Cách chế biến mướp đắng để góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường

Kiều Vũ (T/H)| 03/10/2023 19:38

Mướp đắng (khổ qua) là loại thực phẩm có vị đắng. Người mắc tiểu đường type 2 nên tìm hiểu về cách chế biến mướp đắng, bổ sung vào chế độ ăn uống để góp phần giảm lượng đường.

Cách chế biến mướp đắng để góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường
Mướp đắng là loại thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên tìm hiểu để bổ sung vào chế độ ăn uống. Ảnh: Hải Yến

Góp phần giảm lượng đường trong máu

Mướp đắng có thể góp phần làm giảm lượng đường trong máu qua việc tăng quá trình chuyển hóa glucose. Loại thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2. Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, thì nên thận trọng về việc muốn sử dụng mướp đắng. Đặc biệt nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng mướp đắng để kiểm soát mức đường huyết của bản thân.

Hỗ trợ giảm cân

Mướp đắng cũng là loại thực phẩm có thể lựa chọn thêm vào thực đơn ăn kiêng. Vì mướp đắng chứa hàm lượng calo thấp, tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ cho quá trình giảm cân.

Chế biến mướp đắng

Mướp đắng có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như rau tự nhiên, một loại trà, nước ép hoặc chất bổ sung. Trong đó, nước ép mướp đắng có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường được chế biến bằng cách: Bỏ hạt, rửa sạch, cắt lát mỏng, ngâm nước muối 15 phút, vớt ra, để ráo. Cho mướp đắng vào máy xay với 1 ít nước lọc, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã. Có thể cho thêm một chút mật ong, nước cốt chanh, bột nghệ để dễ uống.

Hạt mướp đắng có thể được thêm vào thức ăn dưới dạng bột hoặc dạng thuốc sắc. Nếu muốn bổ sung thêm mướp đắng vào chế độ ăn uống hàng ngày thì chỉ nên dùngụ không quá 2,5 lạng mướp đắng (khoảng hơn 2 quả) cho mỗi ngày.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Cách chế biến mướp đắng để góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO