Áp thấp nhiệt đới hình thành trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông, kết hợp với không khí lạnh nên từ 23-26/12, ở Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có đợt mưa lớn.
Tối 11/11, bão Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong khi cơn bão Toraji đang đạt cực đại khi quần thảo trên vùng bờ biển phía Tây đảo Lu Dông (Philippines).
Cơ quan khí tượng dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở khu vực phía Đông Philippines sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo cơ quan khí tượng, vài ngày tới, trên Biển Đông có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Các đơn vị đang theo dõi sát tình hình thời tiết trên Biển Đông để đưa ra dự báo chính xác nhất.
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu dự báo tháng 10-12, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm.
Sau khi đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tính đến 16h ngày 19/9, tại 305 xã ở 10 tỉnh, thành phố có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Rạng sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 trong năm. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6.
Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, cho biết quân đội đã huy động 268.806 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và hơn 4.000 phương tiện sẵn sàng ứng phó áp thấp nhiệt đới.
Đến sáng 18/9, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên Biển Đông có xu hướng di chuyển chậm. Từ 18/9 đến 20/9, Trung Trung Bộ sẽ mưa như trút nước với tổng lượng mưa 100-300mm, có nơi trên 500mm.
Áp thấp nhiệt đới đang giật cấp 9 trên Biển Đông, di chuyển nhanh với tốc độ 25km/h và sẽ mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, hướng về đất liền Quảng Bình-Đà Nẵng.