nơi bị ùn ứ kéo dài, xe cộ phải nhích từng centimet khi người dân đổ về quê hoặc đi du lịch.
Tại TP. HCM, chiều 31/8, dòng người hối hả ra bến xe, sân bay Tân Sơn Nhất để về quê, đi chơi lễ 2/9 khiến giao thông tại đây ùn ứ nghiêm trọng. Càng vào giờ cao điểm, lượng người đổ về sân bay Tân Sơn Nhất đông, kết hợp với giờ tan tầm khiến cửa ngõ này quá tải.
Xem thêm: TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
Xem thêm: Về quê nghỉ lễ, hàng ngàn người kẹt cứng ở cửa ngõ TP.HCM
Quốc lộ 1, phía tây TP.HCM, theo hướng đi Long An cũng xảy ra tình trạng ùn ứ từ rất sớm. Đoạn đường từ vòng xoay An Lạc đến gần giao lộ Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 1 xảy ra ùn ứ.
Do là ngày làm việc cuối cùng trước dịp nghỉ lễ 2/9 nên người miền Tây tranh thủ về quê. Nhiều người chọn di chuyển đường dài bằng xe máy. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tăng lưu lượng xe cộ, gây ùn tắc trên đường.
Ở phía Đông TP.HCM, càng về chiều tối, lượng người đổ về phà Cát Lái càng đông đúc. Hình ảnh kẹt xe trên tuyến đường Nguyễn Thị Định.
lượng người có nhu cầu qua phà từ TP Thủ Đức (TP.HCM) sang bờ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) tăng vọt khiến nơi đây quá tải. Nhiều người phải xếp hàng hơn 30 phút mới có thể lên phà.
Đường dẫn cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây, lúc 18h30 kẹt cứng. Dòng ô tô nối dài nhích từng mét để rời TP.HCM.
Tại Hà Nội, chiều 31/8, sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, nhiều người dân ở Hà Nội đã tranh thủ về quê khiến giao thông tại các con đường hướng ra cửa ngõ thủ đô ùn tắc nghiêm trọng.
tại bến xe Mỹ Đình, ngay từ đầu giờ chiều lượng người đổ vào bến xe đã rất đông. Lực lượng công an ngoài việc phân luồng cũng quyết liệt xử lý những xe khách "đi chậm rùa bò để bắt khách" gây ùn ứ trước cửa bến xe.
Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đã có mặt tại nút giao trọng yếu, đông đúc từ sáng sớm để phân luồng, điều tiết giao thông nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc.
Đội CSGT số 6 (Công an TP Hà Nội) cho biết ngay từ trưa 31-8, đơn vị đã huy động 100% lực lượng trực tại các tuyến đường trọng yếu, huyết mạch như Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng để điều tiết, phân luồng giao thông.
Công bố 9 đường dây nóng về an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 2-9
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia thông báo 9 số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các phản ánh của người dân về hoạt động vận tải và trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9.
-Phản ánh cácvi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ: chở quá số người quy định, tăng giá vé quá quy định, nhồi nhét và chèn ép hành khách, chạy sai luồng tuyến, dừng đón trả khách sai quy định, ùn tắc giao thông và các vi phạm khác (uống rượu bia khi lái xe, sử dụng điện thoại, sử dụng ma túy, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm tốc độ, vận chuyển hàng cấm, nguy cơ cháy, nổ), tai nạn giao thông… liên hệ số di động 0995.676.767 hoặc số cố định 069.2342608 (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an).
-Phản phản ánh các thông tin về tình trạng quá tải tại nhà ga, bến xe; công tác bán vé, hành vi tăng giá vé quá quy định, chạy sai luồng tuyến, liên hệ số 1900.599.870 máy lẻ 2 (phòng quản lý vận tải và phương tiện người lái Cục Đường bộ Việt Nam).
-Phảnh ánh các bất cập về tổ chức giao thông, về đường sá, đèn tín hiệu, chở quá tải, ùn tắc giao thông trên cao tốc và các quốc lộ, liên hệ số điện thoại: 1900.599.870 máy lẻ 1 (phòng quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông Cục Đường bộ Việt Nam).
-Phản ánh và được giải đáp thông tin về đường sắt, người dân liên hệ số 0865367565 (Cục Đường sắt Việt Nam).
-Phản ánh và được giải đáp thông tin về hàng không, người dân liên hệ số 0916.562.119 (Cục Hàng không Việt Nam).
-Phản ánh và được giải đáp thông tin về đường thủy, người dân liên hệ số 0942.107.474 (Cục Đường thủy nội địa).
-Phản ánh và được giải đáp thông tin về hàng hải, người dân liên hệ số 0914.689.576 (Cục Hàng hải Việt Nam).
Để phản ánh chung về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông, người dân liên hệ số 081.9115911 (Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia).