Hợp long nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2
Ngày 14/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ hợp long nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 - cây cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang - Vĩnh Long, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài 6,61km. Điểm đầu dự án nối dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; điểm cuối kết nối cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Trong đó, cầu chính dài khoảng 1,9km, thiết kế 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h. Cầu Mỹ Thuận 2 có tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng. Đây là công trình được thực hiện từ nguồn vốn, thiết kế, thi công và giám sát hoàn toàn của Việt Nam.
Dự án khởi công tháng 2/2020, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Cầu Mỹ Thuận 2 kết nối tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, rút ngắn thời gian đi lại giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây. Sự kiện hợp long nhịp chính vượt kế hoạch 1 tháng.
Ông Lê Quốc Dũng – phó GĐ phụ trách Ban quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) cho biết thêm thời gian còn lại, các nhà thầu sẽ tập trung hoàn thiện các hạng mục như lắp lan can, thảm mặt cầu, lắp hệ thống an toàn giao thông, tập trung hoàn thành dự án vào cuối năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT.
Lũ lịch sử có lặp lại ở miền Trung?
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), nhận định đợt mưa lớn đang xảy ra ở miền Trung rất nguy hiểm, thể hiện qua mức độ rủi ro thiên tai được cảnh báo lên đến cấp 4 - cấp cao nhất - đối với khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Xem thêm: Người dân Đà Nẵng bật khóc khi nước cùng đất đá ập thẳng vào nhà
"Các hình thái gây ra mưa lớn ở Trung Bộ đợt này tương tự với đợt mưa lũ lịch sử diễn ra các ngày 1-6/11/1999, nhưng cường độ của năm 1999 mạnh hơn. Do đó, khả năng cao đợt mưa đã, đang và sẽ xảy ra ở miền Trung không khốc liệt, gay gắt bằng giai đoạn mưa lũ lịch sử 24 năm trước", ông Hưởng đánh giá.
Xem thêm: Đà Nẵng sơ tán 5.000 người dân ra khỏi vùng rốn lũ trong đêm
Xem thêm: Bên trong nơi ngập sâu nhất Đà Nẵng
Đợt mưa lũ ở miền Trung bắt đầu từ đêm 10/10 nhưng lượng mưa phân bố không đều, ban đầu tập trung ở khu vực Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi lan rộng ra những khu vực khác.
Hiện trọng tâm mưa lớn tập trung ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam với lượng mưa phổ biến 400-800mm. Cục bộ có điểm mưa đến 1.000mm chỉ trong vài ngày qua.
Xem thêm: Sạt lở uy hiếp nhà dân, huy động 200 người gia cố bờ sông
Ngày 16-17/10, tác động của vùng áp thấp khiến mưa dịch chuyển sâu hơn vào bên trong đất liền, vùng núi phía bắc của các tỉnh miền Trung, thậm chí có thể mở rộng tiếp lên khu vực Bắc Bộ.
Xem thêm: Những đôi chân trần xuyên đêm lội nước lũ
Với diễn biến trên, chuyên gia dự báo tình trạng ngập lụt diện rộng tiếp diễn ở nhiều địa phương. Ngoài ra, quá trình mưa lớn lấn sâu sẽ gây ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi khu vực Trung Bộ.
Sau ngày 17/10, mưa lớn ở miền Trung còn kéo dài và diễn biến phức tạp.
Chính phủ ứng hơn 30 tỷ đồng cho các hội văn học nghệ thuật chi tiền thưởng
Chính phủ quyết định tạm ứng trước hơn 30,8 tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước tạm thời nhàn rỗi để bổ sung kinh phí cho các hội văn học nghệ thuật kịp thời chi trả tiền thưởng cho các tác giả được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Chính phủ giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất liên quan việc chi trả kinh phí giải thưởng.
Xem thêm: Nhà văn chua xót vì chưa nhận được tiền Giải thưởng Nhà nước: Vì sao?
Xem thêm: 12 công trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ
Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm toàn diện về danh sách các tác giả, đồng tác giả được nhận giải thưởng và dự toán kinh phí chi trả. Các hội văn học nghệ thuật chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí được bổ sung để chi trả tiền thưởng cho các tác giả, đồng tác giả theo đúng quy định.
Xem thêm: Đất nước đang rất cần sự dấn thân và lòng dũng cảm của văn nghệ sĩ
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 trao tặng 128 tác giả, đồng tác giả, trong đó 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Bất động sản đang có tín hiệu sáng sủa
Theo bà Phạm Thị Miền - Phó ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn Xúc tiến đầu tư Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, thanh khoản trên thị trường bất động sản đang dần được cải thiện, đặc biệt so với giai đoạn khó khăn cuối năm trước và những tháng đầu năm nay. Thị trường bắt đầu ghi nhận nhiều điểm sáng hơn.
Xem thêm: Sao thị trường bất động sản khó khăn mà giá căn hộ không giảm?
Xem thêm: Cuối năm có nên ‘xuống tiền’ đầu tư bất động sản?
Bà Miền cho biết lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng dần theo thời gian với nhiều hơn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người dân được đưa vào thị trường. Theo đó, quý II năm nay, thị trường ghi nhận 3.700 giao dịch, tăng 37% so với mức 2.700 ở quý I trước đó.
Đến quý III vừa qua, thị trường đã ghi nhận gần 6.000 giao dịch, gấp 1,5 lần quý 2 và hơn 2 lần so với quý I cùng năm. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng, lượng giao dịch mới chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước và bằng khoảng 20% so với giai đoạn "sốt đất".
Những lý do được điểm ra cho số liệu trên là: thị trường thiếu vắng nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá bình dân, do giá nhà tăng liên tục và chưa có tín hiệu dừng lại.
Xem thêm: Tốc độ tăng thu nhập không bắt kịp tốc độ tăng giá nhà
Sự phục hồi của nền kinh tế cùng với những dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế chắc chắn sẽ kéo theo nhu cầu bất động sản tăng cao ở tất cả các phân khúc, từ căn hộ đến văn phòng cho thuê, nhà xưởng, bất động sản bán lẻ…
Kết quả khảo sát gần đây của hội trên với các hội viên là những nhà môi giới bất động sản đang hoạt động cho thấy, có tới 60% số người được hỏi cho biết khách hàng của họ, là các nhà đầu tư đã tham gia thị trường bất động sản trước đó, sẽ đầu tư bất động sản nếu lãi suất tiếp tục giảm.