Thời sự 24 giờ: Người dân TP. HCM vẫn quây kín cây xăng chờ được mở nắp bình, ô nhiễm không khí tại Hà Nội ở ngưỡng rất xấu

Xã hội - Ngày đăng : 06:00, 12/10/2022

Tình trạng các cây xăng tại TP. HCM 'hết xăng' hoặc bán cầm chừng vẫn diễn ra làm đảo lộn đời sống người dân. Tại Hà Nội, tình trạng ô nhiễm không khí đang ở ngưỡng rất xấu.

Người dân TP. HCM vẫn chật vật đổ xăng, xe bồn được lưu thông vào giờ cao điểm để tiếp ứng

Sáng 11/10, tình hình ‘khát xăng’ vẫn diễn ra tại TP.HCM và chủ yếu là khu vực các quận ngoại ô như quận 12, Hóc Môn, Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình…

Xem thêm: Khách quây kín cây xăng từ sáng sớm

Theo ghi nhận, sáng nay nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu vẫn chưa có hàng nên tạm thời ‘cố thủ’. Trong khi đó, các cửa hàng có bán thì xảy ra tình trạng quá tải trầm trọng. Việc người dân bao vây cây xăng để đổ khiến nhiều nơi rối loạn, nhân viên cây xăng phải làm việc hết công suất.

media-cdn-v2.laodong.vn-storage-newsportal-2022-10-11-1103403-_xang3(1).jpg
Khách chật vật chờ đổ xăng. Ảnh: Laodong

Xem thêm: Mua xăng ở TPHCM phải chuẩn bị tiền lẻ và không bán đầy bình

Tính đến chiều 11/10, theo thống kê của Cục Quản lý thị trường TPHCM có 137/550 cửa hàng không còn xăng để bán.

Chiều 11/10, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM có công văn khẩn gửi tới Sở Công Thương và Công an TP.HCM về việc hỗ trợ di chuyển đối với phương tiện vận chuyển xăng đầu trên địa bàn TP.

310653478-622691869403760-3806840841207702456-n-1464.jpg
Xe bồn sẽ được phép lưu thông vào giờ cấm để cấp xăng cho các cây xăng. Ảnh: Vietnamnet

Xem thêm: Bệnh nhân xếp hàng mua xăng tặng bác sĩ

Theo đó, một số phương tiện vận chuyển xăng dầu sẽ được lưu thông vào nội đô cả trong giờ cao điểm (trong khung giờ 9 giờ - 16 giờ và 18 giờ - 22 giờ). Thời gian đề nghị hỗ trợ lưu thông mà Sở Công Thương đề xuất là từ ngày 11/10-1/11.

Sau thời gian trên, căn cứ tình hình thực tế và nhu cầu phát sinh (nếu có), Sở Công Thương sẽ đánh giá tình hình, đề xuất thời hạn cho phép lưu thông phù hợp (trong trường hợp cần thiết).

media-cdn-v2.laodong.vn-storage-newsportal-2022-10-11-1103403-_xang1(1).jpg

Xem thêm: Tài xế công nghệ hủy chuyến, nhiều người tắt app vì hết xăng

Theo Vietnamnet, trước tình hình khan xăng đang “nóng” và lan rộng tại TP.HCM, lực lượng QLTT trên địa bàn đang đẩy mạnh ra quân kiểm tra thực tế các cây xăng có dấu hiệu vi phạm, như treo biển hết xăng còn dầu hoặc ngưng bán hàng.

Cụ thể, đội quản lý thị trường ở các quận/huyện được huy động tham gia công tác kiểm tra, giám sát là khoảng 300 kiểm soát viên.

Xem thêm: 300 cán bộ Quản lý thị trường đi... đo bồn xăng

Xem thêm:Xe bồn được lưu thông giờ cao điểm để thêm nguồn cung xăng dầu cho TP.HCM

Phiên tòa xét xử ông Tất Thành Cang: nhân viên công ty Tân Thuận khai gì?

Ngày 11/10, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020), bị cáo Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận - gọi tắt là Công ty Tân Thuận) và 8 bị cáo đồng phạm liên quan sai phạm bán rẻ 2 dự án: khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, H.Nhà Bè) và Ven Sông (P.Tân Phong, Q.7), gây thiệt hại cho nhà nước hơn 735 tỉ đồng.

tat-thanh-cang-13451409.jpg

Bị cáo Nguyễn Văn Minh ( cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Tân Thuận) khai, tháng 2.2016, khi chuyển nhượng 45% vốn góp dự án cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai không đấu giá được vì thị trường địa ốc đóng băng, khu đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch 1/500. Dù không đấu giá được, bị cáo cũng không có báo cáo trong tờ trình trình Văn phòng Thành ủy TP.HCM.

Xem thêm: Cựu Chủ tịch Cty Tân Thuận ‘thấy có lỗi’

Bị cáo Minh cảm thấy có lỗi, sai sót, thiếu trách nhiệm nhưng không thể làm khác hơn được vì lúc đó tài chính công ty khó khăn, cần phải khởi động dự án để giảm rủi ro.

Các bị cáo Trần Tấn Hải (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Tân Thuận), Nguyễn Thị Ngọc Bích (cựu Kế toán trưởng Công ty Tân Thuận), Nguyễn Xuân Tùng (cựu Trưởng phòng Kinh doanh tổng hợp Công ty Tân Thuận) trình bày tại thời điểm chuyển nhượng các dự án, các bị cáo không biết đó là trái luật cho đến khi làm việc với CQĐT.

Còn bị cáo Trần Công Thiện (cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận), cho rằng, tại thời điểm bị cáo về làm ở Công ty Tân Thuận và đến khi bị cách chức, không có văn bản nào thể hiện tài sản tại công ty là tài sản Nhà nước. Bị cáo còn cho rằng, nguồn vốn của Công ty Tân Thuận là tài sản thuộc sở hữu của Đảng bộ TP.HCM, thuộc quyền định đoạt của Đảng bộ Thành phố theo Luật Dân sự.

Xem thêm: Cựu TGĐ Công ty Tân Thuận xin giảm nhẹ tội

Theo VKS, dự án khu dân cư Phước Kiển, khu dân cư Ven Sông có giá trị hơn rất nhiều so với giá mà bị cáo đã chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. Bản chất là Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng toàn bộ dự án khu dân cư Ven Sông chứ không phải ký hợp đồng góp vốn.

Y án bị cáo Diệp Dũng 2 năm tù

Ngày 11.10, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, bác kháng cáo kêu oan và tuyên y án 2 năm tù đối với bị cáo Diệp Dũng (53 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM - Saigon Co.op) phạm tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

dung11-18190301.jpg

Trước đó, ngày 28.4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoài Bắc (37 tuổi, cựu cán bộ công tác tại Phòng An ninh kinh tế - Công an TP.HCM) 5 năm tù, bị cáo Lê Thị Phương Hồng (42 tuổi, kinh doanh tự do) 6 năm tù về tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Còn bị cáo Diệp Dũng bị tuyên 2 năm tù về tội “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Sau bản án sơ thẩm, chỉ có bị cáo Diệp Dũng kháng cáo kêu oan.

Xem thêm: Tuyên phạt ông Diệp Dũng 2 năm tù

Theo bản án sơ thẩm, tháng 12.2020, bị cáo Diệp Dũng bị Cơ quan An ninh điều tra - ANĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “lạm quyền trong thi hành công vụ” để điều tra vụ sai phạm trong việc bất ngờ tăng vốn điều lệ từ 3.200 tỉ đồng lên 6.797 tỉ đồng tại Saigon Co.op.

Quá trình điều tra sai phạm xảy ra tại Saigon Co.op, bị cáo Diệp Dũng khai có người cung cấp thông tin quá trình điều tra vụ việc Saigon Co.op cho bị cáo. Từ đó, Cơ quan ANĐT phát hiện các tin nhắn SMS từ 2 số điện thoại gửi cho bị cáo Diệp Dũng có nội dung liên quan đến tiến độ kiểm tra, xác minh tin báo tội phạm xảy ra tại Saigon Co.op.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội ngày càng trầm trọng

Sáng 11/10, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ở ngưỡng xấu và rất xấu, tác động xấu đến sức khỏe tất cả mọi người, đặc biệt là người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch.

Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, khoảng 8h43 tại Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm) và Vạn Phúc (quận Ba Đình) vẫn ở mức 157 - ngưỡng xấu. Vào thời điểm này, mức độ ô nhiễm không khí của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới. Với chỉ số này, theo khuyến cáo từ AirVisual thì tất cả mọi người cần hạn chế ra ngoài vì có thể bị tác động xấu đến sức khỏe, những người nhạy cảm có thể gặp vấn đề với sức khỏe.

Xem thêm: Hà Nội ô nhiễm không khí ở ngưỡng rất xấu

image.vtc.vn-upload-2022-10-11-_v32-10520582(1).jpg
Hệ thống quan trắc PAM Air ghi nhận điểm ô nhiễm cao nhất là mức 213 tại Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội).

Theo các chuyên gia, trong các năm gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội trở thành mối quan tâm đặc biệt của dư luận, khi Thủ đô thường được nêu tên trong các bảng xếp hạng về những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Các nhà khoa học cũng tìm ra quy luật ô nhiễm không khí theo mùa tại Hà Nội, cụ thể vào mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) thì mức độ ô nhiễm cao hơn nhiều so với mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9).

Theo đại diện Bộ TN&MT, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội là các phương tiện giao thông tăng chóng mặt, bên cạnh đó là các hoạt động xây dựng, hoạt động phát triển công nghiệp...

Máy bay Vietnam Airlines bị sét đánh thủng vỏ, 2 người bị thương

Một máy bay Vietnam Airlines vừa hạ cánh, đang đậu trên sân đỗ đã bị sét đánh trúng, tạo thành một lỗ thủng trên vỏ.

Vụ việc xảy ra vào lúc 19 giờ 58 phút tối 10/10 trong cơn mưa nặng hạt. Thời điểm này, 2 nam nhân viên thuộc đội dịch vụ sân đỗ Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) đang đứng dưới bụng chiếc máy bay A321 chờ phục vụ.

nld.mediacdn.vn-thumb_w-684-291774122806476800-2022-10-11-_30865409754987736535772147106350638520678690n-16654804834452096681561(2).jpg
Vết thủng trên vỏ máy bay do sét gây ra.

Xem thêm: Sét đánh thủng vỏ máy bay tại Tân Sơn Nhất, 2 người bị thương

Sau tiếng sét đánh, 2 nhân viên bị choáng, ngay sau đó 2 nhân viên được xe buýt Sasco đưa vào ga đến quốc nội, sau đó được xe cấp cứu đưa đến Bệnh viện 175 kiểm tra sức khỏe.

Tối cùng ngày, tình hình sức khỏe 2 nhân viên đã tốt hơn, nói chuyện được, tuy nhiên vẫn còn bị ói nên tiếp tục ở lại bệnh viện để theo dõi sức khỏe.

Tổng hợp