Thời sự 24 giờ: Bộ GD-ĐT nói gì về vụ cô Lê Thị Dung nhận 5 năm tù vì gây thiệt hại 45 triệu đồng?

Tổng hợp| 03/05/2023 06:00
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Trước việc TAND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) tuyên phạt bà Lê Thị Dung, nguyên GĐ TT GDTX 5 năm tù vì gây thiệt hại 45 triệu đồng, đại diện Bộ GD-ĐT bày tỏ mong muốn các cơ quan pháp luật của tỉnh Nghệ An xem xét vụ án một cách toàn diện, bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, không để xảy ra oan, sai.

Bộ GD-ĐT lên tiếng vụ nữ giám đốc nhận 5 năm tù vì gây thiệt hại 45 triệu đồng

Liên quan viêc TAND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã mở phiên tòa xét xử bà Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên (GDNN- GDTX) huyện Hưng Nguyên 5 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 45 triệu đồng, đại diện Bộ GD-ĐT đã có tiếng nói chính thức.

Xem thêm: Vì sao ông Hàn Đức Long chưa đòi được bồi thường oan sai?

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-5-1-_hinh-anh-minh-hoa-1301(1).jpeg
Công an huyện Hưng Nguyên đọc lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam với bà Lê Thị Dung.

Ông Vũ Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho hay: "Lãnh đạo Bộ GD-ĐT tạo rất quan tâm tới vụ việc này và đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, bày tỏ mong muốn các cơ quan pháp luật của tỉnh xem xét vụ án một cách toàn diện, bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai; đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân nói chung, của nhà giáo nói riêng; đồng thời thể hiện tính nhân văn của hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa".

Xem thêm: Mỏi mòn chờ bồi thường oan sai sau 40 năm mang thân phận bị can

Bản án của bà Lê Thị Dung gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận trong những ngày qua. Theo hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, năm 1992, Trung tâm GDNN- GDTX huyện Hưng Nguyên được thành lập. Năm 2010, bà Lê Thị Dung được Huyện ủy Hưng Nguyên chuẩn y Bí thư chi bộ Trung tâm GDNN- GDTX và tháng 10/2012 được bổ nhiệm làm Giám đốc, nhiệm kỳ 2012 – 2017.

Sau khi được bổ nhiệm chức vụ giám đốc, bà Lê Thị Dung đã tiến hành họp, ban hành các quy chế chi tiêu nội bộ từ năm 2013 – 2017. Bà Dung quy đổi các nội dung bí thư chi bộ; hỗ trợ học cao học và tập huấn, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật, để thanh toán tiền thừa giờ (thanh toán lần 2) với số tiền hơn 44,7 triệu đồng.

Sau khi xem xét vai trò của từng các nhân trong vụ án tòa tuyên phạt bà Lê Thị Dung 5 năm tù giam, bà Nguyễn Thị Hương 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Một ngày CSGT tước 2166 bằng lái xe các loại

Theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an, ngày 2/5 lực lượng CSGTcả nước đã xử lý 9.703 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; phạt tiền hơn 20,87 tỉ đồng; tạm giữ 168 ô tô, 4.426 mô tô, 18 phương tiện khác; tước 2.166 bằng lái xe các loại.

xu-phat-giao-thong-nhieu-loi.jpg

Trong đó, có 3.428 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 2.082 trường hợp vi phạm về tốc độ, 148 trường hợp chở quá số người quy định, 78 trường hợp chở hàng quá tải trọng, 4 trường hợp vi phạm ma túy…

Cảnh sát giao thông thủy nội địa kiểm tra, phát hiện xử lý 111 trường hợp vi phạm, phạt tiền 168 triệu đồng. Cảnh sát giao thông đường sắt kiểm tra, phát hiện xử lý 10 trường hợp vi phạm, phạt tiền 5 triệu đồng.
Số liệu trên được Văn phòng Ủy ban ATGTquốc gia, sau 4 ngày của kỳ nghỉ lễ, cả nước đã xảy ra 105 vụ TNGT làm chết 50 người, bị thương 64 người. So với 4 ngày nghỉ lễ cùng kỳ năm 2022, tai nạn giao thông giảm 9 vụ, giảm 5 người chết và giảm 11 người bị thương.

Chính phủ giải trình việc đổi tên Thẻ căn cước công dân thành Thẻ căn cước

Trong báo cáo gửi Quốc hội tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với dự án Luật Căn cước, Chính phủ đã lý giải rõ việc lược bỏ, thay đổi một số thông tin trên thẻ căn cước. Lần này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay trên thẻ căn cước.

Xem thêm: Có bắt buộc mọi người dân phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip?

Bên cạnh đó, thông tin số thẻ căn cước sẽ được sửa đổi thành số định danh cá nhân; dòng chữ "căn cước công dân" được đổi thành "thẻ căn cước"; quê quán, nơi thường trú được sửa thành nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Xem thêm: Vì sao dữ liệu về hộ tịch và căn cước công dân chưa kết nối đồng bộ?

6-nguoivohinhlequocdungdilamcancuoccongdan-4441617968427975-1618133027411-1680749475519-1682998567453_11zon.jpg

Việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân, theo đánh giá của Chính phủ.

Xem thêm:  Tranh luận quanh đề xuất cấp Căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

Giải thích rõ hơn việc chỉnh lý thông tin "nơi thường trú" in trên thẻ căn cước công dân thành "nơi cư trú", Chính phủ cho rằng việc này để phù hợp với thực tiễn, vì nhiều người hiện nay chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú.

Việc cấp đổi thẻ căn cước khi có thay đổi thông tin về nơi cư trú được thực hiện theo nhu cầu của người dân, không phải bắt buộc.

Đến nay, Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp thẻ. Vì vậy Chính phủ cho rằng việc quy định hiệu lực thi hành của Luật này từ ngày 1/7/2024 và thời hạn hết giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động đến người dân.

Người dân có thể dùng tài khoản định danh điện tử làm thủ tục lên máy bay

Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử để làm thủ tục lên máy bay.

Theo hướng dẫn của Bộ Công an, để đảm bảo tính chính xác khi công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID, cơ quan này đã cập nhật tính năng kiểm tra thông tin, giấy tờ tích hợp trên ứng dụng khi thực hiện thủ tục hành chính.

Xem thêm: Bộ Công an nêu cách khắc phục vướng mắc khi đăng ký tài khoản định danh điện tử

z4199727693205e5d8f4c774572ae9103dbf9308e5eedd-edited-1681296403900_11zon.jpg

Người dùng có thể dùng VNeID thực hiện các dịch vụ công trực tuyến như: thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, khai báo tạm trú, tạm vắng...

Xem thêm: Tài khoản định danh điện tử và thẻ CCCD gắn chip khác nhau như thế nào?

Ứng dụng VNeID cũng có thể thay thế căn cước công dân gắn chíp và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng này như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế…

Như vậy, từ hôm nay, người dân đi máy bay có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID để làm thủ tục lên máy bay, thay cho căn cước công dân.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Thời sự 24 giờ: Bộ GD-ĐT nói gì về vụ cô Lê Thị Dung nhận 5 năm tù vì gây thiệt hại 45 triệu đồng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO