Đậu phộng cũng là thực phẩm có hàm lượng purine cao do đó, người bệnh axit uric cao nên ăn ít hoặc không nên ăn. Thường xuyên ăn đậu phộng có thể làm giảm sự bài tiết axit uric và làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ bị bệnh gút tấn công.
Đối với những bệnh nhân bị axit uric cao và bệnh gút không cấp tính, ăn tối đa khoảng 7 hạt đậu phộng mỗi ngày cũng có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu, chất béo trung tính...
Đậu phộng có chứa phốt pho, đối với những người mắc bệnh thận, chức năng thận đã suy giảm, khả năng chuyển hóa phốt pho bị hạn chế. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, khả năng đào thải axit uric kém và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, chất béo trong đậu phộng chủ yếu là axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, cải thiện lipid máu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.Vào năm 2021, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng đã xuất bản một bài báo nghiên cứu trong lĩnh vực này, bài báo cho thấy các axit béo không bão hòa, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có trong đậu phộng có thể làm tăng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, lipid máu và huyết áp. Điều này có vai trò ngăn ngừa bệnh tim mạch. Những người ăn 4-5 hạt đậu phộng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 13% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 20% so với những người không ăn đậu phộng.