Thời sự 24 giờ: Sẽ yêu cầu định danh tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTube; Vì sao hoãn xử vụ Hoa hậu Thùy Tiên?

Tổng hợp| 09/05/2023 06:00

Thứ trưởng Bộ TTTT cho biết sắp tới Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Viễn thông sửa đổi, trong đó yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội: Youtube, Facebook, Tiktok phải định danh.

Chính phủ kiên quyết luân chuyển, xử lý cán bộ sợ sai

Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định các vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền.

Nội dung này một lần nữa được nhấn mạnh trong Nghị quyết 74 của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, vừa được Chính phủ ban hành.

Xem thêm: Thủ tướng: 'Kiên quyết khắc phục tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm'

hop-chinh-phu-thang-4-1683542868840_11zon.jpg

Xem thêm: Một bộ phận cán bộ làm việc đùn đẩy, sợ sai nên không dám làm

Chính phủ dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; tình trạng lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao, tăng trưởng thấp kéo dài, nguy cơ suy thoái kinh tế và rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng tại nhiều nước, đối tác lớn...

Xem thêm:Bệnh viện sợ sai, ngại đấu thầu, mua sắm thuốc, thiết bị y tế: Người bệnh gánh hậu quả

Cùng với đó là những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế, đã tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Xem thêm: Khan hiếm dự án nhà ở do cơ quan quản lý đùn đẩy trách nhiệm

Chính phủ nhấn mạnh phải kiên quyết khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc.

"Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định các vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền; thực hiện việc luân chuyển, xử lý cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ", nghị quyết của Chính phủ nêu rõ.

Công an tỉnh Hòa Bình phong tỏa tài sản của Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh

Liên quan đến vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình, Công an tỉnh đã kê biên, phong tỏa nhiều tài sản của ông Nguyễn Đồng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình cùng các bị can khác để phục vụ quá trình điều tra. Ông Đồng (bị bắt tháng 3, khi đang là Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) được xác định là người phải chịu trách nhiệm chính.

Xem thêm: Đề nghị truy tố cựu Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Hoà Bình cùng 7 đồng phạm

o-nguyen-dong-crop-1678717302553_11zon.jpg

Xem thêmChiêu nâng giá thiết bị tại dự án của Tỉnh ủy Hòa Bình

Ông Nguyễn Đồng, trên cương vị là Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình đã đồng ý cho một công ty thân quen với Đỗ Hữu Tiệp, cựu Trưởng phòng Quản trị thực hiện dự án Xây dựng hệ thống Hội nghị trực tuyến của Tỉnh ủy Hòa Bình vào năm 2016, trước khi có quyết định chủ trương và nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư.

Nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình đã không làm, làm không đúng quy định của pháp luật và gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 6,2 tỷ đồng. Hành vi của ông Đồng gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Đảng, chính quyền và cần phải được xử lý nghiêm để răn đe và giáo dục.

Để phục vụ quá trình điều tra và đảm bảo việc khắc phục hậu quả, Công an tỉnh Hòa Bình đã kê biên và phong tỏa nhiều tài sản của ông Đồng tại xóm Đồng Chụa (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình).

Ngoài kê biên, phong tỏa tài sản của ông Đồng, cơ quan công an cũng phong tỏa khoản chứng khoán số 069C181008 của bị can Đỗ Hữu Tiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, trong đó bao gồm 250 chứng khoán mã ABC, 100 chứng khoán mã AMD, 1.500 chứng khoán mã FLC, 100 chứng khoán mã HAI, 2.800 chứng khoán mã LPB, 500 chứng khoán mã NT2 và 200 chứng khoán mã POW.

Hoãn phiên toà vụ Hoa hậu Thùy Tiên bị đòi 2,4 tỷ đồng

Chiều 8/5, TAND quận Gò Vấp mở phiên xét xử vụ án dân sự liên quan bà Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021) và bà Đặng Thùy Trang.

Xem thêm: Thu nhập khủng và những tranh cãi về chuyện mặc hở, nợ nần của Thuỳ Tiên

Về vụ tranh chấp hợp đồng cho vay tài sản, theo nội dung, ngày 3/11/2022, TAND quận Gò Vấp thụ lý vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng vay tiền giữa nguyên đơn là bà Đặng Thùy Trang và bị đơn là bà Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Xem thêm: Hoa hậu Thùy Tiên phản hồi vụ "mặc trang phục nước ngoài trên sông Nho Quế"

nguyen-thuc-thuy-tien-dang-thuy-tram-11041921_11zon.jpg

Tuy nhiên, bà Trang và hoa hậu Thùy Tiên đều vắng mặt và có văn bản ủy quyền cho các luật sư tham gia tố tụng.

Xem thêm: Bà Thuỳ Trang lên tiếng về kiến nghị xử phạt hành chính của hoa hậu Thùy Tiên

Trong phần làm thủ tục, HĐXX công bố quyết định nhập 2 vụ án vào làm một. Trước quyết định này, đại diện của bà Đặng Thùy Trang không đồng ý và cho rằng việc nhập vụ án vào là không đúng tố tụng, bởi 2 vụ án là 2 mối quan hệ khác nhau.

Bên cạnh đó, người đại diện cho hoa hậu Thùy Tiên - luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo cũng đề nghị tách 2 vụ án ra xét xử độc lập.

Xem thêm: Đặng Thùy Trang: 'Thùy Tiên đã nhận 1,5 tỷ đồng tiền mặt từ tôi'

Trước yêu cầu của luật sư Thảo, chủ tọa thông báo, phía Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã đề nghị nhập 2 vụ án làm một, tòa không thể nào mà theo đề nghị lúc nhập lúc tách được.

Xem thêm: Đặng Thùy Trang: 'Sẽ khiến Thùy Tiên phải công khai xin lỗi'

Sau khi hội ý, HĐXX thông báo, đối với đề nghị tách vụ án của 2 bên đương sự, tòa đề nghị cả hai làm yêu cầu bằng văn bản tới tòa và quyết định tạm dừng phiên tòa để thực hiện các biện pháp tố tụng, thời gian mở lại sẽ thông báo sau.

Xem thêm: Thùy Tiên: 'Buồn vì kết thúc nhiệm kỳ hoa hậu trong ồn ào'

Theo đơn khởi kiện, bà Trang đề nghị TAND quận Gò Vấp xem xét, quyết định buộc bà Tiên phải trả cho mình tổng số tiền là hơn 2,4 tỷ đồng. Đồng thời, buộc bà Tiên phải xin lỗi, cải chính công khai trên ba trang báo do bà Trang lựa chọn.

Sẽ yêu cầu định danh tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTube ?

Ngày 8/5, phát biểu tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an đã có cơ chế phối hợp trong việc xác thực các tài khoản trên mạng.

Xem thêm: Vì sao chúng ta không hạnh phúc dù lương cao và cuộc sống tốt?

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-5-8-_thu-truong-lam-1088_11zon.jpg

Xem thêm: Nhiều người trẻ bị trầm cảm vì những chỉ trích trên mạng xã hội

Khi cơ quan điều tra ở địa phương làm văn bản đề nghị xác thực các tài khoản trên mạng có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ có cơ chế phối hợp với Cục An toàn thông tin, Trung tâm Internet Việt Nam, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử xem chủ tài khoản đó là ai.

Xem thêm: Hộp đen’ kiểm duyệt của TikTok

Trong đó có trường hợp xác định được, có trường hợp còn gặp khó khăn do một số đối tượng phạm tội sử dụng tin nhắn bằng ứng dụng OTT xuyên biên giới.

Thứ trưởng Bộ TTTT cho biết, thời gian tới vấn đề trên sẽ được giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý cụ thể khi Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Viễn thông sửa đổi.

Xem thêm: Kinh doanh bằng mạng xã hội, cuộc chơi không dễ dàng

Trong dự thảo, luật quy định sẽ quản lý các ứng dụng OTT nước ngoài như là các nền tảng trong nước.

Cụ thể, yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức phải thực hiện việc định danh. Việc này áp dụng cho cả mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok…

"Với các tài khoản mạng xã hội không định danh sẽ bị đấu tranh, ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau", ông Nguyễn Thanh Lâm nêu rõ.

Xem thêm: Phụ nữ dễ trở thành nạn nhân buôn bán người vì thích sử dụng mạng xã hội

Lãnh đạo Bộ TTTT Khẳng định hoàn toàn thực hiện được việc ngăn chặn, xóa bỏ các tài khoản mạng xã hội vi phạm cho dù là của ứng dụng nước ngoài.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Sẽ yêu cầu định danh tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTube; Vì sao hoãn xử vụ Hoa hậu Thùy Tiên?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO